Hình tượng thời gian:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 88 - 99)

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.2.4. Hình tượng thời gian:

20T

Thời gian là một phạm trù triết học, là hình thức tồn tại của vật chất. Con người luôn luôn tồn tại trong không gian và thời gian. Chỉ trong thời gian và không gian, sự vật mới có tính xác định. Thời gian tự nhiên chỉ vận động một chiều, bao giờ cũng chỉ có một hướng: quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian được người nghệ sĩ tái tạo lại, có khi là cả đời người nhưng cũng có khi chỉ là trong khoảnh khắc. Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan, có thể đảo ngược, “dồn nén” hoặc “kéo dài” tùy thuộc vào tác giả. Thời gian nghệ thuật không tuân thủ quy luật “một chiều” của thời gian khách quan, hoàn toàn không giống thời gian khách quan. Thời gian nghệ thuật mang tính cảm xúc, tính quan niệm: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác

phẩm nghệ thuật” (52, 39).

20T

Trong tác phẩm văn học, thời gian được dùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc và tư tưởng. Vì vậy 20T22T“Tìm hiểu thời gian, không gian nghệ

thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách

nghệ thuật và thẩm mỹ ở trong đó”20T22T(54,375).

20T

Con người khi đã ý thức về thời gian tức là đã ý thức về sự tồn tại của bản thân mình. Ý thức phát hiện về thời gian giúp người ta nhận thức sâu sắc hơn về thực tại cuộc sống.

20T

Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật có nhiều dạng khác nhau : thời gian vật lý, thời gian lịch sử, thời gian tâm lý, thời gian sự kiện, thời gian trần thuật...

20T

Thời gian trong văn học trung đại là thời gian tuần hoàn, có tính chất chu kỳ. Thơ Thiền hướng về thời gian Niết bàn, thời gian bất biến. Với Nguyễn Du, bao trùm hết thảy trong thơ ông là cảm thức về thời gian vô tận, thời gian của sự tàn tạ, phôi pha. Thơ ông nhắc nhiều tới cảnh thu, mùa thu giăng mắc khắp mọi nơi. Thu trong thơ ông xuất hiện với dáng vẻ cằn cỗi, xơ xác, đìu hiu:

22T

Chùa cổ lá vàng thu phủ kín,

22T

Triều xưa mây trắng sãi già rồi

21T

(Trông chùa Thiên Thai)

20T

Văn học thế kỷ XX phát triển phong phú, có nhiều cách chiếm lĩnh thời gian với nhiều hình thức thời gian nghệ thuật đa dạng. Văn học giai đoạn này có sự xáo trộn trên các bình diện thời gian, xuất hiện thời gian lịch sử với nhiều bình diện, cấp độ khác nhau.

20T

Thời gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu là thời gian sự kiện. 20T21TThời gian sự kiện 20T21Tlà thời gian năng động nhất, gắn bó với sự vận động, phát triển của các sự kiện trong tác phẩm nghệ thuật. 20TThời gian sự kiện21T20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật là 20T21Tthời gian thực tại, 20T21Tthời gian gắn liền với những biến cố, hành động trong hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt. Đó là những 20T22T"giờ trực chiến", "lệnh xuất phát", 20T22Tnhững phút 20T22T"quyết định mở đường" :

22T

Quyết định mở đường ba phút trước

22T

Ầm ầm xe chạy một giờ sau

21T

(Ngọn đèn chi bộ)

22T

Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh

22T

Chờ dăm phút nữa thôi có lâu là mấy

22T

...Súng lệnh nổ rồi! Cả vùng rừng bốc khói

22T

Những mảnh tàn rơi xuống lại bay lên .

21T

(Những mảnh tàn lá)

Thời gian sự kiện21T20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật được xác định một cách nghiêm ngặt từng phút, từng giờ. Đó là những giờ "G" có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các cuộc tấn công đánh trả kẻ thù.

Thời gian sự kiện21T 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu là thời gian hiện tại, đó là những thời gian diễn ra nóng bỏng không khí ác liệt của cuộc đấu tranh chống Mỹ.

20T

Thơ mới giai đoạn (1932-1945) thường thể hiện thời gian hồi tưởng, thời gian hoài niệm. Hiện tại đến với các nhà Thơ mới chỉ là những 20T22T"ngày ngao ngán", 20T22Tlà thời gian của sự đổi thay, tan vỡ, chia ly nên họ thường quay về quá khứ: 20T22T"Con người trong Thơ mới không

chuyển dịch tới tương lai, hướng tới tương lai mà chuyển dịch về quá khứ"20T22T(39,41). Quá khứ

trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ của các nhà Thơ mới. Xuân Diệu luôn 20T22T"Mơ xưa". 20T22TThi sĩ không mơ về tương lai, không nhớ lại tương lai mà là 20T22T"Mơ xưa":

22T

Ai có nhớ những thời hương phảng phất,

22T

Hạc theo trăng, tiên còn lẫn với người

22T

Những thời xa chim phượng xuống trần chơi

22T

Hoa cúc nở có người chờ đợi trước.

