TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan đồng nai đến năm 2020 (Trang 34)

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ của nước ta, có diện tích tự nhiên là 5.903,94 km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên miền Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Về địa giới hành chính, tỉnh Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như: quốc lộ 1 nối liền Bắc – Nam; quốc lộ 20 nối với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh thuộc cao nguyên; quốc lộ 51 nối với tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu; tuyến đường sắt Bắc – Nam; vị trí gần các cảng có lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lớn như các cảng thuộc khu vực Sài Gòn, cụm cảng Cái Mép (thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu); gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản (đá xây dựng, đất sét, cao lanh, cát…) và nguyên liệu phục vụ chế biến nông lâm sản (cao su, cà phê, hồ tiêu...).

Tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính, gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện, trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh. Dân số toàn tỉnh đạt 2,66 triệu người (số liệu thống kê năm 2011 của Tổng cục Thống kê), trong đó, trong độ tuổi lao động chiếm hơn 80% dân số. Bên cạnh đó là nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh ngoài vào làm việc tại các khu công nghiệp đã bổ sung cho tỉnh Đồng Nai lượng lao động dồi dào, đáp ứng về cơ bản nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.

Trong chặng đường đổi mới vừa qua, Đồng Nai đã phấn đấu phát triển toàn diện, trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, là địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng và phát triển khu công nghiệp và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp. Tính đến tháng 09/2012, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 31 khu công nghiệp được phân bố đều trong tỉnh, trong đó có thể kể đến một số Khu công nghiệp – Khu chế xuất (KCN) lớn như: KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2, KCN mata, KCN Loteco, KCN Nhơn Trạch 1, KCN Nhơn Trạch 2, KCN Sông Mây với tổng diện tích đất 9.838,31 ha. Diện tích đất KCN dành cho thuê là 6.444,1 ha, trong đó đã cho thuê được 3.996,63 ha (đạt tỷ lệ 62,02% diện tích đất dành cho thuê). Hiện trên toàn tỉnh Đồng Nai có 1.184 dự án đầu tư trong đó có 864 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư là 14,57 tỷ USD của 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với 320 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 33.252 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất giày, may mặc, điện, đồ gỗ, công nghiệp hóa chất, dệt, nhuộm, sản xuất lắp ráp xe gắn máy, ôtô…

2.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Đồng Nai

Sự ra đời của các KCN đã kéo theo hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của tỉnh Đồng Nai không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch XNK khoảng 20%/năm; ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trung bình 14,5%/năm. Kim ngạch XK, NK của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ trọng bình quân trên 9,17% kim ngạch XNK của cả nước

Bảng 2.1 Thống kê kim ngạch hàng hoá XNK tại Đồng Nai

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Cục Hải quan Đồng Nai Toàn quốc

Tỷ trọng XK NK Tổng cộng XK NK Tổng cộng 2010 7.546 9.167 16.713 84.838 72.236 157.074 10,64% 2011 9.535 10.743 20.278 96.905 106.749 203.654 9,95% 2012 10.488 10.466 20.954 114.572 113.792 228.364 9,17%

Nhận xét: Xét về tỷ trọng kim ngạch hàng hóa XNK tại tỉnh Đồng Nai so với cả nước tuy có chiều hướng giảm nhẹ từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng xét về số liệu tuyệt đối của từng năm thì kim ngạch hàng hóa XNK tại Đồng Nai lại có xu hướng tăng (cụ thể năm 2011 tăng 21,33% so với năm 2010). Riêng năm 2012, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng xuất nhập khẩu nên kim ngạch hàng hóa XNK tại Đồng Nai tăng không cao so với năm trước (năm 2012 chỉ tăng 3,3% so với kim ngạch năm 2011).

Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất (cụ thể năm 2010: 8.582 triệu USD; năm 2011: 10.114 triệu USD; năm 2012: 9.758 triệu USD), nhưng tương lai gần là hàng tiêu dùng (năm 2010: 406 triệu USD; năm 2011: 447 triệu USD; năm 2012: 512 triệu USD) sẽ tăng trở lại và chiếm tỷ trọng lớn hơn hiện nay vì việc thực hiện các cam kết quốc tế, tự do hóa thương mại, dịch vụ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu, cũng theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là các doanh nghiệp đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (năm 2010: 6.727 triệu USD; năm 2011: 8.433 triệu USD; năm 2012: 9.429 triệu USD).

