Thực trạng các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 42 - 49)

trong tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là trình tự thủ tục phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Cho nên, HĐTP trong tố tụng hình sự được hiểu là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan các nhân liên quan trong việc khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án đối với các vụ án hình sự.

Trong mỗi giai đoạn của trình tự này, người thực hiện tội phạm ở trong các gia đoạn khác nhau sẽ có “thân phận pháp lý” khác nhau theo quy định của pháp luật. Họ có thể là người bị tạm giữ trước khi được một cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố bị can theo quy định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự, trở thành bị can theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự, trở thành bị cáo theo quy định tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự và trở thành người bị kết án (người phạm tội) khi đã bị một bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 71 Hiến pháp 1992). Vì thế, tương ứng với mỗi giai đoạn tố tụng, thân phận pháp lý của họ được hiểu khác nhau.

- Đối với người bị tạm giữ trong TTHS, theo trình tự thông thường một người bị tạm giữ khi họ đã bị khởi tố bị can hoặc khi họ đã trở thành bị cáo theo lệnh bắt của Toà án, lệnh bắt hoặc phê chuẩn của VKS. Nhưng ngoài các trường hợp trên, trước khi khởi tố bị can, một người cũng có thể bị bắt, bị giam giữ theo thủ tục TTHS. “Họ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ

- Đối với bị can, theo quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS, bị can là người bị khởi tố về hình sự. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời ngăn ngừa sự vi phạm từ phía những người tiến hành tố tụng, bị can có các quyền: Được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; được trình bày lời khai, được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS.

- Đối với bị cáo, theo quy định tại Điều 50 Bộ luật TTHS, họ là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. Cho nên một người trở thành bị cáo kể từ khi họ nhận được

quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi họ bị một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- Đối với người bị kết án, là người đã bị một bản án của Toà án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, ranh giới của bị cáo và người bị kết án có thể hiểu là thời điểm trước và sau khi bản án kết tội họ đã có hiệu lực pháp luật.

Khi một người bị tạm giữ cho đến trước khi bị Toà án kết án tuyên bố là người phạm tội, họ là người bị tình nghi là đã thực hiện một tội phạm, nên tuỳ theo “thân phận pháp lý” của mình trong từng giai đoạn tố tụng, họ có thể bị hạn chế các quyền công dân nhất định trên các lĩnh vực về đời sống chính trị, dân sự, xã hội như: Bị tạm giữ (quy định tại Điều 86 Bộ luật TTHS), bị tạm giam (quy định tại Điều 88 Bộ luật TTHS), bị cấm đi khỏi nơi cư trú (quy định tại Điều 91 Bộ luật TTHS), bị hỏi cung (quy định tại Điều 131 Bộ luật TTHS), bị khám người (quy định tại Điều 142 Bộ luật TTHS), bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc (quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS) v.v…Vì vậy, để bảo đảm các QCN- quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không bị pháp luật hạn chế, đồng thời để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật từ phía những người tiến hành tố tụng, họ phải được các quyền và được đảm bảo thực hiện các quyền đó của mình. Bao gồm các quyền quan trọng như:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Theo qui định của Điều 71 Hiến pháp 1992 sửa đổi, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Đây là những quyền cơ bản nhất của con người nó gắn liền với bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Vì thế, trong TTHS việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với một người phải đúng quy định của Bộ luật TTHS, nghiêm cấm việc truy cung, nhục hình đối với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Nội dung này được quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người phải theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

Quyền được nhận quyết định khởi tố bị can, được quy định tại Điều 49 và Điều 126 Bộ luật TTHS.

Quyết định khởi tố, là căn cứ pháp lý do cơ quan tiến hành TTHS áp dụng đối với một người bị tình nghi là đã thực hiện một tội phạm. Quyết định này chỉ rõ: Thời gian khởi tố, họ tên, chức vụ khởi tố, họ đã bị khởi tố về tội gì, thời gian, địa điểm phạm tội, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự…Đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các trình tự tố tụng tiếp theo do luật định, đồng thời là cơ sở để bị can, thực hiện các quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng quyết định trên là không phù hợp đối với hành vi, thân phận pháp lý của họ..Cho nên, bị can phải có quyền được nhận quyết định này.

Quyền được đưa ra chứng cứ và yêu cầu: Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật TTHS, để chứng minh một người có thực hiện tội phạm hay không, phạm tội gì, tính chất, mức độ phạm tội đến đâu v.v…, đó là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mà hoàn toàn không thuộc về nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhưng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh là vô tội hoặc hành vi của mình không đúng như sự việc đã phản ánh. Đồng thời được yêu cầu về những vấn đề nhằm đảm bảo các quyền công dân của mình không trái với pháp luật. Việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu của bị can, bị cáo được đảm bảo tôn trọng ở tất cả các giai đoạn tiến hành tố tụng, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra theo quy định của Điều 48, 49, 50 và Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.

Quyền được giao nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát và khiếu nại các văn bản này. Kết luận của cơ quan điều tra và cáo trạng của VKS là căn cứ pháp lý để truy tố và buộc tội đối với bị can. Trong đó, sự nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng này đối với việc phạm tội của bị can có thể là chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý, hoặc cũng có thể chưa chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý. Vì đó chỉ là nhận định của cơ quan điều tra hoặc VKS là các cơ quan “buộc tội” chưa được kiểm chứng. Cho nên, để có cơ sở bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bị can, bị cáo có quyền được nhận các loại văn bản trên theo quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS, đồng thời khiếu nại về những vấn đề chưa đúng chưa đầy đủ căn cứ pháp lý của các văn bản đó theo quy định tại Điều 325 Bộ luật TTHS.