22T21T22T(Mơ xưa)

20T

Nhân vật trữ tình trong Thơ mới luôn hoài niệm, một sự hoài niệm khôn nguôi. Trong thơ Nguyễn Bính, nhân vật thường hồi tưởng 20T22T"Cái ngày cô chưa có chồng", "Ngày xưa dệt cửi chăn tằm", “Học trò trường huyện năm xưa ấy”, "Bữa ấy mưa xuân phơi

phới bay"20T22T... Quá khứ đối với họ là những gì đẹp đẽ nhất, tươi thắm nhất của sự hẹn hò, gặp

gỡ, hy vọng... Trong Thơ mới xuất hiện thời gian hiện tại thì hiện tại đó chỉ là sự tan vỡ, chia lìa, xa cách :

22T

Và hiện tại biết cùng chăng hỡi bạn

22T

Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh

21T

(Chế Lan Viên _ Những nấm mồ)

20T

Khác hẳn với Thơ mới, thời gian xuất hiện chủ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật là 20T21Tthời gian hiện tại. 20T21TThời gian hiện tại thể hiện bằng các cụm từ : 20T22T"đang", "mùa này", "hôm nay", "vừa", "giữa ngày này", "chiều nay", "sớm nay", "đêm nay", ...

-22THôm UnayU bom Mỹ rơi Hà Nội

-22TTrận địa UvừaU bắn rơi phản lực

-22TUSáng nayUăn cơm bên lèn đá

-22TUĐêm nayUtrên xe anh đi không nghỉ

-22TCon đường mòn Uchiều nayUsao đẹp quá!

22T

" Thời gian nghệ thuật bao giờ cũng là một hiện tượng cụ thể, lịch 20T22Tsử" (55,196). Thời

gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật xuất phát từ cơ sở khách quan của thời gian lịch sử, thời gian thực tại của cách mạng Việt Nam. Tại sao thời gian thực tại bao trùm trong thơ Phạm Tiến Duật nhiều như vậy? 20T34TCắt 20T34Tnghĩa điều này, chúng ta nhớ lại một chi tiết quan trọng ảnh hưởng tới đời thơ của ông. Phạm Tiến Duật nhập ngũ ngày 4/8/1964, chỉ một ngày sau, ngày 5/8/1964, Mỹ đã ném bom ra miền Bắc. Nhà thơ bước vào đời lính là bước ngay vào cuộc chiến tranh, từ đó, nhà thơ liên tục sống trong chiến tranh. Với một môi trường, hoàn cảnh, thời gian như vậy hầu như không còn chỗ cho những nghĩ ngợi về quá khứ, cho những hoài niệm đã qua. Nhà thơ chỉ kịp ghi lại những gì đang diễn ra trước cuộc sống sôi động của đất nước.

20T

Thời gian hiện tại trong thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện nhiều nhất là 20T21Tthời gian đêm. 20T21TKhảo sát qua sáu tập thơ, tần số xuất hiện của thời gian đêm : 141 lần :

22T

Bóng đêm ở Việt Nam

22T

Là khoảng tối giữa hai màn kịch

22T

Chứa bao điều thay đổi lớn lao"

21T

(Lửa đèn)

20T

Bóng đêm ở đây không còn là nỗi sợ hãi, rợn ngợp, âm u mà là sự chờ đợi, trông ngóng, 20T22T"chứa bao điều thay đổi lớn lao". 20T22TThời gian đêm bao trùm, là nơi diễn ra 20T22T"ngày

hội" 20T22Tra trận, là nơi nhịp sống căng thẳng, sôi động nhất. Bộ đội hành quân trong đêm

: 20T22T"Những đội làm đường hành quân trong đêm", 20T22Tchi bộ họp trong đêm : 20T22T"Chi bộ họp trong

đêm, bom Mỹ dội trên đầu", 20T22Ttiếng hát, tiếng hò cất lên trong đêm20T22T: "Ngày đi đêm hát khuya

không nghỉ", 20T22Ttấn công trong đêm : 20T22T"Đã quyết định rời bộ chỉ huy chiến dịch / Đêm tấn công

trăng sẽ hóa trạm đèn" ... 20T22TCuộc sống sôi nổi, khẩn trương, náo nhiệt luôn diễn ra trong đêm

