TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÉT XỬ

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 90 - 98)

XÉT XỬ

Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong Hiến Pháp. Hoạt động tư pháp là lĩnh vực thực hiện quyền lực Nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, cho nên hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan xét xử nói riêng đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng cần được xác định rằng: Đảng không bao biện, làm thay, không can thiệp trực tiếp vào công việc chuyên môn mà là lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thông qua công tác tổ chức cán bộ, công tác

kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chuyên môn….Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng không làm mất đi tính độc lập, chủ động mà làm cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng với chủ trương, chính sách của Đảng.

Thực tế cho thấy, cơ quan, tổ chức, địa phương nào quán triệt được đầy đủ, sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng thì ở đó thực hiện có hiệu lực,hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách toàn diện qua việc: Đảng lãnh đạo về chiến lược, sách lược do quá trình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp về lâu dài cũng như trong từng giai đoạn cụ thể; trong việc lãnh đạo xây dựng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp; trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ tư pháp; trong việc kiểm tra, giám sát đối với lĩnh vực hoạt động tư pháp, trong kiểm tra chất lượng của đảng viên ở các cơ quan tư pháp…

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tư pháp được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc qua việc ngày 02/01/2002, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và triển khai thực hiện một cách toàn diện trong thực tiễn. Đây chính là linh hồn của công tác cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, đồng thời đó chính là mục tiêu là cơ sở của việc đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung, trong xét xử hình sự ở các Toà án nhân dân của tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Kết luận chương 3

Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trọng hoạt động đảm bảo quyền con người nói chung. Đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự chỉ có thể có hiệu lực, hiệu quả khi được đặt trong yêu cầu, đòi hỏi chung của xã hội và trên cơ sở, nền tảng của đảm bảo quyền con người nói chung. Đó là phải có một sự ổn định về chế độ chính trị, xã hội, một chế độ dân chủ rộng rãi, một nền kinh tế ổn định và không ngừng phát triển. Đồng thời, nó phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các toà án nhân dân ở tỉnh Hậu Giang cũng nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự là một lĩnh vực đặc biệt quan

trọng cần phải được quan tâm thực hiện vì nó gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

Cụ thể trong công tác xét xử hình sự đối với các Toà án nhân dân ở tỉnh Hậu Giang đã thực hiện được các mặt sau:

- Nhìn chung, trong xét xử đều đảm bảo thực hiện quyền con người, cụ thể quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan….

- Trong xét xử đảm bảo cho bị cáo thực hiện đầy đủ các quyền của theo quy định của Bộ luật tố tụng tình sự. Trong xét xử thực hiện quyền tranh tụng công khai giúp hội đồng xét xử đánh giá đúng các tình tiết của vụ án. Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm trong các phiên toà xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Hậu Giang, làm thế nào qua tranh luận tại phiên toà giúp hội đồng xét xử xác định đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Từ đó lãnh đạo Toà án tỉnh Hậu Giang luôn chỉ đạo tăng cường cho các đơn vị Toà án cấp huyện tổ chức các phiên toà mẫu theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị có hiệu quả.

- Qua năm năm thực hiện công tác xét xử án hình sự ở Hậu Giang cho thấy công tác xét xử án hình sự luôn đảm bảo, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp xét xử oan người vô tội, điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt trong công tác xét xử án hình sự về chuyên môn, nghiệp vụ của lãnh đạo Toà án tỉnh Hậu Giang đối với toà án cấp dưới. Bên cạnh, cũng góp phần giữ vững chính trị, an ninh trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với đơn vị hành chính mới chia tách như Hậu Giang.

- Bên cạnh, Toà án luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp như Viện Kiểm Sát, Công An và các ngành có liên quan để tạo sự phối hợp tốt nhất đảm bảo cho công tác xét xử, phối hợp kịp thời đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm, tăng cường xét xử lưu động.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện trong công tác này đối với Hậu Giang vẫn còn một số hạn chế nhất định, trong đó có những nguyên nhân sau:

- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án trong toàn Tỉnh hiện nay còn bất cập về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác. Trong đó sự nhận thức về pháp luật không đồng đều, có một số Thẩm phán cấp huyện trong xét xử hình sự không

đảm bảo cho đương sự thực hiện đầy đủ các quyền của mình, chưa thực hiện xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Toà án của một số huyện, Thị xã trong tỉnh còn chậm đổi mới, cải tiến về phương pháp, lề lối làm việc, triển khai chậm trong thực hiện công tác chuyên môn, chưa kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm sai sót của Thẩm phán trong xét xử, Thẩm phán chưa nhìn nhận đúng những nguyên nhân sai sót dẫn đến bị cấp phúc thẩm huỷ, sửa án lại tiếp tục vi phạm cho lần sau.

- Về cơ sở vật chất, Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang đang ở và làm việc tại 05 phòng tiền chế khu 406 khu hành chính của tỉnh tại thị xã vị thanh . Đối với Toà án nhân dân các huyện, thị xã chỉ có hai đơn vị cấp huyện được xây dựng kiên cố, còn lại đã xuống cấp cần phải xây dựng lại. Một số đơn vị còn sử dụng nhà ở tạm làm trụ sở làm việc, chưa được cấp đất xây dựng trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Nói chung, các huyện, thị xã trong tỉnh Hậu Giang đều nằm ở vùng nông thôn sâu, điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của ngành.

- Do đặc trưng là Tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, nên việc tiếp nhận thông tin, cập nhật các văn bản pháp luật, cũng như công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đi đến người dân còn rất chậm, sự nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, nên có phần ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, quyền con người trong xét xử nói riêng.

