Thực trạng cho vay DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 64)

Phú Yên

Hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh chính là hoạt động cho vay, ngân hàng có thể tiến hành cho vay các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất. Trong đó cho vay các doanh nghiệp (đa số là DNNVV) là đối tượng khách hàng được quan tâm nhiều nhất, lượng khách hàng này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với khách hàng cá nhân tuy nhiên số lượng tiền cho vay lại chiếm tỷ trọng lớn hơn gấp nhiều lần.

4.3.1. Số lƣợng khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh

Trước hết ta cần xem xét số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh là bao nhiêu? Loại hình chủ yếu của các DN này là gì? Từ đó mới có cái nhìn khái quát nhất để làm cơ sở cho các phân tích sau.

Bảng 4.4: Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu DNNVV

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng Số lƣợng +/- % (+/-) Số lƣợng +/- % (+/-) Tổng số DN vay vốn 142 157 15 10.6 133 - 24 - 15.3 1. DN lớn 2 3 1 75 1 - 2 - 66,7 2. DNNVV 140 154 14 10 132 - 22 - 14.3 DN tư nhân 83 87 4 4.8 79 - 8 - 9.2 Công ty TNHH 37 44 7 18.9 36 - 8 - 18.2 Hộ SX có ĐKKD 12 17 5 41.7 14 - 3 - 17.6 Công ty cổ phần 8 6 - 2 -25 3 - 3 - 50 Tỷ trọng khách hàng DNNVV/ khách hàng DN 98,59 % 98.1% 99.25%

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Nhìn vào Bảng số liệu 4.4 và Biểu đồ (Phụ lục 8) ta có nhận xét sau:

hơn 98% tổng số DN vay vốn tại chi nhánh. Số lượng DNNVV vay vốn đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên ngân của những biến động. Năm 2013 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, cùng với những nỗ lực từ gói kích thích kinh tế của chính phủ từ năm 2012 làm động lực cho các DNNVV tiếp tục vay vốn, nên số DN vay vốn trong năm 2013 tăng lên 10,6%. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên thì DN lớn rất ít, DNNVV chiếm đa số. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên, tính đến năm 2013, toàn tình Phú Yên có 2.554 DN được thành lập nhưng đến đầu năm 2014 chỉ còn 1.680 DN hoạt động, trong đó có đến 1.646 DNNVV chiếm đến gần 98% tổng số DN toàn tỉnh. Vì vậy DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN vay vốn tại Chi nhánh có xu hướng tăng lên cũng là điều dễ hiểu.

Hai là, loại hình DNTN, công ty TNHH là loại hình DN vay vốn chủ yếu. DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số DNNVV vay vốn. Nguyên nhân: DNTN và công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn là do đây là loại hình DN chủ yếu có mặt trên địa bàn, hơn nữa đặc điểm của các DN này là rất cần vốn cho SXKD nhưng lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào các NH. CTCP tại Phú Yên có số lượng ít, hơn nữa họ có thể huy động từ các nguồn khác như phát hành cổ phiếu, nên ít phụ thuộc vào NH hơn. Hộ sản xuất cần vốn nhưng số vốn ít hơn so với các loại hình DN khác, quy mô gia đình là chủ yếu, nên họ có thể vay vốn từ người thân để trang trải chi phí, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí lãi vay, do vậy hộ sản xuất và CTCP chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DN vay vốn.

Như vậy, ta thấy khách hàng DN của chi nhánh chủ yếu là các DNNVV, loại hình chủ yếu là DNTN và công ty TNHH. Tuy nhiên số lượng DNNVV vay vốn tại chi nhánh đang có xu hướng giảm xuống, liệu có phải chi nhánh đang chú trọng hơn đến việc “chọn mặt, gửi vàng”? Hay việc số lượng khách hàng giảm xuống là do chính những yếu kém nội tại của chi nhánh. Để có đánh giá chính xác nhất ta đi phân tích các chỉ tiêu tiếp theo.

