Hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan đồng nai đến năm 2020 (Trang 35 - 37)

Sự ra đời của các KCN đã kéo theo hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của tỉnh Đồng Nai không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch XNK khoảng 20%/năm; ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trung bình 14,5%/năm. Kim ngạch XK, NK của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ trọng bình quân trên 9,17% kim ngạch XNK của cả nước

Bảng 2.1 Thống kê kim ngạch hàng hoá XNK tại Đồng Nai

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Cục Hải quan Đồng Nai Toàn quốc

Tỷ trọng XK NK Tổng cộng XK NK Tổng cộng 2010 7.546 9.167 16.713 84.838 72.236 157.074 10,64% 2011 9.535 10.743 20.278 96.905 106.749 203.654 9,95% 2012 10.488 10.466 20.954 114.572 113.792 228.364 9,17%

Nhận xét: Xét về tỷ trọng kim ngạch hàng hóa XNK tại tỉnh Đồng Nai so với cả nước tuy có chiều hướng giảm nhẹ từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng xét về số liệu tuyệt đối của từng năm thì kim ngạch hàng hóa XNK tại Đồng Nai lại có xu hướng tăng (cụ thể năm 2011 tăng 21,33% so với năm 2010). Riêng năm 2012, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng xuất nhập khẩu nên kim ngạch hàng hóa XNK tại Đồng Nai tăng không cao so với năm trước (năm 2012 chỉ tăng 3,3% so với kim ngạch năm 2011).

Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất (cụ thể năm 2010: 8.582 triệu USD; năm 2011: 10.114 triệu USD; năm 2012: 9.758 triệu USD), nhưng tương lai gần là hàng tiêu dùng (năm 2010: 406 triệu USD; năm 2011: 447 triệu USD; năm 2012: 512 triệu USD) sẽ tăng trở lại và chiếm tỷ trọng lớn hơn hiện nay vì việc thực hiện các cam kết quốc tế, tự do hóa thương mại, dịch vụ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu, cũng theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là các doanh nghiệp đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (năm 2010: 6.727 triệu USD; năm 2011: 8.433 triệu USD; năm 2012: 9.429 triệu USD).

Trong những năm qua hàng nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai chủ yếu là nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh và nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này đảm bảo cho nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, đặc điểm này cho thấy đặc trưng của ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai là tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp tại Đồng Nai có thời gian đầu tư rất dài, thông thường từ 30 – 50 năm. Điều này đảm bảo cho sự ổn định về phát triển kinh tế, cũng như có thể định ra các chiến lược lâu dài để thực hiện.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động XNK ngày càng phát triển trên địa bàn, Cục Hải quan Đồng Nai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với mục

tiêu đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan đồng nai đến năm 2020 (Trang 35 - 37)