ĐTN cho lao động nông thôn phải gắn với sử dụng lao động, giải quyết việc làm sau đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 80)

2. Đóng góp của người học 16 392 19 218 30 978 35 634 50 610 152 832 78

3.2.8. ĐTN cho lao động nông thôn phải gắn với sử dụng lao động, giải quyết việc làm sau đào tạo

quyết việc làm sau đào tạo

3.2.8.1. Mục tiêu của giải pháp

- Tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho lao động nông thôn, cụ thể:

+ Giai đoạn 2011 – 1015: tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đạt 70%;

+ Giai đoạn 2016 – 2010: tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đạt 80%.

3.2.8.2. Nội dung của giải pháp

- Chính quyền các cấp cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển KT-XH tạo cơ sở cho xây dựng chiến lược và kế hoạch ĐTN ở từng địa phương;

- Kế hoạch dạy nghề của từng địa phương cần phù hợp với yêu cầu thực tiễn về số lượng, chất lượng, ngành nghề đào tạo;

- Phát huy, nhân rộng hình thức dạy nghề có địa chỉ, dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo tại các cơ sở sản xuất ...;

- Tăng cường thông tin về thị trường lao động, nhu cầu về lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

- Rà soát, khảo sát các tiêu chí để làm công tác quy hoạch phát triển KT- XH, trong đó có tiêu chí phát triển ĐTN;

- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; nhu cầu lao động của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng và nghề cần đào tạo;

- Cơ sở đào tạo tăng cường hoạt động liên kết với doanh nghiệp, nhất là các KCN để tổ chức dạy nghề theo hình thức hợp đồng đặt hàng đào tạo;

- Tuyên truyền, tư vấn để lao động nông thôn chủ động lựa chọn ngành nghề có khả năng tạo việc làm

- Phát huy vai trò của các Trung tâm giới thiệu việc làm để người lao động sau học nghề có nhiều cơ hội tìm việc.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Phát huy vai trò chủ động, tích cực của chính quyền địa phương các cấp, cơ sở ĐTN, doanh nghiệp và người học nghề;

- Có nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung của giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w