Chương trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 52)

2. Đóng góp của người học 16 392 19 218 30 978 35 634 50 610 152 832 78

2.3.4. Chương trình đào tạo nghề

Trên cơ sở chương trình khung đào tạo các bậc CĐN, TCN do Bộ Lao động - TB&XH ban hành, Tỉnh đã chỉ đạo các trường tổ chức xây dựng chương trình đào tạo chi tiết cho từng nghề ở các bậc trình độ và thành lập các hội đồng tư vấn thẩm định chương trình đào tạo cho các nghề.

Cơ cấu nghề đào tạo đã có sự chuyển đổi và mở rộng đảm bảo phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường lao động. Giai đoạn 2006 - 2010, các trường dạy nghề trên địa bàn đã bổ sung thêm 12 nghề đào tạo trình độ trung cấp nâng tổng số nghề đào tạo lao động kỹ thuật lên 45 nghề, trong đó có 30 nghề trình độ trung cấp và 15 nghề trình độ CĐ. Xây dựng trên 30 chương trình trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề TX thuộc các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, điện, cơ khí, công nghệ thông tin, dịch vụ, du lịch.... Bước đầu đáp ứng sự phát triển KT-XH của tỉnh và các nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động.

Đã củng cố và phát triển các làng nghề và hàng hoá xuất khẩu: Nghề mây tre đan xuất khẩu, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ… Đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ: Nghề khách sạn, nhà hàng, du lịch, sửa chữa xe gắn máy, điện, điện tử, may dân dụng… Phát triển nông lâm, ngư

nghiệp: Nghề chăn nuôi thú y, chế biến hoa quả, trồng nấm, trồng mía, trồng chè, nuôi ong, chế biến gỗ, đánh bắt hải sản…

Đã đa dạng hoá các loại hình đào tạo bằng nhiều hình thức đào tạo: Dài hạn, ngắn hạn; truyền nghề, học nghề tại các làng nghề, tại các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất; Đào tạo liên kết với các trường ngoài tỉnh nhằm tăng qui mô và chuyển giao công nghệ đào tạo.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và GQVL cho người lao động. Tuy nhiên các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm tỉnh (Vinh: 23 cơ sở, Nghi Lộc 4 cơ sở, Cửa Lò: 3 cơ sở). Quy mô dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường, chất lượng dạy nghề chưa cao. Hệ thống cơ sở ĐTN còn nhỏ, manh mún, công tác XHH trong lĩnh vực dạy nghề còn gặp nhiều khó khăn, chưa đào tạo đón đầu một số ngành, nghề có nhu cầu lớn, yêu cầu cao trong tương lai.

Căn cứ chương trình đào tạo chi tiết cho từng nghề, hàng năm các CSDN đều tổ chức đánh giá lại và xây dựng bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo để đảm bảo yêu cầu cập nhật, đổi mới kiến thức phù hợp với sự thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w