4.3.2. Doanh số cho vay của DNNVV

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình cho vay của ngân hàng đối với DNNVV trong thời gian gần đây, trước hết chúng ta xem xét đến quy mô vốn vay của DN qua các năm. Dưới đây là bảng số liệu tổng quát:

Bảng 4.5: Doanh số cho vay của DNNVV giai đoạn 2012-2014

(ĐVT:triệu đồng) Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số Vốn Tỷ trọng (%) Số vốn Tỷ trọng (%) % (+/-) Số Vốn Tỷ trọng (%) % (+/-) DSCV DNNVV 335.882 48,8 401.800 57,9 19,6 330.640 50,7 -17,7 Cho vay khác 351.942 51,2 292.045 42,1 -17,0 321.207 49,3 10,0 Tổng DSCV 687.824 100,0 693.845 100,0 0,9 651.847 100,0 -6,1

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Doanh số cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV của chi nhánh và đang có xu hƣớng giảm xuống.

Doanh số cho vay DNNVV đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân của những biến động. Năm 2013 trước những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế thế giới, DN tăng cường vay vốn để tiếp tục đầu tư, SXKD với hy vọng đem lại lợi nhuận cao, cùng với việc áp dụng các chính sách cho vay mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng của Chi nhánh khiến cho DSCV DNNVV năm 2013 tăng 19,6% so với năm 2012, tỷ trọng cũng tăng lên 57,9%.

Tuy nhiên tình hình kinh tế năm 2013 không biến chuyển thuận lợi như dự báo, thêm vào đó lãi vay cao của năm 2013 đã ngốn hết lợi nhuận của các DN, nên đến năm 2014 các DN gần như không còn sức chống chọi với khủng hoảng kinh tế, phải thu hẹp quy mô

sản xuất, cố gắng trả bớt nợ vay để giảm chi phí, nên DSCV DNNVV năm 2014 giảm 17,7%, tỷ trọng giảm xuống 50,7% là vì vậy. Tỷ trọng DSCV DNVVV so với DSCV của Chi nhánh khá cao trung bình khoảng 50,7% và đang có xu hướng tăng lên chứng tỏ tầm quan trọng của cho vay DNNVV đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.

4.3.3. Doanh số thu nợ DNNVV

Tình hình doanh số thu nợ để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng cho vay của Chi nhánh đảm bảo khi các khoản tín dụng đến hạn phải được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi.

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ của DNNVV giai đoạn 2012-2014

( ĐVT:triệu đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % (+/-) Số tiền

Tỷ trọng (%) % (+/-) DSTN DNNVV 140.959 38,9 192.373 41,2 36,5 372.116 49,2 93,4 Tổng DSTN của chi nhánh 362.183 100,0 466.942 100,0 28,9 756.303 100,0 62,0 Hệ số thu nợ DNNVV 0,42 0,62 1,13

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Nhìn vào Bảng 4.6 và Biểu đồ (Phụ lục 10) ta thấy: Doanh số thu nợ DNNVV liên tục tăng qua các năm. DSTN DNNVV liên tục tăng, tỷ trọng DSTN DNNVV trong tổng DSTN của chi nhánh liên tục tăng. Nguyên nhân của những biến động. Về phía các DN họ có xu hướng trả bớt nợ vay hơn là đi vay thêm, do SXKD ngưng tệ, lợi nhuận ngày càng đi xuống không thể gánh nổi lãi vay. Trước tình hình làm ăn thua lỗ của các DN, NH cũng trở nên thận trọng hơn trong các khoản vay, các chính sách thu nợ linh hoạt và hiệu quả hơn. Thêm vào đó là giai đoạn 2012-2014 có nhiều khoản nợ đến hạn trả nợ khiến cho DSTN DNNVV tăng cả về số tuyệt đối, lẫn tỷ trọng.

Hệ số thu nợ của DNNVV khá cao và liên tục tăng lên

Hệ số thu nợ năm 2012 là 0,4; năm 2013 là 0,62; năm 2014 là 1,13.

Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh đang ngày một tốt hơn, những khoản vay gần như là được thu hồi trong năm. Một phần nhờ nỗ lực vận động, đôn đốc thu nợ của các CBTD, ý thức của khách hàng vay ngày một cao hơn.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy DSCV và DSTN của DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV và DSTN của chi nhánh. DSCV DNNVV có xu hướng giảm xuống cho thấy DN đang thắt chặt các điều kiện vay hơn. DSTN tăng lên đây là một dấu hiện cho thấy công tác thu nợ hiệu quả hơn. Tuy nhiên chất lượng cho vay thực sự đến đâu ta vẫn phải đi xét tiếp các chỉ tiêu khác.

4.3.4. Dƣ nợ cho vay của DNNVV

Dư nợ cao cho thấy HĐKD của NH đang phát triển tốt, có uy tín, thu hút nhiều khách hàng, nhưng vấn đề là dư nợ đó phải là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn thì lúc đó ta mới có thể kết luận được chất lượng cho vay đến đâu.

4.3.4.1. Tổng dƣ nợ cho vay của DNNVV

Bảng 4.7: Tổng dư nợ cho vay của DNNVV tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014 (ĐVT:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/- ) Dƣ nợ DNNVV 352.136 46,2 537.224 58,8 52,6 413.625 51,1 -23 Tổng dƣ nợ của chi nhánh 762.126 100,0 989.029 100 29,8 809.218 100 -18,2

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Nhìn vào Bảng 4.7 và Biểu đồ (Phụ lục 11) cho ta có nhận xét sau:

Thứ nhất, dư nợ cho vay DNNVV có xu hướng tăng. Như đã phân tích ở những phần trên suy thoái kinh tế được cho là nguyên nhân chính khiến hoạt động kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn kéo theo dư nợ giảm 23% (123.599 triệu đồng) vào năm 2014. Nhưng nếu để ý kỹ biểu đồ ta thấy rằng dù dư nợ giảm mạnh nhưng con số tuyệt đối vẫn cao hơn năm 2012, như vậy là dư nợ nhìn chung dư nợ cho vay đối với DNNVV vẫn tăng.

Thứ hai, dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ toàn chi nhánh và có xu hướng tăng qua các năm.

Tỷ trọng dư nợ của DNNVV chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm càng chứng tỏ được tầm quan trọng của DNNVV đối với hoạt động tín dụng của NH. Để phân tích sát hơn ta sẽ đi vào phân tích theo từng đối tượng và lĩnh vực cho vay của NH.

4.3.4.2. Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo ngành kinh tế

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 (ĐVT:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 352.136 100 537.224 100 52,6 413.625 100 -23,0 Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp 16.198 4,6 20.415 3,8 26,0 12.409 3,0 -39,2 Công nghiệp 183.463 52,1 260.554 48,5 42,0 187.372 45,3 -28,1 Dịch vụ 152.475 43,3 256.255 47,7 68,1 213.844 51,7 -16,6

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Kinh tế Phú Yên đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đây cũng là xu hướng chung của nền kinh tế nước ta. Nhìn vào Bảng 4.8 và Biểu đồ (Phụ lục 12) cho ta thấy xu hướng kinh doanh của ngân hàng theo xu hướng phát triển chung. Những biến chuyển đó thể hiện như sau:

Thứ nhất, dư nợ ngành dịch vụ tăng cả về số vốn và tỷ trọng.

Phú Yên có tiềm năng du lịch lớn, có nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh, do vậy tiềm năng du lịch của tỉnh đang được xúc tiến khai thác, ngành dịch vụ nói chung theo đó cũng phát triển.

Thứ hai, dư nợ ngành công nghiệp tăng nhẹ, tỷ trọng có xu hướng giảm.

