Thể loại thơ lục bát:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 127 - 132)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠ PH ẠM TIẾN DUẬT

3.2.1.Thể loại thơ lục bát:

20T

Trong các thể thơ truyền thống của dân tộc, thơ lục bát chiếm một vị trí quan trọng. Nhịp điệu và cấu tạo thơ lục bát mang những nét độc đáo, đặc biệt của nền thơ Việt Nam : 20T22T"Trên nền của thanh bằng, câu thơ lục bát có âm hưởng trữ tình rất ngân vang khi dìu dặt

tha thiết, khi trong sáng tươi vui" (20T22T17,292). Thơ lục bát giàu nhạc điệu, uyển chuyển nên dễ

chuyên chở những tình cảm sâu lắng, mượt mà. Đạt được đỉnh cao trong thể thơ này phải kể đến những gương mặt tiêu biểu như : Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh...

20T

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trung Du có nền văn học dân gian phát triển rực rỡ, những điệu hát dân ca xẩm xoan ngọt ngào, sâu lắng đã đi sâu vào tiềm thức của Phạm Tiến Duật qua lời ru của mẹ, song Phạm Tiến Duật lại ít làm thơ lục bát. Theo thống kê trong sáu tập thơ, lục bát có 23 bài trên tổng số 228 bài chiếm 10,1%. 20T23TVầng 22T23Ttrăng quầng lửa _ 20T22Ttập thơ đầu tay mang lại vinh quang cho sáng tác thơ của ông cũng chỉ có một bài lục bát duy nhất 20T22TNgủ rừng. 20T22TCao nhất là ở hai tập: 20T22TỞ hai đầu núi, 22T23TVầng 22T23Ttrăng 22T23T22T23Tnhững quầng lửa 20T22Tcũng chỉ có 12 bài.

20T

Tuy làm rất ít thơ lục bát nhưng lục bát của Phạm Tiến Duật để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Thực tế, lục bát của Phạm Tiến Duật sử dụng nhuần nhuyễn, gieo vần rất chuẩn. Ông gieo vần bằng 100%, gieo vần chân (câu 6,8), vần lưng (câu 8). Nhịp trong thơ lục bát chủ yếu là nhịp truyền thống:

22T

Anh đi núi biếc trập trùng

22T

Non xa mấy dải một vùng quân đi

22T

Thấy núi nổi lúc xuống khe,

22T

Thấy non sa xuống ấy khi lên đèo

21T

(Cái cập kênh)

20T

Mặc dù có những bài thơ hay ở thể lục bát nhưng Phạm Tiến Duật lại ít sáng tác ở thể thơ này. Cái 20T22T"tạng" 20T22Tcủa Phạm Tiến Duật sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung, không ham giãi bày một cách mượt mà nên thơ lục bát 20T22T"khó ở" 20T22Ttrong ngôi nhà thơ của ông. Do có nhiều năm tháng lăn lộn nơi Trường Sơn ác liệt nên thơ Phạm Tiến Duật thường chứa đựng những chi tiết, sự kiện bộn bề của hiện thực đời sống mà 20T22T"cuộc sống với tất cả những sự kiện bộn

bề, những chất liệu phong phú, và sắc thái đa dạng nhất cũng gặp khó khăn khi đưa vào thơ

lục bát"(17,292). 20T22TThơ lục bát thường rất thích hợp để diễn tả những cảm xúc thiên về trữ tình thuần chất, trong khi đó thơ Phạm Tiến Duật có sự thâm nhập chất tự sự, chất suy nghĩ, chất chính luận ngày càng tăng. Vì thế, thể lục bát ít xuất hiện trong thơ ông cũng là điều dễ hiểu.

20T

Tuy xuất hiện ít nhưng những sáng tác lục bát của ông ra mắt bài nào là khiến người đọc nhớ ngay bài đó. Lục bát trong thơ Phạm Tiến Duật không xưa cũ bởi vì nhà thơ đã có ý thức tìm tòi, sáng tạo đem lại những năng lực biểu hiện mới nhờ các yếu tố sau :

21T

Nhịp thơ:

20T

Thơ trữ tình nói riêng và thơ lục bát nói chung có nhiều hình thức biểu hiện: lựa chọn từ ngữ, gieo vần, ngắt nhịp. Nhà thơ phải biết nhạy bén, linh hoạt để chọn lọc được những hình thức biểu hiện thích hợp, tạo được sự hài hòa cao nhất của nội dung.

