2.2.1. Đặc điểm về dân số
Dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 là 2.929.107 người, đạt tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,98%/năm trong cả giai đoạn 2006 -2010, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của vùng (1,09%) và cả nước (1,29%) nhờ thực hiện tốt công tác dân số và một bộ phận khá lớn thanh niên đi làm việc đi làm việc ở các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, phía nam, miền trung và XKLĐ. Nghệ An là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa). Có 6 dân tộc cùng sinh sống hòa thuận với nhau từ lâu đời trên đất Nghệ An, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 86,25%, Thái 9,59%, Khơ Mú 1,07%, còn lại là các dân tộc khác (Mông, Thổ, Ơ Đu).
Tỷ lệ dân số nam và nữ của tỉnh không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn, năm 2010 dân số nữ của tỉnh chiếm 50,32%, nam chiếm 49,68%.
Dân cư phân bố không đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vừng thành thị, đồng bằng ven biển mật độ dân cư cao. Mật độ dân số bình quân trong tỉnh năm 2010 là 178 người/km2, TP Vinh (2.912 người/km2), Diễn Châu (877 người/km2), Thị xã Cửa Lò (1.851 người/km2), Kỳ Sơn (34 người/km2), Quế Phong (33 người/km2), thấp nhất là huyện Tương Dương (25 người/km2); thuộc loại cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng, các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.
triển kinh tế, GQVL và thực hiện khá tốt các vấn đề an sinh xã hội, nhưng mức độ di cư, nhất là những người trong độ tuổi lao động đến các tỉnh có các KCN hàng năm khá lớn. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê 1/4 /2009, thì từ 1/4 /2004 đến 1/4/2009 có 28.472 người nhập cư vào tỉnh Nghệ An và có 152.499 người xuất cư ra khỏi tỉnh Nghệ An. Mức độ di cư lớn nhất là nhập cư vào tỉnh Bình Dương (23,3% số người xuất cư) sau đó là TP Hồ Chí Minh (22,7%), Hà Nội (12,7%)… Tỷ lệ xuất cư của nữ lớn hơn nam (nữ chiếm 57%, nam chiếm 43%). Bình quân hàng năm từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ xuất cư đi ngoài tỉnh khoảng 11,6%; tỷ lệ nhập cư vào tỉnh là 5,5%; Nghệ An là 1 trong 55 tỉnh có tỷ lệ di cư thuần âm 6,1% dân số di cư ra khỏi tỉnh để làm việc, học tập và sinh sống. Với mức tăng tự nhiên và biến động cơ học như trên, 10 năm qua dân số của tỉnh hàng năm chỉ tăng khoảng 9 -11 ngàn người.
Bảng 2.1: Dân số tỉnh Nghệ An giai đoạn (2006 - 2010)
TT Năm Tổng
dân số Phân theo giới tính Phân theo thành thi, nông thôn
Tỷ lệ % theo giới
tính
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 2006 2.900.111 1.421.925 1.478.186 342.239 2.731.605 49,03 50,972 2007 2.905.204 1.424.580 1.480.624 350.630 2.557.872 49,04 50,96 2 2007 2.905.204 1.424.580 1.480.624 350.630 2.557.872 49,04 50,96 3 2008 2.912.112 1.438.428 1.473.684 359.450 2.552.662 49,39 50,61 4 2009 2.919.214 1.450.226 1.468.988 368.513 2.550.701 49,68 50,32 5 2010 2.929.107 1.455.087 1.474.020 383.641 2.545.466 49,68 50,32 (Nguồn: Cục thống kê và Chương trình GQVL tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015)
Dân số tuy tăng chậm, nhưng nguồn cung lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Theo quy luật phát triển tự nhiên của dân số, do mức sinh cao trong
những năm đầu của thập niên 90 nên trong giai đoạn 2006 -2010 hàng năm có trên 1,7% dân số bước vào độ tuổi lao động. Nếu trừ số mất đi, nguồn nhân lực tăng tự nhiên hàng năm trên 23 ngàn người. Tuy nhiên, do dân số trong tuổi lao động đi nhiều hơn đến, nên nguồn nhân lực tăng hàng năm khoảng 14 ngàn người [20].