Thể loại thơ tự do:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 139 - 161)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠ PH ẠM TIẾN DUẬT

3.2.3. Thể loại thơ tự do:

20T

Nói tới thơ tự do tức là nói tới thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật như các thể thơ Đường, thơ lục bát... Mạch thơ tự do không bị chi phối bởi quy luật nào. Câu thơ mở rộng theo hai chiều, dọc và ngang một cách thoải mái, phóng túng. Đây là thể thơ ít bị ràng buộc về vần điệu, số lượng câu chữ, tạo điều kiện cho nhà thơ miêu tả đối tượng phù hợp với yêu cầu cuộc sống: 20T22T"Sự phát triển cửa thể thơ tự do là một đòi hỏi tất

yếu nhằm đáp ứng những đổi thay và phát triển của nội dung thơ trong thời đại

mới"20T22T(35,373).

20T

Thể loại thơ tự do được Phạm Tiến Duật tâm đắc, nó chiếm vai trò chủ đạo trong sáng tác của ông. Trong 228 bài thơ chúng tôi khảo sát, thơ tự do 187 bài chiếm 82%. Thơ tự do phù hợp với nguồn cảm xúc của anh lính trẻ mang đầy nhiệt huyết. Với thể thơ tự do, Phạm Tiến Duật dễ dàng chuyển tải hiện thực cuộc sống đầy ắp sự kiện vào trong thơ. Chính vì vậy mà lượng thông tin trong thơ Phạm Tiến Duật tăng lên rất nhiều, nhịp điệu câu thơ phá vỡ, câu thơ gần với văn xuôi hơn. Đó cũng chính là lí do làm cho hồn thơ hiện đại

bám rễ vào hiện thực bộn bề của cuộc sống. 20T34TChỉ 20T34Tcó thực sự ở thể thơ tự do, Phạm Tiến Duật mới bộc lộ tài năng của mình và để lại những dấu ấn riêng biệt.

20T

Phạm Tiến Duật là nhà thơ tài hoa, thông minh và chính sự thông minh đã đưa Phạm Tiến Duật thành công trên bước đường thơ. Nguyễn Trọng Tạo nhận xét 20T22T: “Tôi nghĩ, mọi nhà thơ đều thông minh, nhưng sự thông minh của Phạm Tiến Duật giúp cho thành công

của thơ anh không nhỏ.P PSự thông minh như một phương tiện đưa nhanh bài thơ tới

đích”20T22T(65,134).

20T

Thơ Phạm Tiến Duật đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Thơ tự do của ông thường ghi lại những cảm xúc, hành động đẹp đẽ cao cả của mỗi con người, mỗi vùng đất mà ông đã đến, đã từng đi qua. Ông ghi lại một cách chân thực, trung thành hiện thực cuộc sống trong những năm đánh Mỹ: Ông đã khám phá ra sức mạnh huyền thoại của những con người thời đại mới, khám phá ra tầm vóc có ý nghĩa lớn lao của tầng lớp thanh niên thời đại Hồ Chí Minh. Thơ tự do của Phạm Tiến Duật đã có những đóng góp nhất định trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

20T

Sau đây là những đóng góp của Phạm Tiến Duật ở thể thơ tự do.

20T

Giọng điệu.

20T

Giọng điệu là một vấn đề phức tạp. Ở đây chúng tôi không dám đi sâu vào vấn đề lý thuyết mà chỉ dừng lại ở việc tìm biểu hiện giọng điệu trong thơ tự do Phạm Tiến Duật.

20T

Theo "Từ điển tiếng Việt" do trung tâm Viện ngôn ngữ biên soạn (in 1992) cho rằng giọng điệu là 20T22T"giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định"(79, 404). 20T22TNhư vậy, giọng điệu được nhìn từ góc độ tâm lý.

20T

Nghiên cứu về giọng điệu, Nguyễn Đăng Điệp khẳng định : 20T22T"Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu

nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con

người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống20T22T"(15,34).

20T

Đóng góp của các nhà thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Nguyễn Mỹ... là tạo ra được giọng điệu mới mẻ, độc đáo. Đó là những khúc nhạc lạc quan, tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, trong "20T22Tdàn

đồng ca đó", 20T22Tnhững tài năng bao giờ cũng mang một giọng điệu riêng và " 20T22Tphải đợi đến sự

xuất hiện của Phạm Tiến Duật, thơ chống Mỹ mới bộc lộ thật sự cái giọng điệu riêng của nó, cái giọng điệu riêng của lớp trẻ" 20T22T(65,117).