20T

Lục bát của Phạm Tiến Duật linh hoạt trong cách ngắt nhịp. Kể cả ở dòng lục lẫn dòng bát, Phạm Tiến Duật đều sáng tạo trong cách ngắt nhịp :

20T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mộc nhĩ / là tai của rừng

22T

Cái đập / tai của một vùng con đê

21T

(Cái tai)

20T

Để diễn tả trạng thái ngạc nhiên mang chiều sâu nhận thức, ở câu lục có cách ngắt nhịp rơi ngay vào âm tiết "ờ"làm tăng sự chú ý của người đọc. Ngay ở câu bát kế cận nhau, ông dùng rất uyển chuyển :

22T

Ờ, / ra một đoa hoa hèn

22T

Có khi thức tỉnh / nỗi niềm cao sâu

22T

Việc đời / tháo gỡ từ đâu ?

22T

Ra hiên / thở khói thuốc lào, / gọi hoa

21T

(Hoa Lưu Ly)

20T

Khi thể hiện trạng thái tình cảm vững bền, Phạm Tiến Duật lại tìm về cách ngắt nhịp 3/3 ở câu lục, 4/4 ở câu bát: 22T Máy có chè, / em có anh 22T Niềm vui bình dị / mà thành sâu xa 128

21T

(Nông trường bao quanh nhà máy)

20T

Thơ lục bát thường nối liền dòng lục với dòng bát tạo thành một câu. Thơ Phạm Tiến Duật ngay ở giữa dòng bát có sự châm câu đột ngột, gây bất ngờ :

22T

Chim kêu khó ngủ, / cựa mình

22T

Nằm nghe / bạn thở hiền lành. / Rừng ơi

21T

(Ngủ rừng)

20T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc :

22T

Cái nơi / đông đúc trẻ con

22T

Xa rồi. / Vườn cũ / em còn đến không ?

21T

(Cái cập kênh)

20T

Dấu chấm câu rơi vào âm tiết mang thanh bằng: "rồi", 20T22T"lành" 20T22Tnhư một nốt trầm gieo xuống thể hiện một nỗi niềm bâng khuâng, sâu lắng.

20T

Nếu 20T22TThơ ca là sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa" 20T22Tthì chính những dấu ngắt, dấu lặng giữa dòng thơ thể hiện rõ điều đó.

20T

Nhịp điệu lục bát trong thơ Phạm Tiến Duật có thay đổi nhưng về cơ bản tác giả vẫn tôn trọng đặc điểm của câu thơ lục bát truyền thống: thanh điệu nghiêng về thanh bằng. Có nhiều câu thơ giữ nguyên cấu trúc 6/8 và ngắt nhịp truyền thống nhưng về lối diễn đạt có những nét đặc biệt:

-22TRừng rằng : ở được bao lâu

22T

Mà tìm gỗ tốt cho giàu thớ cây

22T

Lính rằng: nhà chúng anh xây

22T

Đã xây phải lựa công xây cho bền

21T

(Vùng làng)

-22TBúp vàng lá bạc đấy ơi

22T

Ai giàu hơn được quê tôi vùng chè

22T

Mà sao em cứ chẳng về

22T

Con đa đa gáy não nề làm sao

21T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nông trường bao quanh nhà máy)

20T

Những câu hỏi, những lời nhắn, câu trả lời ... đều được Phạm Tiến Duật đưa vào lục bát làm cho lục bát trong thơ ông có màu sắc mới, linh hoạt, phong phú.

20T

Lục bát trong thơ Phạm Tiến Duật có sự đa dạng, uyển chuyển trong cách ngắt nhịp. Những cách ngắt nhịp đó toát ra từ nội dung ý tưởng của câu thơ, phù hợp với diễn biến, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

21T

Cách dùng từ.

20T

Theo Jakôpxơn, ngôn ngữ thơ ca không nhằm chức năng thông báo, truyền đạt thuần túy mà tự lấy mình làm cứu cánh nội tại. Ngôn ngữ thơ ca đòi hỏi sự chính xác, chọn lọc, tinh tế.

20T

Lục bát của Phạm Tiến Duật bên cạnh việc sử dụng những ngôn từ chắt lọc, hình ảnh, ông đưa vào thơ cả những từ ngữ hết sức tự nhiên, mang màu sắc khẩu ngữ : 20T22T"ngủ liền", "kệ", "ngủ đất", "toòng teng", "đói mèm", "thơ cằn" ...

