CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠ PH ẠM TIẾN DUẬT
3.1.1. Từ ngữ đậm chất lính
20T
Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của người lính viết về người lính và cuộc sống nơi chiến trường. Đó là những người lính sống trong sự biến động hàng giờ, hàng ngày nơi trận địa,
đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Chiêm nghiệm cuộc sống ở chiến trường : "20T22TPhạm Tiến
Duật sớm phát hiện thông tin và giao tiếp trực tiếp là nhu cầu thiết yếu nhất trong đời sống
tinh thần, tình cảm của người lính. Từ giữa chiến trường, anh cảm nhận sự hồi sinh một lần
nữa của văn học truyền miệng. Dường như văn học lính là văn học truyền miệng, thơ cho
lính phải là thơ coi trọng yếu tố "nói", yếu tố truyền miệng. Thơ phải gọn, giàu lượng thông
tin, phải giản dị và gây ấn tượng mạnh để dễ nhớ, dễ thuộc, và dễ truyền. Phạm Tiến Duật
đã tìm thấy một giọng thơ phù hợp" 20T22T(26,304). Đó là giọng thơ mang đậm chất lính.
20T
Trước khi vào lính, Phạm Tiến Duật đã tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sự phạm Hà Nội. Phạm Tiến Duật là nhà thơ có vốn văn hóa sâu rộng, tổng hợp ( 20T22Tvăn hóa dân gian, văn
hóa phương Đông, văn hóa phương Tây). 20T22TVới vốn tri thức tiếp thu từ nhiều nguồn khác
nhau, từ trường Đại học, từ trong cuộc sống đã tác động không nhỏ đến hệ thống ngôn từ của nhà thơ.
20T
Cái hay, cái đẹp trong ngôn từ của thơ Phạm Tiến Duật không phải thể hiện ở lớp từ ngữ bóng bẩy, trang nhã, gọt giũa, cầu kỳ, chải chuốt. Trái lại, cái độc đáo, cái hay, chất thơ trong ngôn từ của ông bộc lộ ở sự xù xì, thô nhám, góc cạnh, gồ ghề. Thơ Phạm Tiến Duật có xu hướng đưa ngôn ngữ thơ trở về với ngôn ngữ thường ngày của cuộc sống: 20T22T"Giữa muôn đợt sóng vỗ vào bờ thi ca, Phạm Tiến Duật là con thuyền độc mộc trần trụi không trang điểm, không cột buồm. Nó xé sóng, háo hức tiến thẳng vào bến bờ nhờ sự chèo lái của thi sĩ. Ngôn ngữ thơ anh trần trụi như ngôn ngữ giao tiếp đời thường, nhưng anh đã thổi
vào nó hơi thở kỳ lạ, khiến nó lung linh lên" 20T22T(65,134). Ngôn từ trong thơ Phạm Tiến
Duật 20T22T"trần trụi", 20T22Tkhông uốn éo, không trang điểm. Đó là ngôn ngữ của cuộc sống thường ngày.
20T
Ở một số nhà thơ khác, người đọc vẫn gặp một số từ ngữ cầu kỳ, sang trọng. Đó là sự trau chuốt, thiên về trừu 20T34Ttượng, 20T34Ttriết lý trong thơ Chế Lan Viên; sự mượt mà, gọt giũa, uyển chuyển trong thơ Xuân Quỳnh; trí thức, chuẩn mực trong thơ Bằng Việt. Lời ăn, tiếng nói của quần chúng nhân dân đã được các nhà thơ chú ý nhưng còn ở mức độ chừng mực.
20T
Riêng Phạm Tiến Duật, việc sử dụng từ ngữ trong đời sống thường nhật đưa vào thơ là một điểm mạnh trong sáng tác của ông.
20T
Thơ Phạm Tiến Duật mang tiếng nói của lính ở chiến trường bay về hậu phương để thỏa nỗi mong chờ. Bản thân là lính nên Phạm Tiến Duật có vốn từ ngữ của lính rất phong phú. Hơn nữa, thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu viết về người lính, nhân vật trong thơ chủ yếu là
người lính nên giọng điệu ngôn từ phải phù hợp với nhân vật. Nói về điều này, có lần Phạm Tiến Duật tâm sự : "20T22TTác phẩm văn học không chỉ phụ thuộc vào văn hóa của nhà văn, tác
phẩm văn học còn phụ thuộc vào văn hóa của chính nhân vật".
20T
Người lính thời chống Mỹ tự tin, hiểu biết, tinh nghịch, từng trải, hiện đại, đầy nhiệt huyết. Thơ Phạm Tiến Duật là tiếng nói của người lính trẻ Trường Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước.
20T
Ngôn từ trong thơ Phạm Tiến Duật tước bỏ mọi sự đẽo gọt cầu kỳ vốn có của thơ ca truyền thống. Từ ngữ trong thơ ông tự nhiên, mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn. Hệ thống từ Hán Việt ít xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật. Hầu hết các bài thơ chỉ có một vài từ Hán Việt. Chẳng hạn như : 20T22TNhật ký yêu đương 20T22Tcó từ 20T22T“nông trường”, Tiếng cười của đồng chí coi kho 20T22Tcó từ 20T22T"đồng chí"; Cái cập kênh 20T22Tcó từ 20T22T"hậu phương" 20T22T... Một số bài thơ khác như 20T22TNgủ
rừng, Nhớ, Cái chao đèn, Buộc chỉ cổ tay... 20T22Tkhông có một từ Hán Việt nào. Theo thống kê
của chúng tôi, từ Hán Việt trong thơ ông chiếm khoảng 4%, còn lại hơn 95% là từ thuần Việt.
20T
Sử dụng nhiều từ thuần Việt gây ấn tượng, nét về nghĩa, tự do hoạt động. Nó sẽ mất đi sắc thái trang trọng, cầu kỳ, tráng lệ của ngôn ngữ nhưng sẽ trả lại chất tự nhiên, giản dị, cụ thể, đời thường. Đó chính là ngôn từ của đời sống, ngôn từ của tuổi trẻ đã thoát ly nền văn hóa Nho giáo nơi cửa Khổng sân Trình.
20T
Trong thơ Phạm Tiến Duật, người đọc bắt gặp những khẩu ngữ, biệt ngữ của lính. Đó là những từ ngữ mang màu sắc bụi bặm, ngang tàng, tếu táo của lính, của dân tài xế lái xe: