Để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, theo tinh thần của chương trình cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước xác định, tất cả các văn bản pháp luật về lĩnh vực HĐTP nói chung và lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân nói riêng đều đã được sửa đổi, bổ sung.
Theo quy định của Luật tổ chức TAND 2002, đã có những thay đổi bổ sung so với luật trước, như: trong cơ cấu, tổ chức của TAND tối cao không còn Uỷ ban thẩm phán. Thẩm phán TAND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, còn thẩm phán các Toà án địa phương do Chánh Án TAND tối cao bổ nhiệm thay cho Chủ tịch nước. Việc quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức do TAND tối cao đảm nhiệm thay cho Bộ Tư pháp.
Để đáp ứng với yêu cầu xét xử của TAND các cấp, đội ngũ Thẩm phán không ngừng được kiện toàn, bổ sung về số lượng nâng cao về chất lượng. Đối với thẩm phán TAND tối cao, “tính đến tháng 3 năm 2008, 116/120 Toà án nhân dân các huyện, cấp tỉnh có 998/1118 Thẩm phán, Toà án nhân dân cấp huyện có 3250/3690 Thẩm phán”.
Tuy vậy so với yêu cầu hiện nay, số lượng thẩm phán Toà án các cấp vẫn chưa đủ. Toà án nhân dân tối cao đã có hướng chỉ đạo cho một số toà án địa phương xây dựng Toà án sơ thẩm khu vực và tổ chức Toà án theo mô hình mới.
Còn đối với các Toà án nhân dân ở tỉnh Hậu Giang thực tế số lượng Thẩm phán, thư ký được phân bổ và hiện có như sau:
* Toà án cấp tỉnh: Biên chế giao 39, trong đó thẩm phán giao 11, thư ký 8. Nhưng hiện Thẩm phán chỉ có 6, thư ký 8. So với biên chế được giao thì Toà án tỉnh còn thiếu 15 người.
* Toà án nhân cấp huyện: Biên chế giao 81, trong đó Thẩm phán 36, thư ký 38.
Nhưng hiện có 59, trong đó Thẩm phán 21, thư ký 31. So với biên chế được giao thì thiếu 22 người, trong đó thiếu 15 Thẩm phán và 7 thư ký.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức ngành Toà án tỉnh Hậu Giang được thể hiện:
Nhìn chung trình độ chuyên môn của thẩm phán và cán bộ Toà án ngày càng được nâng lên, số thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh và huyện đã được tái bổ nhiệm, số thẩm phán mới được bổ nhiệm đều có trình độ cử nhân luật và được đào tạo về nghiệp vụ xét xử.
Mặc dù đã cố gắng như vậy, nhưng số lượng thẩm phán vẫn chưa đủ, còn thiếu theo nhu cầu hiện tại.
Để hoạt động xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật theo yêu cầu hiện nay, các nguyên tắc cơ bản trong Luật tổ chức Toà án nhân dân cần được đảm bảo tổ chức thực hiện một cách thống nhất. Trong đó có các nguyên tắc:
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Để đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử, không bị chi phối, can thiệp từ bên ngoài, nguyên tắc “Khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” phải được tôn trọng tổ chức và hoạt động. Đồng thời đó là cơ sở để “Hội thẩm nhân dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Trong xét xử, để đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, để đảm bảo quyền được bảo vệ trước toà, “Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội”. “Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ, quyền vì lợi ích hợp pháp của đương sự”. Để đảm bảo quyền tự do dân chủ của các đồng bào thuộc dân tộc ít người trong tố tụng, “Tòa án đảm bảo cho những người tham gai tố tụng dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án”.
Tuy vậy, thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, luật tổ chức Tòa án đã và đang bộc lộ những hạn chế, những bất cập nhất định trên tất cả các khâu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động nên đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử. Trong đo có những vấn đề cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn như:
Chất lượng xét xử của Toà án phụ thuộc một phần quan trọng vào chất lượng của người thẩm phán. Do vậy, việc quy định tiêu chuẩn đối với thẩm phán là một trong những cơ sở quan trọng để quyết định chất lượng của hoạt động xét xử. Khi đánh giá về yêu cầu đối với người thẩm phán Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền….Các bạn là người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao gương “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Khi đề cập về trình độ nhận thức đối với người thẩm phán, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ: “Công tác Toà án là một công tác khó, vì vậy phải có những cán bộ tương đối toàn diện, hiểu biết và chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, hiểu biết chính trị, hiểu biết xã hội, hiểu cả nhân tình thế thái”.
