Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH vì càng dễ dàng huy động được nhiều vốn cộng với chi phí huy động thấp thì điều đó cho thấy đó là một NH có uy tín, độ rủi ro thấp.
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) luôn chủ động, tích cực không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, giải quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư cũng như các tổ chức tiết kiệm. Cụ thể công tác huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) Tổng vốn huy động 410.387 100 357.899 100 -12,8 480.057 100 34,1 1. Phân theo đối tƣợng khách hàng
Tiền gửi của
dân cƣ 167.607 40,8 192.149 53,7 14,6 291.237 60,7 51,6 Tiền gửi của
TCKT 184.063 44,9 83.201 23,3 -54,8 128.625 26,8 54,6 Tiền gửi khác 58.717 14,3 82.549 23 40,6 60.195 12,5 -27,1 2. Phân theo kì hạn Tiền gửi không kì hạn 156.470 38,1 145.075 40,54 -7,3 153.624 32 5,9 Tiền gửi có kì hạn 253.917 61,9 212.824 59,46 -16,2 326.433 68 53,4
(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)
Nhìn vào Bảng số liệu 4.1 và Biểu đồ (Phụ lục 5) ta có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng.
Tổng nguồn vốn huy động giảm vào năm 2013 và tăng mạnh vào năm 2014.
Tiền gửi huy động từ dân cư tăng liên tục qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm. Tuy nhiên về con số tuyệt đối năm 2014 vẫn thấp hơn năm 2012.
Tiền gửi khác của Chi nhánh bao gồm tiền gửi ký quỹ và tiền gửi của các tổ chức tín dụng đây là loại tiền gửi mang tính chất không thường xuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên biến động của nó không đáng lo ngại.
Mặc dù, lãi suất huy động đang được điều chỉnh giảm tuy nhiên lượng tiền huy động của NH vẫn có xu hướng tăng là do:
Thứ nhất, các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn và mức độ an toàn không cao. Thị trường bất động sản có tín hiệu lạc quan hơn, tuy nhiên đó chỉ là tín hiệu của một phân khúc nhỏ các căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng, nơi những người có nhu cầu thực sự để ở.
Thứ hai, mức lãi suất huy động vẫn cao so với lạm phát. Điều đó đảm bảo cho người gửi tiền vẫn có mức lợi nhuận thực dương. Người gửi tiền tạm chấp nhận được trong thời điểm các kênh đầu tư khác không hấp dẫn. Tuy nhiên, trong việc gửi tiền ngân hàng, người gửi tiền có ưu tiên lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao hơn.
Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và đang có xu hướng giảm xuống.
Khi kinh tế suy thoái việc đầu tư vào thị trường tiền tệ, hay các thị trường khác thì lợi nhuận cũng không mấy khả quan, vì vậy an toàn đồng vốn được đặt lên hàng đầu, do đó người dân ưa thích gửi tiền vào NH làm cho tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên. Về phía các tổ chức kinh tế, họ thiếu vốn SXKD nên cần rút bớt tiền gửi của mình để trang trải các chi phí do vậy tỷ trọng KH này dần giảm xuống cũng là điều dễ hiểu.
Thứ ba, xét theo tổng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng lên. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm xuống.
Nguyên nhân: Giai đoạn 2012 – 2013, lạm phát tăng, lãi suất thực hưởng của việc gửi tiền vào NH bị âm, cộng với tình hình kinh tế bất ổn nên người dân lo ngại về độ an toàn của việc gửi tiền. Mặc dù thu nhập giảm sút nhưng giá cả các mặt hàng lại tăng cao vì vậy một bộ phận người dân có xu hướng tích trữ tiền để trang trải chi tiêu hàng ngày. Đó là nguyên nhân chính khiến cho cả hai loại tiền gửi giảm xuống vào năm 2013. Đến năm 2014, lạm phát ổn định hơn các chính sách tiền tệ bắt đầu phát huy tác dụng, người dân an tâm hơn khi gửi tiền vào NH, cùng với những thay đổi mạnh mẽ của NHNN trong việc quản lý vàng làm người dân không mấy mặn mà đầu tư vào vàng mà yên tâm gửi tiền vào NH làm lượng tiền gửi tăng lên. Hơn nữa lãi suất cũng biến động đúng quy luật, càng gửi kỳ hạn dài thì lãi suất tiền gửi càng cao, vì thế người dân ưa thích gửi tiền dài hạn hơn là ngắn hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng vốn huy động và tăng dần qua các năm. Đây là một cơ cấu vốn an toàn, cho thấy tình hình thanh khoản của Chi nhánh được cải thiện theo hướng tích cực.
Tóm lại, mặc dù giai đoạn 2012 -2014 là giai đoạn hậu khủng hoảng, yếu tố vĩ mô biến đổi liên tục theo hướng tiêu cực, các NHTM cạnh tranh chạy đua lãi suất huy động, sau cùng là quy định về trần lãi suất huy động của NHNN gây khó khăn cho không ít NHTM nhưng doanh số huy động của Chi nhánh vẫn tăng lên, tạo được một cơ cấu vốn khá an toàn. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải có thêm giải pháp để tăng nguồn vốn huy động đối với các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là các DN.