Trong những năm qua hàng nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai chủ yếu là nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh và nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này đảm bảo cho nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, đặc điểm này cho thấy đặc trưng của ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai là tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp tại Đồng Nai có thời gian đầu tư rất dài, thông thường từ 30 – 50 năm. Điều này đảm bảo cho sự ổn định về phát triển kinh tế, cũng như có thể định ra các chiến lược lâu dài để thực hiện.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động XNK ngày càng phát triển trên địa bàn, Cục Hải quan Đồng Nai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với mục

tiêu đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai Nai

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Đồng Nai

Ngày 01/04/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 137/QĐ-TTg thành lập Cục Hải quan Đồng Nai. Cục Hải quan Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động ngày 03/01/1995. Sự ra đời của Cục Hải quan Đồng Nai kịp thời và cần thiết, đáp ứng hoạt động XNK ngày càng phát triển của các nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn. Đến nay, sau gần 20 năm thành lập, Cục Hải quan Đồng Nai đã lớn mạnh không ngừng. Từ bộ máy ban đầu chỉ có gần 24 cán bộ công chức (CBCC) với cơ cấu tổ chức chỉ 03 đơn vị, đến nay, quân số biên chế hiện tại của Cục đã là 328 công chức (chiếm khoảng 3% quân số biên chế toàn ngành) và 88 nhân viên hợp đồng, gấp hơn 10 lần quân số những ngày đầu thành lập. Tổng số đơn vị trực thuộc là 19 đơn vị gồm 09 phòng ban tham mưu giúp việc cho Cục trưởng, 01 Đội Kiểm soát Hải quan, 01 Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin và 08 Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu là những đơn vị trực tiếp làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp.

Hiện Cục Hải quan Đồng Nai đang làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận với số lượng hàng hóa có giá trị kim ngạch XNK gần 10% kim ngạch cả nước, số thu thuế XNK luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao.

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.2.2.1Chức năng

Cục Hải quan Đồng Nai là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận.

2.2.2.2 Nhiệm vụ

Cục Hải quan Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cục Hải quan Đồng Nai có những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận gồm: Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn quản lý của Cục Hải quan Đồng Nai.

- Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Tổng cục.

- Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan Đồng Nai trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy chế họat động của Thanh tra Hải quan.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các họat động của Hải quan.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt hàng công tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

- Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí họat động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Kết luận: vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ CBCC của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý CBCC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được pháp luật quy định cụ thể, trong đó, vấn đề phát triển chiến lược CBCC sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc.

2.2.3 Cơ cấu cơ quan, tổ chức và chức năng của các đơn vị trực thuộc 2.2.3.1 Cơ cấu cơ quan, tổ chức 2.2.3.1 Cơ cấu cơ quan, tổ chức

Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Đồng Nai gồm 19 đơn vị như sau:

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Đồng Nai

(Nguồn: www.dncustoms.gov.vn)

LÊ VĂN DANH Cục Trƣởng

Văn phòng

NGUYỄN VĂN CHIẾN Phó cục trƣởng Phòng Tài vụ Quản trị Phòng GSQL về Hải quan Phòng Tổ chức Cán bộ HUỲNH THANH BÌNH Phó cục trƣởng

Phòng Thanh Tra Phòng Thuế XNK

Chi Cục HQ KCX LB

Chi Cục HQ Bình Thuận Phòng CBL&XLVP

Đội kiểm soát Hải quan

Đội TH Đội QL thuế Phòng Quản lý rủi ro Ban Cải Cách và HĐH Đội 2 GC& SXXK Đội NV Đội TH

Trung tâm Dữ liệu và CNTT Chi Cục Kiểm tra STQ

Đội Tham mưu TH Đội QL thuế Đội 1 MST & T. Suất Đội NV

Chi Cục HQ Biên Hòa

Đội NV Đội QL Thuế Đội TH Chi Cục HQ LBT Đội NV Đội QL Thuế Đội TH Đội NV 2 ICD BH Chi Cục HQ Nhơn Trạch Đội TH Đội NV Đội QL thuế Chi Cục HQ Thống Nhất Đội QL thuế Đội TH Đội NV Chi Cục HQ Long Thành Đội NV1 Gò Dầu Đội QL thuế Đội TH Đội NV2 Tam Phước

Bộ máy của Cục Hải quan Đồng Nai hiện nay có 19 đơn vị, gồm:

- Khối phòng ban tham mưu: (1) Văn phòng, (2) Phòng Thanh tra, (3) Phòng Tổ chức cán bộ, (4) Phòng Giám sát quản lý về hải quan, (5) Phòng Thuế XNK, (6) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, (7) Phòng Tài vụ quản trị, (8) Phòng Quản lý rủi ro, (9) Trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin, (10) Ban cải cách hiện đại hóa, (11) Đội kiểm soát hải quan.

- Các Chi cục Hải quan trực thuộc: (1) Chi cục Hải quan Biên Hòa, (2) Chi cục Hải quan Khu chế xuất Long Bình, (3) Chi cục Hải quan Thống Nhất, (4) Chi cục Hải quan Nhơn Trạch, (5) Chi cục Hải quan Long Thành, (6) Chi cục Hải quan Long Bình Tân, (7) Chi cục Hải quan Bình Thuận, (8) Chi cục Kiểm tra Sau thông quan.

2.2.3.2 Chức năng của các đơn vị trực thuộc

- Chức năng của các phòng ban tham mưu: Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Cục về tất cả các mặt công tác, như: tổ chức, nhân sự, quản trị, tài vụ …đến các hoạt động nghiệp vụ; Thực hiện chức năng kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Chi cục hải quan trực thuộc để đảm bảo thống nhất, chính xác chung toàn cơ quan.

- Chức năng nhiệm vụ của Chi cục hải quan trực thuộc: Các Chi cục hải quan trực thuộc có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan đồng nai đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)