NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH HẬU GIANG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
Từ khi thành lập tỉnh Hậu Giang đến nay, Toà án nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân các huyện – thị xã trong xét xử án hình sự đều đảm bảo xét xử trong hạn luật định, xử đúng người đúng tôi, đúng pháp luật. Đặc biệt không có trường hợp nào xử oan người vô tội.
Kết quả trên đã góp phần đảm bảo quyền con người trong quá trình xét xử án hình sự.
Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn nhiều thiếu sót trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân huyện - thị xã và Toà án nhân dân tỉnh trong những năm qua như sau:
[
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu sót trong xét xử án hình sự của cấp sơ thẩm: - Về điều luật áp dụng không chính xác:
+ Chỉ cần có 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng lại áp dụng Điều 47 xử phạt bị cáo mức án dưới mức khởi điểm của khung hình phạt đã truy tố (Sai với hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC).
+ Trong phần nhận định của bản án sơ thẩm không nêu lên tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng khi quyết định hình phạt thì lại áp dụng điều luật, áp dụng không đúng với tình tiết của nội dung vụ án.
- Việc áp dụng và hiểu về hình phạt tù cho hưởng án treo không đúng:
+ Không nắm vững về hình phạt tù có điều kiện và hình phạt tù giam dẫn đến sai sót trong quyết định hình phạt: Ví dụ, người thực hiện hoặc đồng phạm thì xử phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo; còn người tổ chức hoặc có vai trò tích cực hơn thì xử phạt 09 tháng tù giam.
+ Việc xử phạt tù cho hưởng án treo nhưng không thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 01/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Một số Toà án cấp sơ thẩm vẫn còn tuỳ tiện khi áp dụng pháp luật.
- Có vụ án vừa áp dụng tình tiết định khung nhưng lại vừa áp dụng tình tiết tăng nặng.
- Áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS chưa đúng, do chưa phân biệt được tội ít nghiêm trọng, rất nghiêm trong với phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trong theo quy định của điều luật.