Vấn đề nâng cao vai trò của người Thẩm phán trong hoạt động xét xử là một trong những vấn đề trọng tâm bởi một lẽ đương nhiên: “ Một thẩm phán giỏi có thể biến một điều luật tồi trở thành điều luật tốt, và ngược lại, một Thẩm phán kém có thể biến một điều luật tốt trở thành điều luật chẳng ra gì”. Sứ mạng của Toà án được thể hiện ở chỗ nó là công cụ để bảo vệ công lý và sự công bằng xã hội. Vì vậy, việc hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, điều kiện cơ sở vật chất còn thấp kém chưa hẳn đã là điều nguy hiểm, mà nguy hiểm là việc người dân không còn tin tưởng vào Toà án, vào chốn công đường, thậm chí thờ ơ với luật pháp. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, việc nâng cao vai trò của người Thẩm phán trong hoạt động xét xử cần được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao vai trò của người Thẩm phán trong hoạt động xét xử.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử. Thẩm phán giữ vai trò chính trong hoạt động xét xử tại Toà án, nhân danh Nhà nước công bố một phán quyết bằng bản án, một quyết định về việc công dân có tội hay vô tội và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, các quyết định hành chính, hành vi hành chính…..nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, thậm chí đến số phận và phẩm giá con người.
Đội ngũ Thẩm phán theo đánh giá chung hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo còn nhiều. Xuất phát từ nguyên tắc: “ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Độc lập của Toà án cũng được hiểu là Toà án ra các quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên tình tiết thực tế và theo pháp luật mà không chịu bất cứ sự hạn chế, sự ảnh hưởng không phù hợp, sự lôi cuốn, áp lực, đe doạ hoặc can thiệp sai trái nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bất kỳ ai hoặc vì bất cứ lý do gì.
Trên thực tế,muốn độc lập, người Thẩm phán phải nhận thức đúng đắn mục đích của phiên toà, không chỉ xem xét vào chứng cứ buộc tội mà bỏ qua đánh giá chứng cứ gỡ tội, không được phép đơn giản hoá công việc của mình, chỉ kiểm tra các tài liệu, chứng cứ thu thập trong giai đoạn điều tra.
Do hoàn cảnh lịch sử, ở nước ta chế độ thỉnh thị án và duyệt án đã từng tồn tại trong thời gian dài. Chế độ thỉnh thị án thể hiện lề lối làm việc phát sinh trong quan hệ giữa Toà án nhân dân cấp trên và Toà án nhân dân cấp dưới trong giai đoạn các Toà án chưa mạnh, đội ngũ Thẩm phán còn yếu kém về trình độ, pháp luật chưa hoàn thiện; còn chế độ duyệt án là lề lối làm việc phát sinh trong quan hệ giữa tập thể lãnh đạo của một Toà án đối với cá nhân người Thẩm phán được phân công xét xử vụ án cụ thể. Chế độ thỉnh thị án đã dẫn đến sự vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Căn bệnh “ án tại hồ sơ” “án bỏ túi” đã dẫn đến không ít trường hợp oan sai, có Thẩm phán cho rằng “ cứ bám sát hồ sơ cơ quan điều tra đã lập sẽ an toàn hơn là việc cải sửa, chẳng biết đâu đấy lại mang vạ vào thân”. Rõ ràng xử lý như vậy là trọng cung hơn là trọng cứ, thực tế khi bị cáo bị ép cung và quyền lực trong tay người làm án đã khép kín thì bị cáo khó mà gỡ tội.
Hiện nay, trên thực tế có vụ án nào gây bức bách, gây tranh luận tại phiên toà thì Hội đồng xét xử không chủ động phán quyết mà ngừng phiên toà để xin ý kiến lãnh đạo của Toà án, sau đó mới tuyên án. Như vậy, còn đâu là sự độc lập của Thẩm phán về một vụ án?
Do vậy, một thực tế cần nhận thấy là hiện nay, khi xét xử Thẩm phán chịu rất nhiều áp luật từ nhiều phía. Để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc độc lập khi xét xử là một vấn đề khó, đòi hỏi Thẩm phán bên cạnh phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có óc phán đoán phải có bản lĩnh và luôn trao dồi đạo đức nghề nghiệp.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực xét xử: Khi các quan hệ kinh tế, dân sự, lao động… ngày càng đa dạng, phức tạp,nhất là những quan hệ có liên quan đến
yếu tố nước ngoài, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ đó đòi hỏi Thẩm phán phải có trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cao. Cần phải nhìn nhận một thực tế tình trạng xét xử oan, sai, án bị cấp trên huỷ sửa nhiều, lý do quan trọng nhất vẫn là do trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn nhiều hạn chế, nhiều Thẩm phán do không được bồi dưỡng thường xuyên dẫn đến pháp luật của Nhà nước đã có sự thay đổi, nhưng không nắm bắt được, nên dẫn đến việc xét xử không đúng pháp luật.
