2. Đóng góp của người học 16 392 19 218 30 978 35 634 50 610 152 832 78
3.2.7. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Thành lập Hội đồng để biên soạn, chỉnh sửa chương trình dạy nghề, thẩm định và ban hành chương trình;
- Hướng dẫn để sử dụng chương trình thống nhất trong các CSDN trên địa bàn tỉnh;
- Hàng năm, đánh giá chất lượng, hiệu quả của chương trình dạy nghề trong thực tiễn, kịp thời cập nhật tiến bộ của khoa học công nghệ.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Có nguồn kinh phí để xây dựng, phát triển chương trình dạy nghề;
- Có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và các CSDN.
3.2.7. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn. động nông thôn.
3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở các huyện, thành phố, thị xã nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề.
3.2.7.2. Nội dung của giải pháp
Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá dạy nghề thực hiện trên tất cả các nội dung:
- Kiểm tra, giám sát thành lập Ban chỉ đạo ĐTN cho lao động nông thôn, hoạt động của Ban chỉ đạo;
- Kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương: giám sát các lớp dạy nghề về thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, chất lượng ĐTN, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề; việc chi trả thù lao cho GVDN, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề...
- Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề...
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình xác định, phê duyệt danh mục nghề đào tạo; các điều kiện dạy nghề của các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (giáo viên, người dạy nghề; việc lựa chọn cơ sở đào tạo cho từng nghề; chương trình, tài liệu dạy nghề; thiết bị, phương tiện dạy nghề); việc xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và số lượng lao động nông thôn học nghề trong kế hoạch dạy nghề hàng năm phải phù hợp với nguồn lực được bố trí và năng lực đào tạo của tỉnh.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Đề án ĐTN cho lao động nông thôn của tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát: nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, đơn vị được kiểm tra...;
- Tiến hành tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát theo đúng kế hoạch; - Đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
- Có kinh phí để thực hiện kiểm tra, giám sát;
- Sự phối hợp của các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát.