Hình tượng không gian.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 75 - 88)

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.2.3Hình tượng không gian.

20T

Con người bao giờ cũng tồn tại hiện hữu trong không gian và thời gian nhất định. Không gian là nơi chốn, môi trường, hoàn cảnh, bầu trời, mặt đất bao quanh con người. Con người không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian: "20T22TTrong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian được tạo dựng cũng chỉ

là hình tượng không gian"(22,76). 20T22TKhông gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình

tượng nghệ thuật: 20T22T"Không gian nghệ thuật không giản đơn là không gian vật chất mà chủ

yếu là tái hiện lại không gian tinh thần ... Đó là hình tượng không gian20T22T"(52,50). Không gian

nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Không gian nghệ thuật hiện ra trong tác phẩm như là một thành tố nghệ thuật, một hình tượng không gian: “20T22TKhông gian nghệ

thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí,

số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người

và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy20T22T(53,339). Không gian nghệ thuật luôn là phương

tiện để người nghệ sĩ thể hiện cảm xúc, tâm tình, giãi bày tâm tư tình cảm. Qua không gian nghệ thuật, con người nhận thức được sự phức tạp của cuộc sống, hiểu sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật. Nghiên cứu bình diện không gian "20T22Tnhằm nhận thức cuộc sống một cách nghệ

thuật và nhằm thể hiện thế giới nội tâm, những động thái tâm hồn tinh 20T22Tvi"(34,135).

20T

Trong ca dao, người dân lao động gắn liền với không gian làng quê quen thuộc: bờ tre, giếng nước, sân đình, cầu ao... Ở môi trường không gian ấy, người lao động gửi gắm tình cảm chân thành, mộc mạc, đồng thời thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương.

20T

- Không gian trong văn học trung đại là không gian vũ trụ, không gian mở. Ở văn học trung đại, ta bắt gặp những hình ảnh núi cao, biển rộng, sông dài. Người xưa rất khát khao muốn được lên cao để chan hòa với vũ trụ và chiếm lĩnh không gian.

20T

Trong văn học, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tư tưởng của hình tượng. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới mà còn là hoạt động biểu hiện, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người. Nếu mỗi nhà thơ chân chính đều có một 20T22T"vùng thẩm

mỹ" 20T22Triêng thì Trường Sơn chính là vùng không gian quen thuộc trong thơ Phạm Tiến Duật.

20T

Nếu không gian trong Thơ mới là không gian tâm trạng, không gian nỗi niềm, không gian gắn liền với trạng thái day dứt khiến nhân vật luôn cảm thấy thổn thức, cô đơn thì không gian trong thơ chống Mỹ mang tính lịch sử. Không gian trong thơ Phạm Tiến Duật là 20T21Tkhông gian trận địa, 20T21Tkhông gian huyền thoại gắn liền với con đường Trường Sơn lịch sử. Không gian trận địa xuất hiện nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật.

21T

Không gian trận địa 20T21Tlà không gian mang tính vĩ mô. Không gian ấy gắn liền với cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Không gian trận địa có thể là không gian rộng như không gian con đường Trường Sơn, không gian hẹp như căn hầm, cánh võng, trạm gác, trại lán, buồng lái...

20T

Dù được biểu hiện bằng không gian rộng, hẹp khác nhau nhưng không gian ấy luôn thể hiện phẩm chất cách mạng ở tầm cao mới của nhân vật. 20T21TKhông gian trận địa 20T21Ttrước hết biểu hiện qua không gian rộng lớn, đó là 20T21Tkhông gian con đường 20T21TTrường Sơn.

20T

Không gian con đường không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật. Với Tố Hữu, không gian trong thơ ông gắn với con đường. Con đường là hình tượng không

gian xuyên suốt trong thơ Tố Hữu. Đó là con đường cách mạng, con đường đi đày, đường sang nước bạn, đường thống nhất. Không gian con đường trong thơ Tố Hữu được nhìn nhận theo nhiều hướng, trên nhiều bình diện khác nhau. Từ không gian con đường, nhà thơ đã khái quát đường cách mạng của dân tộc hơn nửa thế kỷ.

22T

Đâu phải đường xanh, đường qua máu chảy

22T

Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22T

Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy?

22T

Rất tự hào mà xót tận trong da.

