NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN, LUẬT SƯ, KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 74 - 76)

DÂN, LUẬT SƯ, KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ

Hoạt động xét xử hình sự được tiến hành thông qua những người đại diện theo chức năng, nhiệm vụ thực thi pháp luật đó là:Thẩm Phán, Hội thẩm nhân dân, Luật sư,

Kiểm sát viên. Chính vì vậy, để việc đảm bảo quyền con người được thực hiện đúng và đầy đủ phải thông qua các cá nhân thi hành pháp luật này. Đồng thời đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất trong hoạt động giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Khi đề cập về tính cụ thể, đồng bộ, thống nhất trong một cơ quan, tổ chức, cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã chỉ rõ: “Một tổ chức mà chức năng, nhiệm vụ không rõ, sự phân công nhiệm vụ không hợp lý, tiêu chuẩn các công việc, chế độ trách nhiệm không rõ, thiếu mối quan hệ giữa bộ phận này với bộ phận kia…thì bất cứ người nào cũng kém cỏi, bất lực bởi đó là một tổ chức kém tính chất tổ chức”.

Trước thực trạng của công tác tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, Đảng ta xác định: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của công tác tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra trường hợp oan sai”.

Đối với công tác cán bộ, được coi là khâu trọng yếu của hoạt động tư pháp. Cho nên khi nói về công tác cán bộ, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tư pháp, Đảng ta xác định:

Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký phiên toà, điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên…có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rõ ràng, đảm bảo cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.

Để tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp một vấn đề cần được quan tâm hiện nay đó là chính sách cán bộ phải sát hợp và đáp ứng với yêu cầu đang được đặt ra trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cán bộ tư pháp. Trước sự bất cập về chính sách cán bộ của lĩnh vực này, Đảng ta đã xác định: “Có chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ tư pháp, khen thưởng xứng đáng với những cán bộ có thành tích, chiến công trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ công lý”.

Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được quy định trong các văn bản pháp luật của lĩnh vực HĐTP ở nước ta nói chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành các cơ quan tư pháp nói riêng, như Hiến pháp, luật, pháp lệnh…qua đó,

việc quy định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong HĐTP được thể hiện:

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)