20T

Khác với giọng điệu buồn, cô đơn trong Thơ mới, thơ chống Mỹ mang giọng điệu phơi phới. Nhạc trong thơ chống Mỹ là nhạc trẻ, sôi động, bừng bừng khí thế, tràn đầy sức sống, giàu niềm tin chiến thắng : "20T22TRa đời trên những chiến trường bom đạn ngút trời, vậy

mà thơ gửi về dự thi phản ánh khá đúng cái khốc liệt đó, đọc lên vẫn cứ tươi xanh đến lạ

lùng" (77,2). 20T22TNguyễn Văn Hạnh đã có lý khi cho rằng: “20T22TMỗi thế hệ văn học có tiếng nhạc

riêng của họ, riêng đến nỗi nếu họ bắt chước nhau cũng không xong”

20T

Giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật phản ánh nhịp điệu sôi động của cuộc sống chiến tranh. Thơ ông ghi lại dấu ấn thời đại những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật 20T22T"giữ được lại cả cái hơi thở cuộc đời những năm tháng ấy" 20T22T(45,105). Giọng điệu thơ ông có những nét riêng không lẫn với bất kỳ ai. Nó không nặng về triết lý, hùng biện như Chế Lan Viên, cũng không phải giọng tâm tình, ngọt ngào đầy thương mến, mang đậm chất sử thi, anh hùng ca như Tố Hữu, không thủ thỉ, sâu lắng, nhuần nhụy như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, không trầm tĩnh, thâm trầm như Thanh Thảo... Giọng điệu trong thơ tự do của Phạm Tiến Duật nhanh, mạnh, đùa tếu, vang vọng, tranh luận sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh:

22T

Không có kính không phải vì xe không có kính

22T

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

21T

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

22T

Ai bảo nước Lào không có biển đừng tin

21T

(Đi giữa vùng Lào giải phóng)

22T

Có lẽ nào anh lại mê em

22T

Một cô gái không nhìn rõ mặt.

44T

( Gửi 21T44Tem cô thanh niên xung phong)

21T20T21TGiọng điệu trong thơ thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ... Chúng là những yếu tố góp phần tạo nên âm hưởng trong thơ.

20T

Đến với thơ Phạm Tiến Duật, ta bắt gặp giọng điệu nhanh, mạnh, gấp khúc. Chất giọng này có được nhờ những hình thức đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, sự luân phiên bằng - trắc...

20T

Phạm Tiến Duật thường hay sử dụng nghệ thuật đối. Yếu tố hình thức này có mặt ở hầu hết các cấp độ: nhịp, vần, từ, câu, đoạn... Ở bài 20T22TTrường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, 20T22Tông không chỉ sử dụng lối tiểu đối, bình đối mà đối từng khổ thơ, đoạn thơ với nhau:

22T

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

22T

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

20T

Đối với:

22T

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

22T

Cái nhành cây gạt mối riêng tư

22T

Đông sang Tây không phải đường thư

22T

Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo

22T

Đông Trường Sơn cô gái ba sẵn sàng xanh áo

20T

Đối với:

22T

Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh

21T

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

20T

Đoạn thơ trên có sự đối xứng giữa âm khép và âm mở ( 20T22Tư - ơ), 20T22Tgiữa thanh trắc và thanh bằng ở cuối dòng thơ 20T22T(mưa - nhớ, lên - xuống, thư - gạo, áo - xanh), 20T22Tđối giữa các từ 20T22T(lên - xuống, mưa - nắng, anh - em, Đông - Tây). 20T22TSự đối xứng còn nằm ở mức độ vần. Khổ một, ở những chỗ xung yếu nhất vần được gieo thanh bằng ( 20T22Tmưa- xua) 20T22Tthì ở khổ hai lại được gieo thanh trắc ( 20T22Tgạo- áo). 20T22TTất cả các yếu tố trên tạo cho câu thơ có giọng điệu cao, mạnh, gấp khúc, chắc, khỏe.

20T

Giọng điệu cao, nhanh, mạnh... có được trong thơ Phạm Tiến Duật còn nhờ sự xuất hiện các âm tiết khép ( âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc):

22T

Nhằm 22T29Tmặt 22T29Ttrận tiến vào như cơn lốc

22T

Những trái tim 22T29Txếp 22T29Ttheo hàng 22T29Tdọc

21T

( Chúng ta đi đường dài)

22T

Tùng 22T29TCốc, 22T29TTùng Cốc

22T

Qua cầy cầu này rồi xe ta lên dốc

21T

(Qua cầu Tùng Cốc)

20T

Những âm tiết khép: " 20T22Tmặt", " lốc", " xếp"; " dọc", "cốc" 20T22Tđược kết thúc bằng phụ âm tắc ( c,20T22Tp, t) 20T22Tlàm tăng thêm giọng điệu cao, mạnh, gấp khúc.

