2. Đóng góp của người học 16 392 19 218 30 978 35 634 50 610 152 832 78
3.2.5. Phát triển đội ngũ CBQL và GVDN 1 Mục tiêu của giải pháp
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở các CSDN. Đến năm 2015 đảm bảo 100% các trường dạy nghề có giáo viên đủ chuẩn, 90% cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước;
- Giai đoạn 2012 - 1015 bổ sung thêm 949 giáo viên cơ hữu, giai đoạn 2016 - 2020 bổ sung 945 giáo viên cơ hữu (trong đó ít nhất 90% GVDN), khắc phục tình trạng thiếu GVDN;
- Đảm bảo biên chế các CSDN, cụ thể: Trường CĐ nghề có từ 80 biên chế trở lên; Trường TC nghề có từ 45 biên chế trở lên; TTDN có ít nhất 12 biên chế;
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã có 01 cán bộ chuyên trách dạy nghề bố trí tại phòng Lao động - TBXH.
3.2.5.2. Nội dung giải pháp
- Tăng biên chế đối với các trường CĐN, TCN và TTDN đảm bảo đủ về số lượng theo quy định 20 học sinh/01 giáo viên, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết và thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các
trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học cho 72 người để bổ sung giáo viên cho các TTDN chưa đủ giáo viên cơ hữu;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm nghề và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề cho 120 lượt người;
- Kịp thời bố trí 01 cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động – TBXH cấp huyện.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch để phát triển đội ngũ CBQL và GVDN:
+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và CBQL dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo;
+ Dự kiến các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: số lớp, số người, ngành nghề đào tạo, kinh phí
- Bước 2: Tổ chức thực hiện:
+ Hợp đồng, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVDN;
+ Thực hiện các chế độ chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ GVDN để khuyến khích, thu hút người có tài, có tâm huyết làm GVDN;
+ Có các chính sách khuyến khích và thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao, đã trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, có nguyện vọng làm GVDN tại các CSDN, các lớp dạy nghề gắn với doanh nghiệp.
+ Mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN thông qua việc hình thành các khoa sư phạm dạy nghề tại một số trường CĐN để đào tạo nghiệp
vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho những người đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có nguyện vọng làm GVDN; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ GVDN theo chương trình khung chứng chỉ sư phạm dạy nghề; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng công nghệ mới về phương pháp giảng dạy ... cho đội ngũ GVDN.
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua học tốt dạy tốt, các Hội thi tay nghề, Hội giảng GVDN, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm... các cấp, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy trong các CSDN.
- Bước 3: Kiểm tra, giám sát:
+ Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch;
+ Đánh giá hiệu quả của các nội dung đã thực hiện để rút kinh nghiệp trong những năm tiếp theo.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và cơ sở ĐTN cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, thực hiện;
- Lựa chọn được cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài nước có chất lượng, có uy tín;
- Có nguồn kinh phí để tổ chức, thực hiện nội dung, kế hoạch.