Về hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 59 - 60)

trách nhiệm dân sự, chỉ nêu số tiền bồi thường mà không phân tích yêu cầu nào được chấp nhận và không chấp nhận.

- Việc áp dụng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp chưa đúng theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 01/2006.

- Về xác định tư cách các đương sự trong vụ án chưa đúng:

+Trong vụ án bị cáo, bị hại đã trưởng thành nhưng vẫn xác định có đại diện hợp pháp cho bị cáo, bị hại.

+ Xác định bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn nhầm lẫn với nhau.

Đảm bảo QCN trong xét xử hình sự là đảm bảo những yếu tố điều kiện đã tạo ra những nhu cầu cần và đủ để thực hiện QCN trong lĩnh vực này. Cho nên, khi xác định nguyên nhân thực trạng đảm bảo QCN trong lĩnh vực xét xử hình sự cần phải xác định về khả năng của hệ thống các quy phạm pháp luật về đảm bảo QCN trong lĩnh vực này, về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, cơ chế phối hợp hoạt động của cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực này, về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động để đảm bảo QCN trong hoạt động xét xử hình sự…Trong đó, có các yếu tố cơ bản sau đây:

2.3.1. Về hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự án hình sự

Hệ thống pháp luật là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để các cơ quan tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời là cơ sở không thể thiếu được để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Cho nên, cùng với hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ra đời rất sớm. Hiện nay, dù đã được thông qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về nội dung và

hình thức thể hiện. Vì thế, đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Thực trạng này được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực tố tụng. Trong đó, có những hạn chế đang nổi cộm như:

Các quy định về đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, bị can, bị cáo theo khung hình phạt cao nhất của điều luật là tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự - nhất là đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam chưa được đầy đủ, cụ thể thiếu cơ sở để đảm bảo thực hiện.

Các quy định về việc thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng, nhất là quyền của người bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tôn trọng.

Các quy định về việc đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan sai do người tiến hành tố tụng gây ra chưa đầy đủ, thiếu cơ chế để đảm bảo quyền này trên thực tế…

Tóm lại, khi đánh giá về thực trạng pháp luật hiện hành về đảm bảo QCN trong xét xử hình sự, có thể kết luận:

Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở. Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của Toà án nhân dân (Trang 59 - 60)