22T

Bấy lâu đội mũ sắt quen

22T

Buồn cười cái nón Utoòng tengUtrên đầu

21T

(Cái chao đèn)

22T

Bỗng đâu khúc nhạc lưu ly

22T

Làm mình giật thột giữa khi Uđói mèm

21T

(Hoa lưu ly)

20T

Từ ngữ trong cách đặt tiêu đề của Phạm Tiến Duật nghe ngồ ngộ, lạ tai. Ví dụ như : 20T22TCái tai, Cái chao đèn, Ngủ rừng, Cái cập kênh.. Với 20T22Tcách sử dụng từ ngữ tự nhiên, mang màu sắc đời thường, khẩu ngữ được nhà thơ đặt đúng lúc, đúng chỗ tạo được sắc thái dân giã, mộc mạc, chân thành, bộc lộ hiệu quả thẩm mỹ nhất định, giàu sức gợi cảm.

21TCách làm việc trên trục kết hợp.

20T

Lục bát truyền thống trong ca dao thường chú ý khai thác các đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản, nghĩa là chủ yếu làm việc trên trục lựa chọn. Lục bát trong ca dao 20T22T"gần như không sử dụng hệ kết hợp một cách mỹ 20T22Thọc"(6,253). Riêng lục bát trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu làm việc trên trục kết hợp, chỉ có trên trục kết hợp, lục bát trong thơ ông mới chuyển tải được những sự kiện, những biến động bất ngờ, khẩn

trương, dữ dội trong chuỗi ngữ lưu ngắn nhất. Lục bát truyền thống thường mượt mà, nhẹ nhàng, uyển chuyển thì lục bát trong thơ ông thường gồ ghề, góc cạnh, gân guốc, chứa đựng nhiều yếu tố khác thường :

22T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nào đã có nhau đâu

22T

Cùng trong còi ủ, khác nhau căn hầm,

22T

Hồ này em đến bao lần

22T

Cái ngày cao xạ đặt gần ghế đôi,

22T

Hoa đen hoa trắng đầy trời

22T

Cái hôm cầu gãy đầy người lên đê

22T

Hồ Tây bắt giặc lái về

22T

Đường thì vui thế em thì ở đâu?

21T

(Buổi sáng qua Hồ Tây)

20T

Đoạn thơ lục bát trên chứa đầy những sự kiện của cuộc sống thời chiến tranh : có tiếng còi báo động, căn hầm trú ẩn, pháo cao xạ, khói lửa của bom đạn và có cả sự kiện bắt giặc lái...

20T

Nhắc đến lục bát trong thơ trẻ chống Mỹ, ta thường nghĩ tới Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Tạo ... Lục bát trong thơ Nguyễn Duy mềm mại, trau chuốt. Nguyễn Duy 20T22T"đã góp phần đem lại một sắc điệu hiện đại cho thể thơ lục bát của dân tộc20T22T"(51,326). Lục bát trong thơ Nguyễn Duy tràn đầy cảm xúc thiết tha. Nhờ khả năng sử dụng lục bát nhuần nhụy, giúp nhà thơ chuyển tải một cách nhẹ nhàng những tình cảm hồn nhiên, chân thành :

22T

Một thời xa vắng chia nhau

22T

Nhớ thương vương lại đằng sau còn dài

22T

Một thời xa vắng chia hai

22T

Dấu chân mãi mãi chụm ngoài bờ tre.

21T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thơ tặng người xa xứ)

20T

Với Xuân Quỳnh, lục bát trong thơ thi sĩ hồn nhiên, trong trẻo, tràn đầy những lời hát ru:

22T

Ngủ đi, người của em yêu,

22T

Này, con tàu lạ vừa neo bến chờ,

22T

Trời đem nghiêng xuống mái nhà

22T

Biển xanh kia cũng đang mơ đất liền

22T

Anh mơ anh có thấy em

22T

Thấy bông cúc nhỏ rơi triền đất quê

21T

(Hát ru)

20T

Lục bát trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện sự sáng tạo tài tình trong cách dùng từ, đặt câu và chính Nguyễn Trọng Tạo chứ không phải Phạm Tiến Duật đã “bắt lục bát chịu

làm việc trên trục kết hợp” (6,258) một cách hoàn hảo nhất. Nhưng có thể nói Phạm Tiến

Duật đi đầu trong thao tác kết hợp. Vì thế, vị trí tiên phong trong sáng tạo xứng đáng được tặng cho ông.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 127 - 132)