21T

(Với Đảng mùa xuân - Tố Hữu)

21T

Không gian con đường 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật là con đường Trường Sơn, con đường đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về sức sống mãnh liệt, bền bỉ, dẻo dai, tinh thần quật khởi ngoan cường của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trải qua những năm tháng ác liệt, đầy biến động, đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một câu chuyện thần thoại ở Đông Dương, là "con 20T22Trắn trăm đầu luôn mọc

lại", 20T22Tkhông một sức mạnh đạn bom nào có thể hủy diệt được.

20T

Hình tượng con đường Trường Sơn trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh. Con đường được nhắc tới 256 lần trên sáu tập thơ mà chúng tôi khảo sát. Trước hết con đường Trường Sơn là 20T22T"tuyến đường huyết mạch " 20T22Tduy nhất để vận chuyển lương thực, vũ khí và cả những đoàn quân ra tiền tuyến, đó là 20T22T"đường chuyển đạn" 20T22Tvà 20T22T“đường chuyển gạo”:

22T

Đi giữa những sư đoàn ùn ùn súng pháo

22T

Đi giữa những đường xe ngút đầy đạn gạo

22T

Lưng Trường Sơn tấp nập tiến vào

22T

Tất cả, xin chào xin chào đồng chí

22T

... Tấp nập đường xe rộn ràng chân đất

22T

Rất kịp thời, chào các chị các anh

21T

( Chào những đạo quân...)

20T

Bằng một chuỗi động từ, tính từ : " 20T22Ttấp nập", " rộn ràng", "ùn ùn", "ngút đầy" 20T22Tgợi lên không khí náo nhiệt, khẩn trương, rộn ràng của những tháng năm cả nước háo hức hành quân ra trận.

20T

Con đường Trường Sơn những năm chống Mỹ là nơi bom Mỹ dội đêm ngày, nơi hứng chịu hàng triệu tấn bom. Không gian con đường Trường Sơn đã phản ánh sự ác liệt của chiến tranh :

-22TĐường núi cỏ cây bom vùi hết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-22TĐường qua trọng điểm

22T

Cây đổ tơi bời

-22TĐường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ

22T

Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang

-22TGiữa vùng ngổn ngang cây đổ

22T

Xe đi trong tầm bom rơi

-22TGiữa một vùng đồi ngổn ngang cây gãy

20T

Không gian con đường Trường Sơn luôn bị đạn cày, bom xới. Những hố bom ngổn ngang, chi chít, dày đặc trên đường " 20T22THố bom dày như lỗ hà ăn chân". 20T22TKhói, bom, bụi mù lúc nào cũng xuất hiện trên con đường Trường Sơn. Một không gian đầy khói bụi và tiếng bom đạn :

-22TBụi mù trời mùa hanh

-22TBụi phun tóc trắng như người già

-22TNơi túi bom bay mù bụi đỏ

-22TGiữa một vùng đất bụi khô rang

-22TCả một vùng bom rơi, bay tung bụi cát

-22TNgoài bụi ở chân trời có thấy gì đâu

20T

Bụi cát có thể là bụi cát trên đường đi nhưng chủ yếu là bụi cát do bom cày, đạn xới. Không gian con đường là không gian rộng, không gian vũ trụ. Con đường Trường Sơn đầy bom rơi gió bụi ấy lại chính là vùng không gian quen thuộc của những người lính trên đường ra trận. Con đường, cánh rừng là điểm hội tụ, là nơi gặp gỡ của những người lính

Trường Sơn : 20T22T"Lính gặp lính trùng trùng như rừng thẳm"(Đi trong rừng). 20T22TTrên con đường gió bụi ấy, ta gặp những đoàn quân tiến về phía trước, những bước chân đồng đội băng qua đèo, suối, đi hoài không nghỉ: 20T22T"anh đi trên xe không nghỉ", "trùng trùng quân đi", "Lại đi,

lại đi trời xanh thêm", " Những đoàn xe đi như không bao giờ hết" ... 20T22THọ đã đi qua hàng

nghìn cây số Trường Sơn :

22T

Không đếm được suối, không đếm được đèo

22T

Trăm cây số cũng chỉ là chặng ngắn,

22T

Nơi ta ngủ cánh rừng chưa định sẵn,

22T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi ta ăn, trăm tảng đá vô tình

