Làm kinh doanh có lẽ ai cũng biết “Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao”. Hoạt động của NH là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các NH, nhưng hoạt động này
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho các NH. Trong cho vay thì việc có các khoản nợ quá hạn là không tránh khỏi, nhưng như thế không có nghĩa là chấp nhận rủi ro mà phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Một NH có CLCV tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu nợ quá hạn, do đó, việc phân tích thực trạng nợ quá hạn là một trong những nội dung quan trọng nhất trong đánh giá về CLCV nói chung, và CLCV DNNVV nói riêng.
Bảng 4.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV giai đoạn 2012-2014 (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Tổng dƣ nợ của DNVVV 352.136 537.224 413.625 Nhóm : Nợ đủ tiêu chuẩn 347.558 525.996 398.735
Nhóm 2 : Nợ cần chú ý 1.689 3.329 7.657
Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn 1.432 3.467 4.405
Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ 1.018 2.871 1.812
Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn 439 1.561 1.016
2. Tổng nợ quá hạn DNNVV 4.578 11.228 14.890
Nợ quá hạn DNNVV/ Nợ quá hạn chi nhánh (%) 36,6 54,3 51,9 Nợ quá hạn DNNVV/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 1,3 2,1 3,6 Tổng nợ quá hạn/ Tổng dư chi nhánh 1,64 2,09 3,55
3. Nợ xấu của DNNVV 2.889 5.449 7.233
Nợ xấu của DNNVV/ Nợ xấu của chi nhánh (%) 48,3 65,1 74,3
Nợ xấu/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 0,82 1,01 1,75
Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ chi nhánh (%) 0,8 0,9 1,2
(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)
Dựa vào Bảng số liệu 4.10 và Biểu đồ (Phụ lục 14 và 15) ta đi phân tích cụ thể tình hình nợ quá hạn (NQH) và nợ xấu.
Thứ nhất, nợ quá hạn tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014.
NQH liên tục tăng qua các năm.Tỷ trọng NQH DNNVV trên tổng NQH của chi nhánh luôn ở mức cao và liên tục tăng. Tỷ lệ NQH DNNVV trên tổng dư nợ DNNVV tăng nhanh.
Nguyên nhân của những biến động. Như đã biết tình hình kinh tế đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ của các DN, đặc biệt trong năm 2012-2014 thì các DN gần như không còn sức để chống trả với khủng hoảng kinh tế kéo dài, nên việc trả nợ NH trở nên khó khăn, làm cho NQH tăng nhanh. NQH của DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng NQH của chi nhánh vì trong hoạt động cho vay của chi nhánh thì cho vay DNNVV chiếm đa số, như đã phân tích ở phần trên cả DSCV và dư nợ của DNNVV chiếm tới hơn 50% so với toàn chi nhánh và tỷ trọng tăng dần qua các năm. NQH chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm là vì vậy.
Thứ hai, nợ xấu của DNNVV liên tục tăng, tỷ lệ nợ xấu tƣơng đối thấp.
Nợ xấu DNNVV liên tục tăng, tốc độ tăng của nợ xấu lớn hơn cả tốc động tăng của dư nợ. Nợ xấu của DNNVV chiếm tỷ trọng cao và đang tăng dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ DNNVV tăng, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp. Tỷ lệ này thấp hơn ngưỡng an toàn 3% của NHNN rất nhiều, tuy nhiên chi nhánh cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này, tránh để nợ xấu tiếp tục tăng mạnh ảnh hưởng đến HĐKD.
Ngoài những nguyên nhân như đã nêu ở phần nợ quá hạn thì theo tác giả việc phát mãi tài sản đảm bảo khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nợ xấu tăng lên.