Phạm Tiến Duật, cuộc đời và thơ:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 42 - 45)

21T

Cuộc đời:

20T

Phạm Tiến Duật vừa là bút danh nhưng cũng chính là tên thật của nhà thơ. Ông sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941 tại thị xã Phú Thọ. Bố Phạm Tiến Duật là người đã từng dạy Hán văn - Pháp văn nổi tiếng tại thị xã. Mẹ là người phụ nữ không biết chữ nhưng lại thuộc rất nhiều ca dao và những làn điệu quan họ. Phạm Tiến Duật đã chịu ảnh hưởng vốn trí thức sâu rộng ở bố, tình yêu văn học dân gian ở mẹ. Nhưng lên 3 tuổi bố mất, Phạm Tiến Duật về quê ngoại - làng Sỏi để sinh sống. Tuổi thơ của Phạm Tiến Duật gắn liền với những lễ hội văn hóa truyền thống, những điệu dân ca ngọt ngào say đắm lòng người. Chính vùng đất mang đậm phong vị văn hóa Trung Châu nơi quê ngoại là thế giới mê say, an ủi tuổi thơ côi cút của Phạm Tiến Duật . Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhận, Phạm Tiến Duật đã tiếp thu được những nguồn trong trẻo từ đời sống văn hóa dân gian.

20T

Gắn bó trọn vẹn tuổi thơ với vùng văn hóa Trung Du và chính mảnh đất ấy đã tạo dựng cho nhà thơ có nền văn hóa dân gian vững chắc, là hành trang để nhà thơ gắn bó với đời và thơ.

20T

Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân quan trọng làm nên thành công trong thơ Phạm Tiến Duật. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ chiến trận, thơ viết về Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ nên rõ ràng điều tạo nên sự thăng hoa trong thơ Phạm Tiến Duật là do có sự trải nghiệm của nhà thơ qua những năm tháng lăn lộn nơi chiến trường ác liệt. Có thể nói, không có Trường Sơn thì không có thơ Phạm Tiến Duật với những 20T23TVầng 22T23Ttrăng quầng lửa, Thơ một

chặng đường , Ở hai đầu núi...

20T

Thuở ấu thơ, Phạm Tiến Duật sống trong chiếc nôi kháng chiến của mảnh đất Trung Du. Nhà thơ đã sống trong sự yêu thương trìu mến của đơn vị bộ đội 308 và 312. Không khí hào hứng của đời sống văn nghệ kháng chiến đã cuốn hút và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tình cảm của nhà thơ. Với tình yêu nghệ thuật, say mê văn học, ham đọc, ham hiểu biết, Phạm Tiến Duật theo học khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Phạm Tiến Duật nhập ngũ ngày 4/8/1964 tại binh đoàn vận tải Quang Trung 559. 20T33TVốn 20T33Tliếng và trình độ văn hóa có sẵn, cộng với sự quan sát lăn lộn nơi thực tế chiến trường đã giúp cho thơ ông có dịp nở hoa kết trái trên mảnh đất màu mỡ ấy.

20T

Thơ

20T

Tạm biệt mái trường Đại học Sư phạm, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính là bước ngay cuộc chiến tranh. Suốt 14 năm cuộc đời quân ngũ, Phạm Tiến Duật luôn sống trong môi trường không bình yên, có nhiều biến động. Vì vậy, thơ Phạm Tiến Duật thường chứa đựng nhiều yếu tố sự kiện chiến trường : " 20T22TThơ anh là thơ viết ở chiến trường , lấy đời sống chân thực ở chiến trường làm cốt lõi" 20T22T(32,531).

20T

Thơ Phạm Tiến Duật viết ở chiến trường, ở Trường Sơn, vì thế thơ ông chứa được Trường Sơn nhiều hơn ai hết. Đến với thơ Phạm Tiến Duật, người đọc biết có một Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, đèo Ngang lại là " 20T22Tcon đèo chạy dọc", "nghe tiếng bom rất nhỏ" 20T22Tkhi ở giữa chiến trường, những 20T22Tchiếc xe không kính 20T22Ttrên chặng đường Trường Sơn . . .