Về đạo đức: Đây là phẩm chất,là đòi hỏi đối với mọi công dân, mọi ngành nghề nói chung, nhưng hơn lúc nào, hơn ở đâu người ta lại cần đạo đức như ở Toà án, ở người Thẩm phán, vì chính nơi đây công lý được thực hiện, hoạt động xét xử của Toà án là bằng chứng sống thể hiện rõ ràng nhất tinh thần của pháp luật. Yếu tố đạo đức ở đây không đơn thuần là phẩm chất đạo đức bản thân của người Thẩm phán, mà còn là vận dụng các phạm trù đạo đức trong việc giải quyết các vụ việc trên cơ sở pháp luật. Đối với người Thẩm phán đó là sự đấu tranh tâm lý, thậm chí có khi rất quyết liệt để lựa chọn và đưa ra những phán quyết vừa “ hợp tình vừa hợp lý”. Hiện nay, nhân dân vẫn còn phàn nàn, nghi ngại về phẩm chất đạo đức của một số Thẩm phán khi để xảy ra quá nhiều những vụ án oan, sai, không những thế, nhiều Thẩm phán vì động cơ cá nhân, vụ lợi mà coi thường pháp luật đây là vấn đề gây nhức nhối nhất và cũng là vấn đề cần phải đặt sự quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Trong công cuộc đẩy mạnh học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, các cán bộ ngành tư pháp nói chung, mỗi Thẩm phán nói riêng cần phải nhớ lời Bác dạy,nêu cao cái gương “ Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” và vận dụng gương phụng công, chí công vô tư vào công việc thủ pháp của mình sao cho đúng và dung hoà được lý và tình trong hoạt động tư pháp.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán đương nhiệm:
Điều kiện cần cho một Thẩm phán là phải có bằng đại học Luật. Trước mắt, cần phải thống kê, phân loại trình độ Thẩm phán để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo. Bởi vì Thẩm phán cần phải thường xuyên nắm bắt những văn bản pháp luật mới để vận dụng đúng, chính xác.
Một văn bản pháp luật Toà án nhân dân tối cao phát hành mà mỗi Thẩm phán phải xem là cẩm nang thường xuyên nghiên cứu và vận dụng đó là, “ Sổ tay Thẩm phán”.
Hiện nay, trước tình hình chung của ngành Toà án thì lực lượng Thẩm phán còn thiếu rất nhiều ở Toà án các cấp, và ngành Toà án Tỉnh Hậu Giang cũng không ngoại lệ, với đặc thù là đơn vị mới chia tách tỉnh, số lượng Thẩm phán phân bổ cho các huyện và Tỉnh mới chuyển đến nay vẫn chưa đủ về số lượng. Cần phải mất nhiều năm nữa thì mới được bổ nhiệm đủ. Do vậy, bên cạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các Thẩm phán đương nhiệm, lãnh đạo Toà án tỉnh Hậu Giang còn phải quan tâm và tiếp tục đưa đi đào tạo đội ngũ các bộ tạo nguồn Thẩm phán. Trong thời gian tới, sẽ tiến hành bổ nhiệm cho các Thẩm phán đã có đủ điều kiện, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành và tạo nguồn Thẩm phán cho Toà án cấp trên.
Nhưng xét thấy hiện nay, chỉ có một Học Viện Tư pháp trung tâm ở Hà nội còn cơ sở phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thì trụ sở thuê mướn, cơ sở vật chất chưa đủ đảm bảo, cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm,chủ yếu là thuê các Thẩm phán giảng dạy về kinh nghiệm, không có kỹ năng sư phạm khi giảng dạy,nên chất lượng và số lượng cho đào tạo còn hạn chế. Do vậy,cần mở rộng công tác đạo tạo, hướng tới trường đạo tạo Thẩm phán do Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý, có như thế mới đảm bảo về chất lượng và sự thống nhất về quan điểm từ khi đào tạo cho đến khi trở thành Thẩm phán xét xử thật sự.
Về đạo đức nghề nghiệp:
Là một người Thẩm phán, điều quan trọng là phải công minh, công bằng, chính trực, nhưng vẫn phải xét rằng dù là tội phạm thì trước tiên họ vẫn là con người, có số phận và có những phút lẫm lỡ. Mục đích xét xử đó là mục đích răn đe nhưng cũng là để cho họ một con đường hoàn lương để cho họ có thể cải tạo và làm lại cuộc đời, chính sự nhân đạo và nghiêm minh đã cứu vớt nhiều số phận con người và cao hơn là cứu rỗi cả xã hội. Luật pháp chỉ quy định khả năng, còn lại một khoản tuỳ nghi áp dụng nó như thế nào
lại phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của người Thẩm phán. Người Thẩm phán cần phải biết phối hợp các ưu thế của pháp luật và đạo đức đến mức thành nghệ thuật xét xử. Để làm được điều này, người cán bộ tư pháp “ không thể hạn chế hoạt động của mình trong khung Toà án” mà cần phải gần dân, hiểu dân, giúp dân đề giúp mình thêm liêm