Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chưa có quy định về chế độ chính sách trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhân tài nên việc thu hút nhân lực chất lượng cao ở khối hành chính nhà nước chưa đáng kể so với khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
Các văn bản về quản lý đào tạo, chính sách đào tạo, quy định chế độ về tiêu chuẩn CBCC thường xuyên thay đổi. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nhân lực tham gia đào tạo còn thiếu thốn và không đồng đều khiến cho việc thực thi công tác đào tạo vừa bị động, vừa bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.
Do khối lượng công việc ngày càng tăng, biên chế ngày càng thiếu nên việc tổ chức học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho CBCC gặp nhiều khó khăn. Nhất là bố trí cho công chức nghỉ việc để đi học tập trung từ 3 – 6 tháng. Chủ yếu vẫn là vừa học, vừa làm hoặc học ngoài giờ nên chất lượng học tập không cao.
Việc đào tạo nâng cao kiến thức tin học cũng khó khăn. Hiện nay, công chức mới chủ yếu sử dụng máy tính ở trình độ văn phòng. Việc đào tạo tin học nâng cao còn hạn chế, do chi phí cho việc đào tạo này rất tốn kém.
Đội ngũ CBCC hình thành từ nhiều nguồn, từ nhiều trường và từ nhiều hệ thống đào tạo khác nhau nên khả năng tiếp cận kiến thức chuyên môn nghiệp vụ hải quan gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ CBCC thường xuyên thay đổi theo chế độ luân chuyển định kỳ dẫn đến việc thiếu cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực thực thi chính sách.
Cơ sở đào tạo chủ yếu, đặc thù của ngành là Trường Hải quan Việt Nam mới thành lập nên còn rất nhiều khó khăn về cơ sở đào tạo cũng như giảng viên cơ hữu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, Cục Hải quan Đồng Nai đã thực hiện nhiều biện pháp trong việc quản trị nguồn nhân lực của mình.
Trong phần chương này, trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan thực trạng số lượng, cơ cấu cũng như trình độ của đội ngũ CBCC Cục Hải quan Đồng Nai. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Đồng Nai.
Ngoài ra, ở phần cuối chương, tác giả phân tích những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong đó nêu lên các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan của những tồn tại nêu trên. Việc phân tích này chính là cơ sở để tác giả xây dựng các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Đồng Nai đến năm 2020.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC HẢI QUAN ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Cục Hải quan Đồng Nai đến năm 2020
3.1.1 Phƣơng hƣớng hoạt động:
Dựa trên những mục tiêu đã đề ra, Cục Hải quan Đồng Nai đã đề ra phương hướng hoạt động của mình, phấn đấu nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cục Hải quan Đồng Nai đã đưa ra những hướng hoạt động như sau:
- Cục Hải quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan. Cụ thể là mở rộng thủ tục hải quan điện tử đối với các loại hình doanh nghiệp; cho các doanh nghiệp đủ điều kiện ở tất cả các chi cục; rà soát hồ sơ, thủ tục để đơn giản hóa thủ tục hải quan.
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức, đồng thời chú trọng chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác thanh tra công vụ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và chấn chỉnh các sai sót liên quan đến nghiệp vụ, giáo dục và ngăn chặn các hành vi tiêu cực… nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức giỏi về chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng và thái độ phục vụ tốt. Thực hiện hiệu quả Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành là “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả” để xứng đáng là đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
- Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiến hành các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như tổ chức các buổi đối thoại, hướng dẫn và trả lời trên trang thông tin điện tử, hỗ trợ và giải thích về các quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu… nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đây cũng chính là biện pháp thu hút và mở rộng đối tượng thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai.
- Cục Hải quan quán triệt công tác thực hiện các biện pháp sau thông quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc và hành vi gian lận, kê khai không đúng
lượng hàng và tiền thuế v.v... để kịp thời chấn chỉnh các hành vi gian lận, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tiếp tục triển khai các phần mềm, quản lý giám sát để nhằm kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng các khâu; quản lý quy trình thủ tục hải quan hải quan điện tử theo hướng hiện đại; nâng cấp trang thông tin điện tử của Cục Hải quan, xem đây là một kênh tuyên truyền giáo dục pháp luật về hải quan hiệu quả cho các doanh nghiệp cũng như là kênh nhận phản hồi của doanh nghiệp về hoạt động của Cục Hải quan Đồng Nai.
3.1.2 Mục tiêu của đơn vị đến năm 2020
Mục tiêu của Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng cũng như toàn ngành Hải quan nói chung đến năm 2020 dựa trên các quan điểm nêu trong “Chiến lược phát triển ngành Hải quan Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ- TTg ngày 25/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hải quan.
Thứ hai, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đảm bảo phát triển theo định hướng của chương trình cải cách thủ tục hành chính. Kết hợp phát huy nội lực và sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba, lấy cải cách hiện đại hóa làm cơ sở để phát huy sức mạnh của ngành Hải quan.
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là giá trị cốt lõi dựa trên các quan điểm chiến lược để phát triển ngành Hải quan, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực hải quan đến năm 2020, cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng lực lượng hải quan hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro.