:

22T

...Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích

22T

Kéo pháo lên trận địa đồng cao

22T

...Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ô tô

22T

Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,

22T

...Nơi tắt lửa là nơi dài tiếng hát

22T

Đoàn thanh niên xung phong phá đá mở đường

22T21T22T(Lửa đèn)

20T

Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, mọi hoạt động của dân tộc chủ yếu hướng vào ban đêm. Màn đêm bưng bít mắt kẻ thù tàn bạo nhưng màn đêm lại là người bạn đắc lực của cuộc chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo. Cả nước hành quân đánh giặc, những đêm xung kích lao vào trận đánh. Trong bóng đêm, từng đoàn xe hối hả ra trận, người lính vội bước quân hành, cô thanh niên phá bom san đường, mở đường ... Tất cả đều gấp gáp hướng ra tiền tuyến. Thời gian đêm giúp cho nhân vật trữ tình thực hiện được mục đích lý tưởng. Thời gian đêm là người bạn tâm đắc nhất, thời gian đêm đã ủng hộ mọi hành động, việc làm. Bóng tối đã 20T22T"phủ dày, che mắt địch", 20T22Tbóng tối đã thành 20T22T" Bức màn đen che những bào

thai chiến dịch" 20T22Tđể vận chuyển đạn, gạo, sửa đường, hành quân 20T21T...Thời gian đêm trong thơ

Phạm Tiến Duật là thời gian có ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất, lý tưởng nhất bởi nó là người bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

20T

Do nhận thức được bản chất của thời gian nên nhân vật trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật không lo sợ về thời gian. Họ luôn chủ động chiếm lĩnh thời gian. Đó cũng chính là hành động của những con người làm chủ cuộc sống, biết dùng thời gian phục vụ cho lý tưởng chân chính. Bình luận về chi tiết này, Hà Minh Đức khẳng định: "20T22TKhi đã đem toàn bộ

cuộc đời của mình gắn bó thiết tha với nhiệm vụ đấu tranh cách mạng dù trong mỗi phút

giây, thì tự nhiên không bao giờ con người có cảm giác bị "đánh mất thời gian", không bao

giờ người ta phải ân hận với quá khứ của mình" 20T22T(17,172).

20T

Trong thơ Phạm Tiến Duật, nhân vật trữ tình ít khi trăn trở, suy tưởng, hồi tưởng về thời gian quá khứ. Ớ thơ ông, ta luôn gặp những con người làm chủ, sáng tạo, tự tin, hành động cho hiện tại. Nếu xuất hiện sự hồi tưởng về quá khứ trong thơ ông thì quá khứ đó chỉ làm nền để khẳng định những giá trị bền vững cho thời gian hiện tại:

22T

Xưa Thanh Hóa và nay Thanh Hóa

22T

Hậu phương nghìn đời vững chãi của ta đây

21T

(Nghe hò đêm bốc vác)

22T

Em bảo với tôi rằng : Nay nghề mới trồng dâu

22T

Xưa ngụy trang cho đường, nay ngụy trang cho núi

22T

Xưa vội mở đường, nay khai hoang cũng vội,

22T

Lấp hố bom rồi nghe đất gọi lên đây

21T

( Áo của hôm nào, người của hôm nay)

22T

"Xưa" 20T22Tvà 20T22T"nay" 20T22Tlà những từ chỉ thời gian quá khứ và hiện tại. Trong ca dao, khi tác giả bình dân chỉ thời gian 20T22T"xưa, nay", 20T22Thoặc 20T22T"ngày đi, ngày về", "khi xưa, bây giờ" 20T22Tnhằm nói về sự đổi thay, thể hiện sự tiếc nuối, xao lòng trong tâm trạng nhân vật trữ tình 20T22T"Ngày đi em

chửa có chồng / Ngày về em đã con bồng con mang"...

20T

Thơ Phạm Tiến Duật khi đề cập đến thời gian hồi tưởng là để khẳng định những tư tưởng có giá trị trường tồn, vĩnh hằng của con người đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc :

22T

Tiếng bom ngừng nổ em ơi

22T

Anh thay áo mới da trời cũng thay

22T

... Anh đi buổi sáng hôm nay

22T

Dẫu thay áo khác chẳng thay sắc lòng

21T

(Thay áo)

22T

Chiều nay như thể mọi chiều

22T

Vẫn là nỗi nhớ niềm yêu cháy lòng

21T

(Chiều nay như thể mọi chiều)

22T

"Chẳng thay", "vẫn là" 20T22T... là những cụm từ thể hiện sự thủy chung, son sắt của con

người trước sự nghiệp cách mạng. Chiến tranh qua đi, tiếng bom sẽ thôi gào thét nhưng tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước vẫn không hề thay đổi trong trái tim người lính

20T

Thời gian đêm thể hiện ở những hành động hối hả, gấp gáp, căng thẳng, quyết liệt, khẩn trương:

22T

Đêm tắt lửa trên đường

22T

Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch

22T

Là tiếng những đoàn quân xung kích

22T

Đi qua.