Hiện nay công nghiệp nhẹ Phú Yên đang được chú trọng phát triển, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là cơ hội tốt cho chi nhánh đầu tư vốn, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, hơn nữa cũng góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Thứ ba, dư nợ ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm cả về số vốn và tỷ trọng. Do xu hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp làm cho số vốn vay đầu tư vào ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm dần qua các năm. Hơn nữa đặc điểm cho vay đối với ngành này là tuy số món vay nhiều, nhưng số tiền vay lại ít, nên tỷ trọng ít cũng là điều dễ hiểu.

4.3.4.3. Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn nợ

Bảng 4.9: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn nợ giai đoạn 2012-2014 (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) % (+/-) Ngắn hạn 148.249 42 284.721 53 92,1 264.720 64 -7

Trung và dài hạn 203.887 58 252.503 47 23,8 148.905 36 -41 Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 352.136 100 537.224 100 52,6 413.625 100 -23

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)

Đi phân tích về cơ cấu vốn vay theo kỳ hạn của chi nhánh thông qua Bảng số liệu 4.9 và Biểu đồ (Phụ lục 13) trên, ta thấy như sau:

Một là, dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

Dư nợ ngắn hạn của DNNVV tăng dần qua các năm. Như số liệu và phân tích ở phần trước nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là nguồn vốn dài hạn và đang có xu hướng tăng lên. Như vậy NH có đủ khả năng để cung cấp vốn vay cả dài hạn và ngắn hạn tuy nhiên nhu cầu vay của NH chủ yếu lại là vay ngắn hạn do lãi suất vay dài hạn cao hơn vay ngắn hạn, hơn nữa nhiều DN không đủ điều kiện để vay dài hạn, như phải có phương án kinh doanh hay tài sản bảo đảm,...

Tuy nhiên Chi nhánh cần phải theo dõi kĩ các khoản vay này để tránh tình trạng các DN vay ngắn hạn nhưng lại sử dụng đầu tư cho dài hạn, điều này rất dễ gây ra rủi ro cho cả NH và DN.

Hai là, dư nợ cho vay trung-dài hạn cả về số vốn lẫn tỷ trọng: năm 2013 tăng 23,8% so với năm 2012; năm 2014 giảm 41% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu do cho vay dài hạn rủi ro cao nên lãi suất cao, điều kiện cho vay khắt khe hơn cho vay ngắn hạn nên ít DN đủ điều kiện vay dài hạn, các khoản vay ngắn hạn tăng, tránh rủi ro tổn thất cho NH, đảm bảo an toàn nguồn vốn.

4.3.5. Nợ quá hạn của DNNVV

Làm kinh doanh có lẽ ai cũng biết “Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao”. Hoạt động của NH là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các NH, nhưng hoạt động này

cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho các NH. Trong cho vay thì việc có các khoản nợ quá hạn là không tránh khỏi, nhưng như thế không có nghĩa là chấp nhận rủi ro mà phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Một NH có CLCV tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu nợ quá hạn, do đó, việc phân tích thực trạng nợ quá hạn là một trong những nội dung quan trọng nhất trong đánh giá về CLCV nói chung, và CLCV DNNVV nói riêng.

Bảng 4.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV giai đoạn 2012-2014 (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng dƣ nợ của DNVVV 352.136 537.224 413.625 Nhóm : Nợ đủ tiêu chuẩn 347.558 525.996 398.735

Nhóm 2 : Nợ cần chú ý 1.689 3.329 7.657

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn 1.432 3.467 4.405

Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ 1.018 2.871 1.812

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn 439 1.561 1.016

2. Tổng nợ quá hạn DNNVV 4.578 11.228 14.890

Nợ quá hạn DNNVV/ Nợ quá hạn chi nhánh (%) 36,6 54,3 51,9 Nợ quá hạn DNNVV/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 1,3 2,1 3,6 Tổng nợ quá hạn/ Tổng dư chi nhánh 1,64 2,09 3,55

3. Nợ xấu của DNNVV 2.889 5.449 7.233

Nợ xấu của DNNVV/ Nợ xấu của chi nhánh (%) 48,3 65,1 74,3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)