22T

Trên đầu ta thay những mảnh trời xanh

22T

Bằng những mảnh trời xanh thăm thẳm khác

22T

Cảnh vật đổi làm lòng ta khao khát

22T

Nơi ta qua và nơi gọi ta đi

21T

(Chúng ta đi đường dài)

20T

Gắn với con đường là những địa danh quen thuộc trên dải Trường Sơn. 20T21TKhông gian con đường Trường Sơn 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật đi suốt chiều dài đất nước. Đó là không gian từ phía Bắc đến phía Nam : núi Nưa, núi Nhồi, Bến Thủy, ngã ba Đồng Lộc, Tùng 20T33TCốc, 20T33TĐèo Ngang ... Không gian từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn. Trên mọi nẻo đường Trường Sơn, rầm rập đêm ngày tiếng bước chân người, tiếng xe đi : 20T22T"Bao bước chân đội ngũ / Lại rộn rịp lên đường"(Nhớ đồng ca, hát đồng ca).

21T

Không gian con đường 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật như 20T22T"ngày hội" 20T22Tra trận. Đường Trường Sơn là điểm hội tụ của tuổi trẻ, của người lính, của những con người cùng chung lý tưởng, mục đích. Trên con đường ấy, tất cả đều hành quân chiến đấu để dành chiến thắng

"20T22TĐi chiến đấu để mang về chiến thắng". 20T22TVì vậy, con đường dù 20T22T"không ngớt tiếng bom

rung", "xuyên qua rừng già gai góc" 20T22Tnhưng con đường ấy vẫn rất đẹp, vẫn náo nức bước

quân hành:

-Con đường mòn chiều nay sao đẹp thế

Trùng bước lên nhau dù không cùng thế kỷ

-Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

-Hai anh em ta thành hai đồng chí

Náo nức hành quân đường dài vui nhỉ

-Em đã qua và em đã sang

Đẹp lắm đấy giữa ngày đánh Mỹ

20T

Bằng sự trải nghiệm, quan sát, phát hiện tinh tế, Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ những vùng không gian khốc liệt với những câu chuyện 20T22T"không thể tin ", " không thể

ngờ" 20T22Tnhằm làm nổi bật phẩm chất của những người lính, những người chiến sĩ lái xe hiên

ngang, dũng cảm, mưu trí. 20T21TKhông gian con đường Trường Sơn 20T21Tđã bộc lộ khí phách, phẩm chất của tuổi trẻ Việt Nam, sức sống Việt Nam. Đó cũng chính là 20T21Tthế đứng của dân tộc, tầm cao của đất nước 20T21Ttrong thời đại mới được hun đúc từ truyền thống lịch sử của cha ông : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22T

Cái hùng khí của một thời Sát Thát

22T

Lại nhân lên trong buổi sớm mai nay,

22T

Thế đứng Trường Sơn bền vững nhường này

22T

Đồng chí tư lệnh ơi, cho tôi vào mặt trận!

21T

(Trước mùa xuân điều tôi muốn nói)

21T

Không gian con đường 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật cũng chính là không gian công cộng, không gian xã hội. Trong không gian ấy, không phải xuất hiện hầu hết các tầng lớp quần chúng cách mạng như trong thơ Tố Hữu. Nếu không gian con đường trong thơ Tố Hữu xuất hiện rất nhiều hình ảnh : anh bộ đội, các bà mẹ, các em thiếu niên, chị lao công ... thì không gian con đường trong thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện chủ yếu là tầng lớp tuổi trẻ : cô bộ đội, anh lái xe, cô thanh niên xung phong, anh y tá, đồng chí coi kho, em gái văn công ... 20T21TKhông gian con đường 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật là nơi gặp gỡ của những người lính còn rất trẻ từ mọi miền quê khác nhau cùng hội tụ trên con đường đánh Mỹ.

21T

Không gian con đường 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu là 20T21Tkhông gian phía trước, không gian đi tới. 20T21TĐó cũng chính là 20T21Tkhông gian Nam tiến. 20T21TCác chặng đường hành quân đều tiến về phía trước. Đích của con đường là đi vào tiền tuyến :

-Các mũi tiến quân nhằm phía trước xuyên rừng

-Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

-Hàng nghìn dặm quân đi và xe chạy

Sẽ ào ạt cả binh đoàn vận tải. Đi vào

-Trên xe gạo con đi vào tiền tuyến

-Mấy trăm xe và mấy trăm người

Nhằm mặt trận tiến vào như cơn lốc

20T

Trên trục chính là không gian con đường, tất cả đều nhằm phía trước tiến quân. Xe nối xe, người nối người ùn ùn, rầm rập tiến vào Nam. Đèo cũng nhằm hướng Nam, xe đạn cũng nhằm hướng Nam, đường cũng tiến về Nam, người nhằm hướng Nam...