21T

(Lửa đèn)

22T

Đêm rộng đêm dài là đêm không ngủ

22T

Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

21T

(Gửi em cô thanh niên xung phong)

22T

Anh đi xuyên ngày, anh đi xuyên tối

22T

Xe không mui, cây cối đến quây quần

21T

(Một đoạn thư riêng)

20T

Bằng hình tượng nghệ thuật thời gian đêm, tác giả đã cho người đọc thấy được dân tộc ta đang sống trong những ngày vĩ đại nhất của lịch sử loài người. Đó là thời gian của cuộc chiến đấu nơi tuyến đầu Tổ quốc. Chúng ta đang sống dồn không gian, thời gian cho hiện tại để làm nên những điều kì diệu nhất, làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu.

20T

Thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật có sự vận động diễn biến của các sự kiện hướng tới ngày mai tươi sáng. Thời gian sự kiện, đó là thời gian hiện tại, thời gian đêm. Những sự kiện và hành động trong thời gian hiện tại đều hướng về ngày mai. Thời gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật vận động có hướng từ hiện tại đến tương lai. 20T21TThời gian tương lai 20T21Txuất phát từ thời gian hiện tại.

20T

Nhân vật trữ tình trong Thơ mới rất sợ thời gian tương lai. Họ luôn lo âu, phấp phỏng khi nhìn về tương lai. Họ sống trong hiện tại nhưng lúc nào cũng lo sợ về tương lai : 20T22T"Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi"(Hàn Mặc Tử), "Nói đi em!

Anh rất sợ ngày mai"(Xuân Diệu). "Con người trong Thơ mới là con người không có tương

lai, hoặc không tin ở tương lai. Sự phấp phỏng, lo sợ này là nét đặc trưng của con người

trong "thời đại cái tôi" 20T22T"(39,43).

20T

Nhân vật trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật là con người của 20T22T"cái ta", 20T22Tlà con người của cộng đồng, hướng về tương lai rực rỡ của cách mạng. Họ có niềm tin tuyệt đối vào

tương lai vì họ nắm chắc được quy luật, xu thế tất yếu của cách mạng. Thời gian tương lai nhìn thấy rõ mồn một trong bước đi của cách mạng :

22T

Ngày thắng giặc đang gần phía trước

22T

Tình yêu nào không nhắc đến ngày mai

22T21T22T(Một giờ và mười phút)

21T20T21TCái nhìn về thời gian của con người trong thơ Phạm Tiến Duật là cái nhìn tích cực. Thời gian tương lai thể hiện niềm ước mơ, hy vọng về sự thắng lợi của cách mạng. Ngày thắng giặc đang đến rất gần, như đang nhìn thấy và nắm bắt được:

22T

Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng

22T

Anh dắt em trời chi chít sao giăng

21T

(Lửa đèn)

20T

Ý thức được thời gian tương lai là tốt đẹp nên con người trong thơ Phạm Tiến Duật không sợ sự xa cách, chia ly. Trong sự chia ly đã hẹn ngày tái ngộ :

22T

Đến chào anh sáng mai em đi

22T

Như ngày nào chào bà con hàng xóm

22T

Sự xa cách nhỏ trong sự xa cách lớn

22T

Một cuộc chia tay trong triệu cuộc chia tay

22T

Rồi ngày mai xa vắng nơi này

22T

Em lại có bao nhiêu đồng đội mới

21T

(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)

20T

Trong cuốn 20T22TMỹ học, 20T22THêghen cho rằng tự sự và trữ tình là thế giới của khách thể và chủ thể. Nếu tự sự tái hiện cuộc sống mang tính khách quan thì trái lại trữ tình tái hiện cuộc sống mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật vừa là yếu tố mang tính tự sự lại vừa là yếu tố mang tính trữ tình. 20T22T"Do tính chất tự sự mà có thời gian đồng

hiện" 20T22T(22,164). Thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện thời gian đồng hiện:

22T

Khi em ngồi nhớ anh ngày chủ nhật thẳm sâu

22T

Anh đang lội bùn, trong rừng đầy lá mục,

22T

Lúc em ngồi với học sinh là lúc

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)