Để đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự, bên cạnh việc tăng cường các đảm bảo quyền con nói chung còn phải:

1- Trên cơ sở hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành, cần phải kịp thời sửa đổi và hoàn thiện về pháp luật tố tụng hình sự, để không những đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự trước công cuộc đổi mới đất nước. Trong đó, phải quy định đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan bổ trợ tư pháp như tổ chức giám định, tổ chức luật sư, quyền và nghĩa vụ của

những người tiến hành tố tụng hình sự; quyền và nghĩa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

2- Bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải được kiện toàn, tinh gọn, các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời họ phải không ngừng rèn luyện, nâng cao về phẩm chất chính trị, trao dồi về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để không ngừng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của mình.

3- Phải thiết lập một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp, nhất là đối với các cơ quan thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử trong hoạt động giải quyết án hình sự tại mỗi địa phương. Cơ chế phối hợp này cần phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.

4- Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực hoạt động xét xử án hình sự. Trong đó phải huy động công tác kiểm tra, phòng ngừa tội phạm, phát huy được sự tham gia đông đảo của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân. Nhất là phát huy vai trò phòng ngừa và tố giác tội phạm trong nhân dân.

5- Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử hình sự luôn gắn liền với trụ sở làm việc, với cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc….của cơ quan xét xử, thái độ của cán bộ làm công tác tư pháp, công tác xét xử. Vì vậy, cần phải tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác xét xử để góp phần đảm bảo hoạt động xét xử hình sự có hiệu lực, hiệu quả cao, tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự là một bộ phận không thể tách rời quyền con người ở nước ta nói chung. Cho nên, tăng cường đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử hình sự nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đồng thời đó còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, vấn đề đảm bảo quyền con người nói chung và đảm bảo quyền con người trong xét xử án hình sự luôn được các quốc gia coi trọng trong quá trình xây dựng,củng cố và phát triển đất nước. Nhất là đối với nước ta đang tiến tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở đó, nó đã trở thành tiêu chí để đánh giá về sự công bằng, dân chủ, bình đẳng của một chế độ xã hội.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có khái niệm về đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp, quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy vậy đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp và cụ thể là trong hoạt động xét xử hình sự có thể được hiểu là đảm bảo các điều kiện, yếu tố liên quan đến việc thực hiện các quyền con người trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật. Còn trong xét xử hình sự ở các Toà án vấn đề đảm bảo quyền con người là đảm bảo cho quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án được thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thông qua những người tiến hành tố tụng. Đây là hình thức đảm bảo cho quyền con người bằng quyền lực Nhà nước một cách công khai,dân chủ, bình đẳng và khách quan nhất, nên có hiệu lực và hiệu quả cao nhất.

Đối với các Toà án nhân dân ở Tỉnh Hậu Giang, trong xét xử hình sự nhìn chung đã đảm bảo tốt trong việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, trong đó đảm bảo thực hiện các quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Làm được điều đó, trong thực tế cũng cần phải có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nhằm đảm bảo thực thực hiện tốt đối với công tác này.

Do phải chia tách từ tỉnh Cần Thơ nên cơ sở vật chất của Toà án tỉnh Hậu Giang còn nghèo nàn, Toà án tỉnh cũng như một số Toà án cấp huyện phải ở trong những căn nhà tạm hoặc phải thuê mướn trụ sở để làm việc. Một thời gian dài (trên 4 năm) Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang phải xử nhờ tại phòng xét xử của Toà án huyện và Toà án nhân dân thị xã Vị Thanh, rất bị đọng trong công tác xét xử.

Đội ngũ cán bộ (Thẩm phán, Thư ký) thiếu về số lượng, kinh nghiệm xét xử. Toà án tỉnh chỉ có 4 thẩm phán (kể cả Chánh án, Phó Chánh án) có những lúc Toà án cấp

huyện chỉ có một thẩm phán. Hiện nay biên chế do Toà án nhân dân tối cao quy định Toà án tỉnh thiếu 5 thẩm phán, 4 thư ký, cấp huyện thiếu 15 thẩm phán, 7 thư ký.

Với sự phấn đấu vươn lên của hệ thống Toà án nhân dân trong tỉnh Hậu Giang, trong 5 năm đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nêu trên.

Qua năm năm thực hiện công tác xét xử án hình sự ở Hậu Giang cho thấy công tác xét xử án hình sự luôn đảm bảo, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp xét xử oan người vô tội, điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt trong công tác xét xử án hình sự về chuyên môn, nghiệp vụ của lãnh đạo Toà án tỉnh Hậu Giang đối với toà án cấp dưới. Bên cạnh, cũng góp phần giữ vững chính trị, an ninh trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với đơn vị hành chính mới chia tách như Hậu Giang.

Nhằm tăng cường các đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp, trong đó hoạt động xét xử hình sự làm nòng cốt và hệ thống các toà án nhân dân ở tỉnh Hậu Giang cần phải : Phải kịp thời sửa đổi, bổ sung và không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người trong mọi lĩnh vực, kể cả hệ thống văn bản pháp luật hình sự. Hoạt động xét xử là một hoạt động khoa học, nó thể hiện qua việc hiểu và áp dụng pháp luật trong xét xử của người Thẩm phán. Do đó, Hậu Giang luôn quan tâm đến chất lượng xét xử, không để xảy ra tình trạng xét xử oan sai.

Đội ngũ cán bộ công chức của các Toà án ở tỉnh Hậu Giang mặc dù hiện đang thiếu về số lượng nhưng hướng tới phải được tăng cường về số lượng, thông qua công tác tuyển chọn, bồi dưỡng,đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp tục đẩy mạnh công tác đạo tạo cán bộ nguồn. Đồng thời tạo điều kiện,chính sách riêng ưu đãi đối với cán bộ ngành để tăng cường sự thu hút cán bộ.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử phải luôn đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện nay. Cho đến nay, Hậu Giang đã và đang tiến hành xây dựng

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)