Kết hợp với việc phân tích thực trạng cho vay DNNVV dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay và kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Tác giả nhận xét rằng những hạn chế như sau: số lượng khách hàng DNNVV giảm xuống, doanh số cho vay giảm xuống, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, dư nợ cho vay dài hạn có xu hướng giảm xuống, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục tăng, vòng quay vốn rất thấp, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú là do sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân từ phía ngân hàng tác động mạnh nhất, tiếp đến từ phía khách hàng và cuối cùng là từ phía môi trường kinh doanh.
4.8.1. Từ phía môi trƣờng kinh doanh
Thứ nhất, trong giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế nước ta tăng trường không ổn định và gặp nhiều khó khăn, do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân nội tại trong nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thành phần kinh tế trong nước và các NHTM. Cụ thể là lãi suất cho vay liên tục tăng tiếp được giảm nhanh và mạnh hơn lãi suất huy động huy động khiến nguồn thu từ hoạt động tín dụng sụt giảm; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân suy giảm dẫn đến nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng chậm lại, dự phòng rủi ro tăng trích lập, từ đó dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút.
Thứ hai, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì thách thức đối với các DNNVV ngày càng nhiều, cạnh tranh gay gắt với các DN lớn trong nước và các DN nước ngoài do vậy tính khả thi của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng vay vốn NH bị hạn chế.
Thứ ba, hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có khá nhiều ngân hàng có nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến sự phát triển của chi nhánh.
Thứ tƣ, các quy định của NHNN phần nào cũng ảnh hưởng ngắn hạn đến hoạt động cung chi nhánh đơn cử như quy định về lĩnh vực cho vay sản xuất hay phi sản xuất, quy định về trần lãi suất huy động,... Hơn nữa, hầu hết các chính sách đều có độ trễ nhất định nên tác dụng chưa thật sự nhanh và mạnh.
Thứ năm, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN hiệu quả chưa cao: thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh về quy mô, loại hình, số lượng,.... đi đôi với nó là việc tăng cường quản lý, thanh tra giám sát. Tuy nhiên công tác thanh tra giám sát vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chủ yếu là thanh tra tại chổ, vẫn còn thụ động khi chỉ xử lý các vụ việc đã phát sinh rồi. Do vậy vẫn còn nhiều sai phạm lớn xảy ra về cho vay, bảo lãnh tín dụng và để lại nhiều hậu quả nặng nề.
4.8.2. Từ phía ngân hàng
Thứ nhất, công việc thu nhập và phân tích thông tin tín dụng DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng làm đánh giá tín dụng chưa đúng, dẫn đến hạn chế tín dụng.
Thứ hai, rủi ro đạo đức khi cán bộ tín dụng không thể giám sát đầy đủ hành vi của phía đối tác khi hợp đồng đã ký kết xong, do khả năng hạn chế trong việc xác định rủi ro và giám sát hành vi, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Thứ ba, quy trình tín dụng được áp dụng chung cho tất cả các DN không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô DN trong khi đó mỗi loại hình lại có những đặc điểm khác nhau, việc đánh đồng tất cả các loại hình dễ gây ra sai sót khi thẩm định.
Thứ tƣ, đội ngũ cán bộ NH tuy đã có ý thức trách nhiệm, nhưng vẫn còn một vài cán bộ còn thiếu sót về mặt tích lũy kiến thức, về chuyên môn, kỹ thuật. Do đó,
những kết luận khi xem xét, đánh giá, thẩm định dự án xin vay ít nhiều bị chi phối theo chiều hướng thiên lệch.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát tín dụng chưa hiệu quả còn mang tính hình thức, hầu như chỉ kiểm tra những lỗi có thể thấy trên giấy tờ mà chưa đi vào bản chất của hoạt động cho vay để tìm ra các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra lực lượng phục vụ công tác này không nhiều do đó cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng kiểm tra giám sát.
4.8.3. Từ phía khách hàng DNNVV
Thứ nhất, vốn tự có của các DNNVV hiện nay còn quá nhỏ, DN phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ NH, nên khi NH thắt chặt cho vay thì DN gần như rơi ngay vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến HĐKD bị đình trệ, lợi nhuận giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho các khoản vay cũ, không tiếp cận được khoản vay mới.