20T

Khác với Phạm Tiến Duật, giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy thủ thỉ, sâu lắng, đậm chất ca dao. 20T22TĐò Lèn, Tre xanh, Hơi ấm ổ rơm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..20T22T. là những bài thơ có giọng điệu như kể chuyện. Hình ảnh trong các bài thơ chân chất, mộc mạc, âm điệu nhè nhẹ, êm đềm như lời ru:

22T

Tôi gõ cửa một ngôi nhà bé nhỏ ven đồng chiêm

22T

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

22T

Nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ

22T

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chẳng đủ

22T

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

22T

Rơm vang bọc tôi như kén bọc tằm

22T

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

22T

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

22T

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

21T

( Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy)

20T

Riêng với Phạm Tiến Duật, chất trẻ trong thơ ông sôi nổi, thể hiện qua giọng điệu tinh nghịch, đùa tếu, tranh luận. Giọng điệu tranh luận thể hiện qua câu thơ như đang phân trần, cãi nhau:

22T

Ai bảo nước Lào không có biển, đừng tin

21T

(Đi giữa vùng Lào giải phóng)

22T

Không có kính, ừ thì có bụi ... Không có kính, ừ thì ướt áo

21T

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

22T

Thế đấy, giữa chiến trường

22T

Nghe tiếng bom rất nhỏ

21T

(Tiếng bom ở21T29T21T29TSeng Phan)

20T

Giọng điệu trong thơ Phạm Tiến Duật vừa mạnh mẽ, vừa ngang ngang, vừa bất cần, rất lạ. Chính sự tìm tòi thành công của nhà thơ đã góp phần làm cho thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu riêng, khó lẫn với người khác. Giọng điệu mạnh mẽ, nhanh, gấp khúc, giấm giẳng ấy rất hợp với không khí chiến tranh, đặc biệt là hợp với "cánh" lính Trường Sơn- lính lái xe trong những năm đánh Mỹ.

21T

Sử dụng thành công vần, nhịp:

20T

Trong thơ tự do, Phạm Tiến Duật chú ý tìm sự đổi mới ở phương diện tạo nghĩa chứ không phải ở phương diện tạo vần. Nguyễn Bá Thành khẳng định: "20T22TKhi mất liên kết về vần, thơ tăng cường liên kết ý" 20T22T(67,348).

20T

Nhịp, vần là những yếu tố quan trọng trong thơ nhưng nhiều khi cũng phải lui về phía sau nhường chỗ cho những đột phá về ý, về giọng cao thấp xen nhau. Ở bài 20T22TLửa đèn 20T22Ttác giả viết:

22T

Ta thắp đèn lên trên đỉnh núi,

22T

Gọi quân thù đem bom đến giội,

22T

Cho đá lở đá lăn

22T

Lấy đá kê cầu, lấy đá sửa đường tàu

22T

Ta bật đèn ô tô trong chớp lóe ánh đạn

22T

Rồi tắt đèn quay xe

22T

Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi...

21T

(Lửa đèn)

20T

Câu thơ bị tước vần hoàn toàn, rất gần với lời nói thông thường. Nhịp thơ cũng không tuân theo một quy tắc nào, nhanh dồn dập, căng thẳng, 20T34Tcả 20T34Tmột đoạn thơ dài mất vần nhưng dường như người đọc không ai để ý tới điều đó, không ai để ý tới sự co giãn của số âm tiết bởi mạch cảm xúc, sự kiện đã lôi cuốn, mê hoặc người đọc. Thơ Phạm Tiến Duật có nhiều đoạn "20T22Tanh viết quên cả vần mà không để ý. Và điều lý thú là bạn đọc không ai thấy vướng mắc gì trong những đoạn thơ thất vận như vậy (giữa một bài thơ có vần) chính là

nhờ ở chất thơ ánh lên, lôi cuốn, làm người ta quên đi cái xác chữ của câu thơ" 20T22T(32,535).

20T

Ở bài 20T22TGửi em cô thanh niên xung phong, 20T22Tnhiều đoạn mất cả vần mà chính tác giả cũng không để ý:

22T

Tranh thủ có ánh sáng đèn dù

22T

Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt

22T

Mọi người cũng tò mò nhìn anh

22T

Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối

22T

Em ơi em, hãy nghe anh hỏi

22T

Xong đoạn đường này các em làm đâu!

21T

( Gửi em cô thanh niên xung phong)

20T

Nhịp điệu trong đoạn thơ trên dồn dập, khẩn trương. Đoạn thơ hoàn toàn tháo tung vần, phá loạn nhịp. Qua những đoạn thơ như vậy, tác giả đã phản ánh sự hối hả, khẩn trương của hiện thực chiến tranh. Chiến tranh, mọi bất ngờ có thể xảy ra. Nhịp sống nơi đầu tuyến lửa căng thẳng, dồn nén. Những tâm hồn trẻ trung kia, có thể mai đây sẽ không còn cơ hội để gặp nhau nữa. Vì thế, họ tha thiết muốn tìm kiếm nhau, tranh thủ nhìn nhau một cách vội vã, cuống quýt. Trong không khí ấy, sự tạo vần sẽ trở nên thừa. Nhịp điệu câu thơ hòa chặt với nhịp điệu cuộc sống. Nhịp điệu cuộc sống quy định nhịp điệu thơ. Cuộc sống sôi động, ồn ào đòi hỏi nhịp thơ nhanh, mạnh. Cuộc sống bình thường, nhịp thơ khoan thai, bình lặng.

