Mục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 66)

2. Đóng góp của người học 16 392 19 218 30 978 35 634 50 610 152 832 78

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hợp lý, khoa học, phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương;

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Đánh giá tổng thể chất lượng nguồn lao động nông thôn thông qua các hoạt động điều tra khảo sát và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (mạng lưới, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, chương giáo trình....);

- Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đề ra các mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực nông thôn;

- Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh triển khai quy hoạch và xây dựng kế hoạch ĐTN cho lao động nông thôn của địa phương theo từng từng giai đoạn 2010 – 2015, giai đoạn 2016 – 2020 phù hợp với mục tiêu Đề án ĐTN cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh.

- Từ kế hoạch 5 năm, cần xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng năm, các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước cần phải tính đến các yếu tố tác động trực tiếp và có sự điều chỉnh hợp lý. Cần lưu ý đến việc sắp xếp, sử dụng nguồn lao động đã đào tạo, phát huy được nghề đã học trong việc làm. Lao động được sử dụng đúng ngành, nghề, đúng kỹ năng, trình độ chuyên môn sẽ khai thác hết tiềm năng của nguồn lực, đồng thời tạo động lực, khuyến khích người lao động tích cực tham gia học nghề.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch để thực hiện điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, ĐTN cho lao động nông thôn.

+ Xác định các nội dung cần thực hiện việc điều chỉnh, bổ dung;

+ Dự báo các mục tiêu, chỉ tiêu theo từng năm, từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

+ Đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch;

+ Giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các Sở ngành, tổ chức đoàn thể, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp ....

- Bước 2: Tổ chức thực hiện:

+ Thực hiện điều tra, rà soát nguồn lao động ở địa phương hằng năm trên các tiêu chí: số lượng lao động có nhu cầu học nghề, tỷ lệ lao động đã qua ĐTN, chất lượng lao động theo đánh giá của doanh nghiệp sử dụng lao động, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế, số lao động thất nghiệp.... Dự báo cung – cầu lao động, cung - cầu nhân lực, nhu cầu lao động qua đào tạo, lao

động qua ĐTN.... Từ đó xác định yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn;

+ Thực hiện xây dựng kế hoạch ĐTN cho lao động nông thôn hằng năm và từng giai đoạn. Trong đó, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về số lượng lao động nông thôn được ĐTN thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh, các xã xây dựng nông thôn mới, các KCN.... nhằm gắn ĐTN với GQVL cho người lao động;

+ Xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo cần gắn với quy hoạch vùng, miền nhằm phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội....

+ Dự thảo kế hoạch được gửi để lấy ý kiến góp ý của các Sở ngành, các đơn vị có liên quan;

+ Phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch đến chính quyền địa phương các cấp và đến tận lao động nông thôn.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá:

+ Hàng năm, chính quyền các cấp, các đơn vị thực hiện báo cáo kết quả thực hiện, làm cơ sở đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho lao động nông thôn.

+ Rà soát, đánh giá những ưu điểm, hạn chế để có các biện pháp phát huy và khắc phục.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Huy động các nguồn lực của trung ương, của địa phương để thực hiện; - Sự phối hợp của các Sở ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, CSDN...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w