Về cơ chế giám sát hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 63 - 66)

HĐTP là lĩnh vực hoạt động gắn liền trực tiếp với sự công bằng, dân chủ, bình đẳng và bản chất của chế độ xã hội. Cho nên, để đảm bảo hoạt động của lĩnh vực này có hiệu lực, hiệu quả, cần phải có một cơ chế giám sát hữu hiệu của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân. Trước đây, V.L.Lênin khi đề cập đến vấn đề này đã chỉ rõ:

“Việc thu hút những người lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước như là mục đích của chính quyền Xô viết. Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thu hút nhân dân lao động tham gia thật sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của Nhà nước và xã hội”.

HĐTP là hoạt động của các cơ quan tư pháp, cán bộ công chức tư pháp trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân theo trình tự, thủ tục tố tụng. Vì thế, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, tổ chứ xã hội và công dân là góp phần làm cho các hoạt động này được thông suốt, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật từ phía những người tiến hành tố tụng. Trên cơ sở đó, HĐTP mới phản ánh đúng, đầy đủ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời đảm bảo được QCN trong lĩnh vực hoạt động này.

Qua thực tiễn hoạt động tư pháp cho thấy, mặc dù sự giám sát hoạt động tư pháp đã được thể hiện rộng khắp theo quy định của pháp luật, nhưng chất lượng và hiệu quả của công tác giám sát trong lĩnh vực hoạt động này chưa cao, chưa xác định rõ trách nhiệm của chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát cho nên, hoạt động giám sát đang còn mang tính hình thức, thủ tục…Hay có thể nói rằng, cơ chế giám sát HĐTP còn

chưa chặt chẽ, kém hiệu lực, hiệu quả, chưa phát huy được đầy đủ, rộng khắp các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia vào hoạt động này.

Kết luận chương 2

Ở Việt Nam, QCN là thành quả của sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được quy định thành quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật. Ngày nay QCN được gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Cho nên, đảm bảo QCN là mục tiêu, là động lực, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.

Đảm bảo QCN trong xét xử hình sự là một lĩnh vực đặc biệt, đó là lĩnh vực mà con người được tự do bày tỏ tất cả các chính kiến của mình không bị hạn chế. QCN được đảm bảo một cách công khai, dân chủ, bình đẳng, trực tiếp. Thông qua đó, các quyền và nghĩa vụ của công dân được đảm bảo thực hiện trên thực tế bằng quyền lực nhà nước.

Thực trạng đảm bảo QCN trong xét xử hình sự ở Hậu Giang cho thấy rằng: Các QCN trong lĩnh vực hoạt động này được quy định ngày càng đầy đủ, cụ thể để đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng của công dân, tổ chức tham gia vào lĩnh vực này với tư cách là những người tham gia tố tụng để được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hoạt động xét xử hình sự mà đặc trưng của nó là hoạt động tố tụng đã được tiến hành theo thủ tục công khai, dân chủ, bình đẳng, thông qua đó các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được giải quyết khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật. Cho nên, trong hoạt động tố tụng hình sự trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử oan sai trong những năm qua không xảy ra.

Việc đảm bảo trên thực tế các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thi hành ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong việc đảm bảo QCN, trong lĩnh vực xét xử hình sự vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong việc đảm bảo QCN như:

Mặc dù các quyền về con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự đã được sửa đổi bổ sung ngày càng nhiều, nhưng chưa thật sự đồng bộ, đầy đủ, còn thiếu cơ chế đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các quyền này trong thực tế.

Tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử oan sai tuy không có nhưng vẫn còn nhiều thiết sót trong việc áp dụng pháp luật.

Cần phải quán triệt tinh thần Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, xét xử hình sự theo hướng tranh tụng tại phiên toà.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 63 - 66)