Các quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án… của các cơ quan tiến hành tố tụng là những căn cứ pháp lý về việc kết thúc một nội dung sự việc cụ thể trong các giai đoạn TTHS, nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong các quyết định trên, nếu trường hợp nào có nội dung không đúng hoặc chưa phù hợp với thực tế của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, họ có quyền khiếu nại các quyết định đó để yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết.

Do vậy, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được nhận tất cả các quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đồng thời có quyền khiếu nại tất cả các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng nếu nội dung của các quyết định đó có vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Quyền này được quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự.

Quyền bào chữa của bị can: Quyền bào chữa là quyền quan trọng nhất của bị can, đó là quyền đưa ra các chứng lý để chứng minh trước cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng về việc họ không phạm tội hoặc không đúng như lời buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo quy định của Điều 10 Bộ luật TTHS trách nhiệm chứng minh tội phạm tội về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Vì vậy, bào chữa là quyền của bị can, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tự bào chữa, bị can còn có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình. Quyền này được quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS. Trong trường hợp bị can, là người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc người phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, thì ngoài quyền tự bào chữa, họ còn có quyền được người khác bào chữa.

Quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyết định của Toà án về việc thành lập Hội đồng xét xử, người thực hiện quyền công tố, những người tham gia tố tụng, xác định về thời gian, địa điểm mở phiên toà, tội danh mà bị cáo bị xét xử, vật chứng của vụ án v.v…Đây là văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đối với bị can, bởi sau khi nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, tư cách pháp lý của họ được thay đổi, lúc này họ trở thành bị cáo theo quy định tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự.

Trên cơ sở quyết định đưa vụ án ra xét xử, để bào chữa cho mình, bị cáo có các quyền liên quan như: Quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu; quyền đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký toà án), kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch v.v…Vì đây là giai đoạn xét xử của trình tự tố tụng, nên chức năng, nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng ở giai đoạn này khác với trước đó.

Quyền bào chữa tại phiên toà: Cũng như bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo được quy định tại Điều 50 Bộ luật TTHS. So với việc thực hiện quyền bào chữa ở giai đoạn điều tra, thì bào chữa ở giai đoạn xét xử là đặc biệt quan trọng. Vì tại phiên toà bị cáo có toàn quyền trình bày nội dung luận cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách trực tiếp công khai, không bị hạn chế thời gian, không bị chi phối hay ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào. Còn nếu thấy cần thiết ngoài quyền tự bào chữa, bị cáo còn có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Đối với người chưa thành niên phạm tội, quyền bào chữa cho họ được đặc biệt coi trọng, sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng là yêu cầu bắt buộc. Cho nên, theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp không nhờ người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ. Đồng thời, trong TTHS bị can, bị cáo chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần còn có quyền có người giám hộ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ pháp lý cho họ.

Quyền nói lời sau cùng: Quyền này của bị cáo được thực hiện sau khi kết thúc tranh luận tại phiên toà. Có thể nói, đây là sự bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng hoặc sự phản ánh thái độ của bị cáo về vụ án, về việc thực hiện tội phạm, về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng v.v….Hay cũng có thể nói đó là thái độ của bị cáo về “tâm phục, khẩu phục” hay không “tâm phục, khẩu phục” đối với việc xét xử của Toà án. Vì thế, việc trình bày lời nói sau cùng của bị cáo không bị hạn chế thời gian, không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Quyền này được quy định tại khoản 2, Điều 50 và Điều 220 của Bộ luật TTHS.

Người bị kết án là người bị Toà án kết tội bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù họ bị hạn chế các quyền công dân nhất định theo mức độ của hình phạt mà bản án đã tuyên đối với họ, tuy vậy, người bị kết án còn có các quyền mà họ không bị tước đoạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự, người phạm tội có các quyền sau:

Đối với người phạm tội có hình phạt tử hình “trong bảy ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án có quyền được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước” theo quy định tại Điều 258 Bộ luật TTHS. Còn nếu người bị kết án tử hình là người có thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân cho người bị kết án theo quy định tại Điều 259 Bộ luật TTHS.

Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án phải hoãn việc thi hành để báo cáo với người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 5 Điều 259 Bộ luật TTHS.

Đối với người phạm tội bị hình phạt tù và các hình phạt khác họ có thể được hoãn thi hành án phạt tù theo quy định tại Điều 261 Bộ luật TTHS, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo quy định tại Điều 262 Bộ luật TTHS.

Trong quá trình chấp hành hình phạt, người phạm tội có quyền được xét giảm thời hạn miễn chấp hành hình phạt theo quy định của Điều 268, Điều 269 của Bộ luật TTHS. Sau khi chấp hành xong hình phạt, người bị kết án có quyền yêu cầu Toà án xoá án tích theo quy định tại Điều 270, 271 Bộ luật TTHS.

Quyền của người bào chữa:

Trong TTHS, người bào chữa là người được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận việc tham gia tố tụng của họ để bảo vệ các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật. Họ được sử dụng các quyền như của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và các quyền khác trong tố tụng để bảo vệ có hiệu quả nhất về quyền và lợi ích pháp lý cho họ.

Để thực hiện quyền bào chữa, theo quy định tại Điều 56 Bộ luật TTHS, người bào

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 42 - 49)