20T

Thơ Phạm Tiến Duật lưu lại dấu vết một thời ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ ác liệt. Những vần thơ của Phạm Tiến Duật vừa giàu chất hiện thực, vừa giàu chất thơ. Từ hiện thực trần trụi, thô ráp của thực tế chiến trường, nhà thơ đã phát hiện những vẻ đẹp lắng lại trong chiều sâu của những nỗi niềm riêng. So với tập 20T23TVầng 22T23Ttrăng - Quầng lửa, Thơ

một chặng đường, 20T22Tsang tập 20T22TỞ hai đầu núi 20T22Tđã có sự chuyển biến về bút pháp, cảm hứng :

"Từ 20T22Thướng ngoại đến hướng nội, từ hiện thực sự kiện đến hiện thực tâm trạng, chất thơ

không chỉ là chất thơ mộc mạc của bản thân cuộc sống mà được chắt gạn qua những từng trải, suy ngẫm của nhà thơ" 20T22T(26,307).

20T

Thơ Phạm Tiến Duật nhiều bài thiên về tìm tòi, nắm bắt những cái thoáng gặp, về sự quan sát ngoại cảnh:

22T

Giữa đường gặp một cô gái

22T

Tôi nghĩ cô này xinh đây

22T

Đồng chí lái chính hớn hở

22T

Đồng chí lái phụ cau mày

21T

(Đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ và tôi)

20T

Bên cạnh đó, có một số bài không chỉ dừng ở miêu tả bên ngoài, nhiều vần thơ chạm sâu vào cõi tâm sự của những nỗi niềm lắng đọng :

22T

Từ bom rơi em chạy về làng bản

22T

Em chạy vào lòng mẹ cha mình

22T

Chạy vào lòng quê hương, chạy vào lòng đất nước

22T

Gót chân son chạy đến trái tim anh.

21T

( Theo gót chân của trẻ em Lào).

20T

Thơ ông bên cạnh những chi tiết hóm hỉnh, tinh nghịch, hài hước:

22T

Không có kính ừ thì có bụi

22T

Bụi phun tóc trắng như người già

22T

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

22T

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . . .

21T

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

20T

vẫn có những hình ảnh trìu nặng tâm tư tạo nên 20T22T“cung đàn” 20T22Ttrầm trong sự đa dạng của bút pháp thơ Phạm Tiến Duật:

22T

Những chéo vải màu lung linh dây phơi

22T

Hơi bếp ấm bay vào nỗi nhớ

22T

Nước bọt trẻ con ướt trên vai trên cổ

22T

Bàn tay nào vò trên mái tóc ta . . .

21T

(Nhớ về lũ trẻ )

20T

Nhà thơ có những phát hiện bất ngờ, độc đáo, nhiều chi tiết lạ, gây ấn tượng, vừa hài hước, đáng suy nghĩ. Hầu hết các bài thơ viết trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật đều viết bằng bút pháp hiện thực. Hiện thực ùa vào thơ ông một cách ồ ạt hơn nhiều so với một số nhà thơ cùng thời: Bế Kiến Quốc, Bằng Việt, Xuân Quỳnh. Phạm Tiến Duật đã khẳng định : 20T22T"Chính mức độ giáp mặt với chiến tranh đã góp phần quyết định bút pháp của họ" 20T22T(10,18).

20T

Từ nhiều đề tài khác nhau, Phạm Tiến Duật đã tạo nên một giọng thơ riêng của mình : nghịch ngợm, hóm hỉnh, mang đầy chất lính : 20T22T“Giọng thơ Phạm Tiến Duật đặc sắc, không

lẫn với ai ở khía cạnh lạc quan, khúc khích của nó. Cái khúc khích là thuộc về tuổi trẻ,

thuộc về người lính” 20T22T(32,541).

20T

Giọng thơ của Phạm Tiến Duật đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến ác liệt, dữ dội, nhất là ở Trường Sơn. Trong cuộc chiến gay go ấy, không thể tránh khỏi những hi sinh, mất mát, đau khổ. Viết về cuộc chiến tranh, phản ánh chân thực về nó, không cắt xén hiện thực nhưng không gây bi lụy, xót thương là một thử thách lớn đối với văn nghệ sỹ20T33T. Về 20T33Tmặt này, Phạm Tiến Duật đã tỏ rõ năng lực sở trường của mình. Chất giọng đó phù hợp với lính . Điều này giải thích tại sao thơ Phạm Tiến Duật lại được những người lính say mê đón nhận nồng nhiệt đến thế.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)