Lao động và tình hình phân bố lao động 1 Nguồn lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)

2.2.3.1. Nguồn lao động

Đến cuối năm 2010, tổng dân số của tỉnh có 2.929.107 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 67%, bình quân mỗi năm số lao động bổ sung vào nguồn từ 3,2 - 3,5 vạn người. Số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế có 1.626.828 người, chiếm tỷ lệ hơn 82,4 %.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi: từ 15-24 chiếm 30%; từ 25-34 chiếm 23,3%; từ 35-44 chiếm 19%; từ 45 trở lên chiếm 18,7%. Có thể nói đây là giai đoạn “dân số vàng”, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH. Cơ cấu lao động phân bổ thích ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế : ngành nông nghiệp chiếm 61,19% năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng 19,05% và dịch vụ chiếm 19,76%.

Chất lượng lao động được nâng lên, đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia hoạt động kinh tế đạt 40%; trong đó số lao động qua ĐTN đạt 33%. Tuy nhiên, lao động kỹ thuật vẫn còn tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, điện, điện tử, cơ khí sửa chữa...; một số nghề như chế biến nông sản, thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi... còn ít. Mặt khác, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44%, nông thôn là 21%.

Như vậy, có thể thấy nông thôn Nghệ An có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng (chiếm 70% tổng lực lượng lao động). Đây vừa là thế mạnh, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với xã hội trong việc GQVL ở nông thôn. Lao động nông thôn chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ chuyên môn thấp, kỹ thuật lạc hậu, chưa qua đào tạo; ít có cơ hội để phát huy khả năng, thế mạnh trong quá trình phát triển nông thôn bền vững theo hướng CNH-HĐH.

Bảng 2.2: Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010

Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn

Số người % Số người % Số người %

Tổng số 1.974.218 100,0 341.935 100,0 1.632.284 100,0 15-19 365.985 18,54 55.538 16,24 310.446 19,03 20-24 269.484 13,65 54.450 15,92 215.034 13,16 25-29 232.923 11,80 41.509 12,14 191.414 11,73 30-34 222.957 11,29 37.383 10,93 185.573 11,37 35-39 215.572 10,92 33.164 9,70 182.408 11,18 40-44 199.166 10,09 29.682 8,68 169.485 10,39 45-49 196.172 9,94 35.012 10,24 161.160 9,87 50-54 155.443 7,87 31.098 9,09 124.345 7,61 55-59 116.516 5,90 24.099 7,05 92.417 5,66 Nguồn: Sở Lao động – TBXH tỉnh Nghệ An (2011 -2020) 2.2.3.2. Tình hình phân bố lao động

- Theo ngành kinh tế: Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong nội bộ nền kinh tế đã có chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Số lao động Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 70,05% năm 2006 xuống 61,19% năm 2010. Lao động phi nông nghiệp tương ứng tăng lên từ 29,95% lên 38,81%.

- Theo vùng và khu vực: Cùng với quá trình đô thị hoá, dân số và lao động khu vực thành thị ngày càng tăng nhanh, dân số khu vực thành thị năm 2010 chiếm 12,9 % dân số của tỉnh (tăng 11% so với năm 2006).

Tuy nhiên so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ lao động khu vực thành thị vẫn còn thấp. Phân bố dân cư và lao động giữa các vùng trong

tỉnh còn bất hợp lý; vùng đồng bằng và đô thị, diện tích tự nhiên chỉ có 16,7% so với cả tỉnh, nhưng lao động chiếm tới 65%; vùng miền núi có thế mạnh về tiềm năng kinh tế, đất đai...nhưng lao động lại ít. Việc điều chỉnh lại lao động, dân cư giữa các vùng, nội bộ vùng đã được quan tâm trong nhiều năm nhưng kết quả đạt chưa cao.

Bảng 2.3: Bảng phân bố lao động và cơ cấu lao động theo ngành trong nội bộ nền kinh tế giai đoạn (2006 – 2010)

T Đơn vị THỰC HIỆN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A B C 1 2 3 4 5

1 Dân số trung bình Người 2.900.111 2.905.204 2.912.112 2.919.214 2.9291072 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1.706.710 1.737.250 1.770.168 1.804.862 1.811.538 2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1.706.710 1.737.250 1.770.168 1.804.862 1.811.538

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)