Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 31)

- Trang bị cho lao động nông thôn năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo theo nhu cầu của người học và của thị trường lao động. Đối với lao động nông thôn tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: học nghề để phục vụ sản xuất, tăng năng suất sản xuất cây trồng, vật nuôi. Đối với lao động nông thôn học nghề để chuyển nghề: học nghề phải đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.

- Nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề: năm 2015 tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt 45%; năm 2020 tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt 60%. Chú trọng đào tạo nghề lĩnh vực phi nông nghiệp cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp - dịch vụ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 70%.

1.5.2. Đội ngũ giáo viên và CBQL

- Quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng cả về số lượng và chất lượng:

+ Về số lượng: Huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề (trường CĐN, TCN, TTDN) và cơ sở có dạy nghề (trường CĐ, TCCN có dạy nghề); người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân... tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Về chất lượng: giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn phải có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý: bao gồm cán bộ quản lý ở các trường CĐN, TCN, TTDN và cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w