Thứ hai, xây dựng lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý
dữ liệu tập trung, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên hai mục tiêu tổng quát nêu trên, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng đã xây dựng các mục tiêu cụ thể ngắn hạn để từng bước hiện đại hóa lực lượng hải quan nói chung và nguồn nhân lực hải quan nói riêng. Các mục tiêu cụ thể đó là:
Mục tiêu thứ nhất, về thể chế: Cục Hải quan Đồng Nai luôn tích cực tham gia
xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế.
Xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại có nghĩa là hoàn thiện đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.
Mục tiêu thứ hai, về công tác nghiệp vụ: Các thủ tục và chế độ quản lý hải
quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử, thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử, thực hiện cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục an ninh theo chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan.
Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế, đảm bảo quản lý thuế công bằng minh bạch, khả thi, hiệu quả. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước, đảm bảo lợi ích quốc gia.
Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản đồng thời phòng chống có trọng điểm và có hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm.
Và đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020 hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với
quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh.
Mục tiêu thứ ba, công tác tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Xây dựng tổ
chức bộ máy tổ chức hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ an ninh, an toàn quốc gia.
Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập.
Mục tiêu thứ tư, công tác ứng dụng công nghệ thông tin: Đóng góp xây dựng
hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử, xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao và quản lý theo hướng dịch vụ.
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Đồng Nai đến năm 2020
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp làm việc tại Cục Hải quan Đồng Nai. Trước hết, Cục Hải quan cần phải căn cứ vào mục tiêu, khối lượng công việc phát sinh và thực trạng sử dụng cán bộ, nhân viên nhằm xác định những công việc nào cần tuyển thêm người. Với phương châm dùng người “đúng người, đúng việc, đúng lúc” nêntuyển chọn cán bộ, nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình quản trịnguồn nhân lực. Để thực hiện tốt nhóm chức năng này, cần có những giải pháp cụ thể trong công tác hoạch định nguồn nhân lực và phải công khai các công tác sử dụng nguồn nhân lực như luân chuyển, điều động, bổ nhiệm đội ngũ CBCC cũng như công tác cải tiến các tiêu chuẩn đánh giá và điều chỉnh chính sách phù hợp.
3.2.1.1 Công tác hoạch định nguồn nhân lực
Thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực trước hết phải làm tốt khâu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cần tuyển dụng. Việc dự báo này dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào kế hoạch của Cục Hải quan cũng như mục tiêu phương hướng của đơn vị trong giai đoạn sắp tới để xác định khối lượng công việc cần được thực hiện.
- Đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật, khả năng thay đổi công nghệ và các thay đổi về hành chính làm nâng cao năng suất lao động.
- Cơ cấu lao động theo công việc.
- Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên. - Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.
- Khả năng tài chính của Cục Hải quan cho công tác nguồn nhân lực.
Khi đã xác định nhu cầu nguồn nhân lực, cần tiến hành đánh giá xác định khả năng cung ứng nhân lực cho nhu cầu ấy. Qua phân tích thực trạng của công tác tuyển dụng lao động, sắp xếp phân công công việc tại Cục Hải quan Đồng Nai vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho các yêu cầu của công việc. Vì vậy, công tác tuyển dụng cần được cải tiến hoàn chỉnh. Theo đó:
- Việc tuyển dụng nhân sự phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của công việc, tiêu chí tuyển chọn người lao động phải dựa vào các yêu cầu thực tiễn của công việc, phải thông qua bảng mô tả công việc và bảng thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan để làm căn cứ tuyển dụng. Tránh tình trạng tuyển dụng tự phát theo cơ chế “xin - cho”, tuyển dụng khi chưa có nhu cầu.
- Thực hiện nghiêm khâu phỏng vấn, kiểm tra trong quá trình tổ chức phỏng vấn tuyển dụng, tránh tình trạng làm theo hình thức, không có tính cạnh tranh và không thể hiện tính sàng lọc để tuyển chọn người tài giỏi. Hạn chế tình trạng tuyển dụng nhân sự theo cơ chế “xin - cho” do mối quan hệ quen biết.
- Mở rộng nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, nhằm có điều kiện tốt hơn trong việc thu hút người lao động tài giỏi, có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc. Thông tin tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện báo chí và có thể đặt hàng
tuyển dụng tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực có uy tín.
- Đào tạo chuyên sâu các kỹ năng liên quan (kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng phân tích, đánh giá,…) cho đội ngũ những người làm công tác tuyển dụng, tạo điều kiện cho họ có những kỹ năng cần thiết để đánh giá, tuyển chọn đúng người, đúng việc giúp cho việc tuyển dụng thành công.
3.2.1.2 Công tác sử dụng nguồn nhân lực
Thực tế trong các năm qua, việc tuyển sử dụng và luân chuyển, điều động cán bộ của Cục Hải quan Đồng Nai mang tính chất giải quyết tình huống ngắn hạn. Thêm vào đó, trong vài năm hoạt động, một số người có năng lực ra đi, việc tuyển dụng mới chưa thật sự kịp thời đã tạo ra sự xáo trộn lớn về cơ cấu nhân sự của Cục Hải quan Đồng Nai. Để hoàn thiện công tác tổ chức và xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức chất lượng, Ban Lãnh đạo Cục Hải quan thông qua công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị cần thực hiện việc phân tích công việc để xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc, các kỹ năng theo yêu cầu của công việc đồng thời