Thứ hai, khách hàng sử dụng sai mục đích ban đầu khi đi vay vốn ở NH. Mặc dù trước khi cấp tín dụng, khách hàng có phương án khả thi, hiệu quả song trên thực tế khách hàng đã dùng vốn vay này để đầu tư vào các dự án bất động sản, đầu tư chứng khoán với rủi ro cao nhưng mang lợi tỷ suất sinh lời cao. Dẫn đến khả năng không trả được nợ cho NH khi có sự biến động trên các thị trường này.
Thứ ba, việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các DNNVV khiến NH khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh khoản các khoản vay của DN, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay.
Thứ tƣ, tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các DN. Tuy nhiên, do các DNNVV thường yếu về kỹ năng quản lý và tài chính nên việc xây dựng các phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, hầu hết các DNNVV chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ sáu, về phương diện quản lý, đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNNVV còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Do những hạn chế đó, một số người có khuynh hướng hoạt động theo kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về quản lý tổ chức, về phát triển thương hiệu, về cạnh tranh, về máy tính và công nghệ thông tin. Vì vậy dẫn đến nhiều rủi ro và thất bại.
Thứ bảy, khách hàng không có thiện chí trả nợ cũng được xem là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Có rất nhiều trường hợp DN có khả năng tài chính nhưng vẫn chay lì không trả nợ ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chương 4 của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa ra kết quả hoạt động và tình hình cho vay, huy động vốn của NHNo&PTNTViệt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên qua các năm từ 2012 – 2014.
Thứ hai, phân tích các số liệu để đo lường các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay DNNVV tại NHNo&PTNTViệt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên.
Thứ ba, bên cạnh đó trình bày kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ ngân hàng, khách hàng và môi trường kinh doanh đến chất lượng cho vay DNNVV. Nhân tố ngân hàng được xem là ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cho vay, vì thế qua đây cho thấy ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên.
Thứ tƣ, dựa trên những kết quả phân tích, khảo sát nêu lên những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đó được xem là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với hoạt động cho vay góp phần nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN 5.1. Những định hƣớng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên
Căn cứ vào các chỉ tiêu được NHNo&PTNT Việt Nam giao, xây dựng trên cơ sở định hướng chung của toàn chi nhánh, hoạt động cho vay đối với các DNNVV có những định hướng cụ thể sau:
- Xây dựng một danh mục các khách hàng DNNVV có chất lượng cao, sử dụng đa dạng các tiện ích của NHNo & PTNT.
- Xây dựng chính sách đa dạng, phù hợp với từng nhóm KH nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao CLCV đối với khách hàng DNNVV.
- Chính sách KH đối với các DNNVV theo các ngành nghề khác nhau sẽ do quy định NHNo&PTNT trong từng thời kỳ theo nguyên tắc:
+ Hạn chế mở rộng và phát triển cho vay, bảo lãnh đối với các DNNVV có hoạt động SXKD trong các ngành nghề kém hiệu quả, mức độ rủi ro cao. Ưu tiên cho vay các DN hoạt động trong các ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Tích cực, chủ động tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt là công ty du lịch, công ty xây dựng, các khu nuôi trồng và chế xuất.
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi nhân viên trong phòng bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp vốn.
5.2. Giải pháp
Trong hoạt động cho vay của NH, chất lượng khoản vay chính là yếu tố quyết định thành công và uy tín cho vay của NH. Nếu như NH càng có nhiều khoản vay có
chất lượng cao, khả năng thu hồi vốn lớn thì uy tín của NH càng được nâng cao, thu hút được các khách hàng gửi tiền tiết kiệm, mặt khác doanh thu của NH cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay chính là một yếu tố quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển đi lên của NH. Sau quá trình nghiên cứu về thực trạng CLCV của DNNVV và kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNNVV tại Chi nhánh tác giả đưa ra một vài giải pháp nhằm giúp nâng cao CLCV của DNNVV.
