Hình tượng nghệ thuật:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.1.1. Hình tượng nghệ thuật:

20T

Nói, đến nghệ thuật là nói đến những dạng của ý thức xã hội và văn hóa tinh thần của loài người. Nghệ thuật là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: hội họa, điêu khắc, âm nhạc ... Khi nói đến nghệ thuật chúng ta hiểu rằng bản chất 20T22T"nghệ thuật là phương tiện nhận thức đời sống" 20T22T(49,7).

20T

Nghệ thuật cũng như các ngành khoa học tự nhiên đều phản ánh và lý giải cuộc sống nhưng nghệ thuật phản ánh và lý giải cuộc sống theo cách riêng của nó - tức là bằng hình tượng. Nghệ thuật thông qua hình tượng để phản ánh và lý giải cuộc sống: 20T22T"Nghệ thuật xây

dựng các hình tượng là để phản ánh và lý giải đời sống theo cách riêng của nó" 20T22T(49,20). Từ

lâu, nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristôte đã chú ý đến đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Ông cho rằng trong mọi lĩnh vực nghệ thuật như: sử thi, bi kịch, nhạc sáo, thơ ca đều là những 20T22T"nghệ thuật mô phỏng" 20T22T(31,15). Sự "mô 20T22Tphỏng" 20T22Tthế giới khách quan ở đây chính là việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng.

20T

Có rất nhiều ý kiến về thuật ngữ hình tượng nghệ thuật. Trong 20T22TTừ điển thuật ngữ văn học 20T22Tcho rằng hình tượng nghệ thuật là: 20T22T"sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và

cải tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật" 20T22T(23,121).

20T

Mỗi một hình tượng thuộc lĩnh vực nghệ thuật là bức tranh sinh động về cuộc sống được xây dựng bằng chất liệu khác nhau. Nếu như hội họa dùng chất liệu màu sắc, nghệ thuật điêu khắc dùng chất liệu đường nét, nghệ thuật âm nhạc dùng chất liệu âm thanh ... thì trái lại, hình tượng văn học nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ. Như vậy, hình tượng văn học nghệ thuật là bức tranh sinh động phản ánh cuộc sống được xây dựng bằng ngôn từ nhờ sự sáng tạo, tưởng tượng kì diệu của người nghệ sĩ.

20T

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm là hiện thực cuộc sống rộng lớn. Trong thế giới nghệ thuật ấy, có một số hình tượng tâm huyết trở đi trở lại nhiều lần như là một 20T22T"ám ảnh" 20T22Tđối với người nghệ sĩ. Những hình tượng ấy trở thành nỗi day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn. Những hình

tượng ấy 20T22T"càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu" 20T22T(36,16).

20T

Thế giới nghệ thuật thể hiện sự chiếm lĩnh, sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm. Những nhà văn có phong cách bao giờ cũng thể hiện một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo, không lặp lại. Hình tượng trong thế giới nghệ thuật bao giờ cũng là những yếu tố nghệ thuật sáng tạo. Muốn nắm bắt được thế giới ấy, muốn đánh giá đúng tư tưởng nhà văn, người đọc bao giờ cũng phải tôn trọng các yếu tố biểu hiện, các yếu tố lặp lại, những hình tượng tiêu biểu nổi bật trong thế giới nghệ thuật ấy. Bởi lẽ hình tượng nghệ thuật là 20T22T"con đẻ" 20T22Ttừ trong máu thịt tâm hồn của nhà văn. Nếu nhà văn 20T22T"không tiếp xúc, không lăn lộn với thực tế,

không có kinh nghiệm sống, người cầm bút không thể có được tư tưởng nghệ thuật theo

đúng nghĩa của nó, không sáng tạo được hình tượng văn học có giá trị nghệ thuật thực 20T22Tsự"(36,8). Tất nhiên khi tìm hiểu hình tượng nghệ thuật, người đọc không phải chỉ làm một phép tính cộng tần số xuất hiện các hình tượng mà phải đánh giá đúng chất lượng của hình tượng trong tác phẩm văn học.

20T

Thế giới nghệ thuật của nhà văn là một chỉnh thể. Khi tìm hiểu ý nghĩa của các hình tượng, không nên cắt nghĩa các chi tiết một cách riêng lẻ mà phải đặt nó vào chỉnh thể nghệ thuật. Đã nói đến chỉnh thể là phải có cấu trúc nội tại theo những nguyên tắc thống nhất. Các quan hệ nội tại giữa các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật phải có tính qui luật. Vì thế, muốn đánh giá đúng ý nghĩa hình tượng, người đọc phải đặt nó vào trong chỉnh thể, trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong chỉnh thể để từ đó thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, vào thế giới chủ quan của nhà văn để tìm ra ý nghía sâu sắc của hình tượng.

20T

Thơ là một thể loại của văn học. Hình tượng thơ là hình tượng của văn học. Tuy nhiên, hình tượng thơ được nhà nghệ sĩ xây dựng dựa trên những quy luật riêng của hoạt động ngôn ngữ: “H20T22Tình tượng thơ là bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng

tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sỹ” (20T22T13,100).Thơ là một thể loại văn học đặc

thù. Tư duy hình tượng trong thơ cũng có những nét đặc thù riêng. Nhà thơ tư duy bằng tâm hồn tràn đầy tình cảm, bằng cảm xúc : 20T22T“Tình cảm trong thơ là nhân tố trực tiếp xây dựng

hình tượng thơ”20T22T (18,171). Thế giới nghệ thuật thơ là thế giới tâm linh của tác giả 20T22T"là nghệ

thuật bên trong của tâm hồn". 20T22TVới những hiểu biết, tình cảm, kỷ niệm, vốn sống chất chứa

trong tâm khảm, nhà văn tái tạo, xây dựng thành bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống.

2.1.2. Ý nghĩa của hệ thống hình tượng trong thế giới nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)