20T

Phải là người trong cuộc, một ngươi lính xế còn rất trẻ như Phạm Tiến Duật mới tạo được chất nhạc kỳ lạ như thế. Nhạc của đời sống đã tạo nên nhạc thơ, hấp dẫn người đọc, người nghe.

20T

Rõ ràng, vần là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của bài thơ. Khi người nghệ sĩ đã nắm bắt được chất thơ thật sự trong đời sống thì dù không vần, thơ vẫn cuốn hút người đọc, người nghe một cách lạ thường.

20T

Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc ... đã có những sáng tạo trong việc lắp vần, ráp nhịp nhưng còn ở một mức độ nhất định. Ở Phạm Tiến Duật, những thay đổi đó tự do, thoải mái. Những bài thơ thành công của ông đều có sự sáng tạo về vần, nhịp: 20T22TLửa đèn, Gửi em

cô thanh niên xung phong, Một bài thơ không vần kể chuyện ở một vùng giáp mặt trận,

Công việc hôm nay...

22T

Lửa đèn 20T22Tlà bài thơ điển hình cho nhạc thơ của Phạm Tiến Duật. Đó cũng là bài thơ

được giải nhất trong chùm thơ bốn bài của ông do báo Văn nghệ tổ chức cuộc thi thơ năm 1969 - 1970.

20T

Nhạc thơ trong 20T22TLửa đèn 20T22Tlà một thứ nhạc đa dạng, linh hoạt, chứa đầy những yếu tố dị thường, nổi loạn, bất ngờ như chính bản thân nhịp điệu cuộc sống thời chiến tranh.

20T

Ở 20T22TLửa đèn, 20T22Tcó những đoạn thơ nhịp điệu êm ả, nhẹ nhàng, sâu lắng, dìu dặt như những khúc dân ca trữ tình mời gọi:

22T

Anh cùng em sang bên kia cầu

22T

Nơi có những miền quê êm ả

22T

Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá

20T

Khúc nhạc trên như một điệp khúc trở đi trở lại trong tác phẩm:

22T

Anh cùng em sang bên kia cầu

22T

Nơi có những miền quê êm ả .

22T

Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá

20T

22T

Anh cùng em sang bên kia cầu

22T

Nơi có những miền quê yên ả

20T

Khúc nhạc ấy trở nên tha thiết, vẫy gọi, khắc khoải đến khôn cùng. Mỗi miền đất quê hương yêu dấu đang chờ phía trước. Khúc nhạc ấy nhẹ nhàng nhưng có sức ám ảnh, khôn nguôi.

20T

Đối lập với nhịp điệu trên là khúc nhạc gấp gáp, dồn dập biểu hiện sự căm thù ngùn ngụt:

22T

Chúng nó đến từ bên kia biển

22T

Rủ nhau bay như lũ ma trơi

22T

Từ trên trời bảy trăm mét

22T

Nhìn thấy lửa que diêm sáng mặt người,

22T

Một nghìn mét từ trên trời

22T

Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé,

22T

Tám nghìn mét

22T

Thấy ánh lửa đèn hàn chớp lóe

22T

Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao

22T

Chúng lao xuống nơi nao

22T

Loe ánh lửa,

22T

Gió thổi tắt đèn bom rơi máu ứa

20T

Ở một số đoạn khác, nhạc thơ ông trong sáng, dìu dặt, lan tỏa :

22T

Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng

22T

Anh dắt em trời chi chít sao giăng

22T

Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

22T

Ta thắp đèn lồng thắp cả đèn ống sao năm cánh

22T

Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh

22T

Nơi ấy là phòng cưới chúng mình

20T

Câu thơ tập trung dày đặc các âm tiết mở và các phụ âm vang tạo sự bay bổng, trong sáng, ngân vang, có sức lan tỏa. Ánh sáng hào quang, niềm vui hạnh phúc bao trùm toàn bộ câu thơ với một niềm tin bất diệt.

20T

Thơ Phạm Tiến Duật giàu tính nhạc. Nhịp, vần trong thơ ông linh hoạt, đa dạng phản ánh sự khốc liệt do chiến tranh tạo ra. Thơ ông không tuân thủ theo cách rập khuôn, tạo vần của bất kỳ ai. 20T34TVần, 20T34Tnhịp trong thơ Phạm Tiến Duật tuân theo mạch cảm xúc và nhịp điệu

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 139 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)