5.2.1. Về phía các ngân hàng thƣơng mại
5.2.1.1. Hoàn thiện quy trình cho vay phù hợp với DNNVV
Hƣớng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và kịp thời
CBTD cần phải thông báo cho khách hàng những quy định về thủ tục vay, điều kiện vay, tiện ích của từng loại vay vốn phải được phổ biến rộng rãi.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định khi cho vay đối với DNNVV
Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, NH phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản và quan trọng là phân tích tổng thể KH trước khi cho vay.
Thứ nhất, phân tích KH: NH cần khai thác triệt để các mối quan hệ của mình với các tổ chức, cá nhân trong xã hội để nắm bắt được thông tin chính xác về KH vay vốn, đánh giá quan hệ tín dụng của KH với chi nhánh trong quá khứ và với các tổ chức tín dụng, thu thập thông tin về uy tín DN, xem xét các hoạt động SXKD của chủ DN.
Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư: cần xem xét kỹ tính khả thi của dự án bằng nhiều phương pháp phân tích, so sánh với thực tế tại địa phương và bình quân ngành. Ngân hàng cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình để xây dựng dự án, phương án SXKD cho khách hàng.
Thứ ba, thẩm định tài sản đảm bảo: phải sát với giá trị thị trường, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, cần phải xem xét giá trị tài sản trước, trong và sau khi cho vay có bị giảm giá trị hay không từ đó có phương án xử lý thích hợp.
5.2.1.2. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp đối với DNNVV
Chính sách khách hàng
Thực hiện chính sách KH đặc biết đối với DNNVV là một giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa công tác cho vay đối tượng này. Từng bước đổi mới chính sách KH bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ nhanh hơn, chất lượng hơn. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch và mở rộng thị phần cho vay của NH cụ thể:
Thứ nhất, NH không nên từ chối hết những phương án vay của các DN chưa đáp ứng yêu cầu, NH có thể tư vấn xây dựng phương án kinh doanh cho các DN.
Thứ hai, tổ chức thêm các hoạt động nhằm kết nối NH với DN như: Hội thảo, hội nghị giúp các KH có cơ hội tiếp xúc với nhau và với NH trao đổi học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh để đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của NH.
Thứ ba, Ngân hàng có thể tìm kiếm, xây dựng quỹ hỗ trợ DNNVV, ở đây không chỉ là hỗ trợ về vốn vay mà còn hỗ trợ cả về kinh nghiệm hoạt động SXKD.
Chính sách lãi suất linh hoạt cho DNNVV
Thực tế ở Chi nhánh, ngoài các mức lãi suất cho vay thông thường áp dụng cho mọi đối tượng KH thì cũng đã có áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho một số DN, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Để góp phần vào việc tạo nguồn vốn cho các DNNVV thì Chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo hướng sau:
- Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn:
+ Với khách hàng quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì cơ chế được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan
hệ lâu dài với KH, vừa khuyến khích cho các KH tăng cường mối quan hệ với Chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho NH.
+ Tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề của KH mà có những ưu đãi về lãi suất nhằm kích thích DN trong khu vực, ngành nghề đó phát triển.
- Đa dạng hoá các loại hình lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ SXKD của KH. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, KH có nhiều cơ hội lựa chọn khoản vay thích hợp cho HĐKD của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ NH đúng hạn.
Chính sách kỳ hạn nợ cho vay và thời hạn trả nợ
Ngân hàng cần phải tăng cường công tác huy động trung và dài hạn hơn nữa từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân thông qua chương trình huy động với lãi suất ưu đãi và lợi ích đi kèm, có huy động nguồn vốn dài hạn dồi dào mới có thể đủ vốn cho vay ra. Hiện nay chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu và cho vay ngắn hạn, hoạt động cho vay dài hạn chưa được chú trọng và phát triển hợp với tiềm năng sẵn có của Chi nhánh.
Kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của DN. Nếu kỳ hạn trả nợ nhỏ hơn hoặc lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn thì DN sẽ chưa có nguồn để trả hoặc ứ động vốn, có thể dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích và có thể gặp rủi ro.
Chính sách về quy mô vốn vay và hạn mức cho vay
Vì nguồn vốn chủ sở hữu thấp, DNNVV chủ yếu huy động từ nguồn tín dụng ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần quan tâm đến nhu cầu vay vốn của DNNVV cũng