Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 44)

5 Tổng số lao động làm việc trong nội bộ nền kinh tế

2.2.4. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của Tỉnh uỷ và Quyết định 426/QĐ- UBND của UBND tỉnh Nghệ An về ĐTN, Nghệ An đã phát triển nhiều CSDN trong và ngoài công lập. Các CSDN đã triển khai thực hiện công tác ĐTN dưới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ … dạy nghề gắn với GQVL; dạy nghề theo hình thức kèm cặp trực tiếp tại nhà hoặc tại xưởng; dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề lưu

động tại các làng, xã, thôn, bản cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực của tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010, theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng lực lượng lao động tăng nhanh từ 32,5% năm 2006 lên 40% năm 2010 (tăng 7,5 lần so với năm 2006) đạt mức bằng trung bình của cả nước. Trong đó lao động được ĐTN từ sơ cấp nghề đến CĐN tăng chậm vì trên địa bàn tỉnh, đa số các đơn vị kinh doanh sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa thu hút phát triển ngạch đào tạo này. Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và tăng cả về số lượng.

Như vậy, thực trạng đội ngũ lực lượng lao động của tỉnh nói chung, lao động nông thôn nói riêng về cơ bản số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn cao (trên 60%). Cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số chuyên ngành còn thiếu trầm trọng như ngành y, thợ kỹ thuật, chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao...Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đa số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng được hình thành trong quá trình phát triển của ngành, song chất lượng hoạt động khá hạn chế, do chưa được đào tạo bài bản; kỹ năng và kỷ luật lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn bó với doanh nghiệp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động chủ yếu bằng kinh nghiệm và thói quen, ít được tiếp cận các thông tin về khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng trong sản xuất nên năng suất lao động thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chủ yếu nằm ở các ngành như: giáo dục, y tế và quản lý nhà nước, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành điện tử, tin học, công nghệ chế biến ... Đây là một trong những thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới, nhất là khi các dự án ở các KCN hoàn thành và đi vào sản xuất.

Mặc dù đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động tăng cao, nhưng với chất lượng dân số như trên đòi hỏi tỉnh phải có các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh phát triển kinh tế tạo thêm việc làm. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao trình độ tay nghề trong sản xuất, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, GQVL cho nông dân, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w