22T

Đèo nhằm hướng Nam, đường nhằm hướng Nam

22T

Xe đạn cũng nhằm hướng Nam, vượt dốc.

21T

(Đèo Ngang)

20T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó 20T21Tlà không gian biểu hiện sự thức tỉnh lương tri con người và thời đại. 20T21THọ chỉ có một lòng mong ước : 20T22T" Tất cả riêng chung / Dành cho miền Nam tất cả". 20T22TĐó là tình cảm yêu thương sâu nặng của miền Bắc dành trọn cho miền Nam. 20T21TKhông gian con đường 20T21Tđã thể hiện tinh thần cách mạng, khí thế hồ hởi, rạo rực của tuổi trẻ quyết đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

21T

Không gian trận địa 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật còn thể hiện ở 20T21Tkhông gian hẹp, 20T21Tkhông gian cá nhân. Không gian hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật là những căn hầm trú ẩn, những cánh võng, lán trại, buồng lái, những trạm giao liên, trạm gác trên đường hành quân. Không gian hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật không hề đối lập với không gian con đường. Không gian nhỏ hẹp, bé tí trong thơ ông luôn có xu hướng trận địa hóa bởi chỉ với không gian ấy mới có thể thử thách được phẩm chất, tinh thần cách mạng của nhân vật.

21T

Không gian hẹp 20T21Ttrong thơ Phạm Tiến Duật mang tính chất dã chiến. Không gian ấy có thể luân chuyển, thay đổi nhằm thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh trận địa, hoàn cảnh chiến trường. Đó là không gian nhằm che mắt kẻ thù và cũng chính là không gian phản ánh rõ nét nhất tư thế của người lính :

22T

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng

22T

Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác

22T

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát

22T

Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe

21T

(Vầng trăng và những quầng lửa)

22T

Trên trọng điểm mọi thứ đều xiêu vẹo hết

22T

Chỉ có dáng đi của chiến sĩ ta là ngay ngắn như không

21T

(Một bài thơ không vần...)

20T

Trong không gian trận địa ác liệt, nơi trạm gác, ở hầm trú ẩn hay trên trọng điểm, các chiến sĩ vẫn hát, vẫn đi lại 20T22T"ngay ngắn như không". 20T22TTình yêu, lời ca, tiếng hát vẫn cất cánh bay lên giữa vùng không gian khốc liệt của chiến tranh : 20T22T"Chiến tranh, bom đạn chỉ được

miêu tả như một cái nền để nhà văn dẫn độc giả vào một thế giới khác : thế giới của tình

người, của đức vị tha, lòng dũng cảm và nghĩa tình chung thủy. Nói cách khác, đó là thế

giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến

tranh"(4120T22T,213).

20T

Căn hầm là khoảng không gian nhỏ hẹp nhưng lại có ý nghĩa biết bao đối với dân tộc. Chính ở căn hầm trú ẩn, dân tộc đã hoàn thành bộ thông sử đầu tiên :

22T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ thông sử hoàn thành

22T

Trang cuối cùng viết trong hầm trú ẩn

21T

(Công việc hôm nay)

20T

Những căn hầm đã từng đón nhận bao bước chân đồng đội 20T22T"Đi qua bao hang đá / Ở

bao nhiêu nhà hầm". 20T22TChính không gian căn hầm tí tẹo đã đưa người lính đến giấc ngủ ngon

sau chặng đường dài hành quân :

22T

Ngủ giường vẫn chỉ giường thôi

22T

Ngủ đất mới thật là nôi của rừng

23T

Sẵn22T23Tsàng khẩu súng bên lưng

22T

Đất hầm đã lạnh, trông chừng sáng đây

21T

(Ngủ rừng)

20T

Không gian nhà hầm rất cần thiết cho cuộc cách mạng của dân tộc. Không gianPPnhà hầm đã từng chở che, nuôi dưỡng những người con của Đảng. Không gian ấy tuy nhỏ bé

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phạm tiến duật (Trang 75 - 88)