2.3.1. Cơ sở lý luận chung về cho vay ngân hàng
Theo khoản 16 Điều 4 Luật các Tổ chức Tín Dụng số 47/2010/QH12:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi.”
Cho vay ngân hàng gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn cho vay: Ngân hàng chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.
+ Giai đoạn sử dụng vốn: Bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong một thời gian nhất định, hết thời gian thỏa thuận, bên đi vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay.
+ Giai đoạn hoàn trả: Sau thời gian sử dụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thể xem là lợi tức của bên cho vay.
2.3.2. Cơ sở lý luận về chất lƣợng cho vay đối với DNNVV 2.3.2.1. Khái niệm chất lƣợng cho vay
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do người tiêu dùng đặt ra, để được người tiêu dùng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau (theo www.chatluong.vn).
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), “chất lượng” được định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” (Nguyễn Văn Tiến, 2013, trang 121).
Từ đó ta có thể hiểu “Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng tốt yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như một tổng thể”.
Trong kinh doanh ngân hàng, chất lượng tín dụng là một phạm trù được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong danh mục cho vay đối với một tổ chức tín dụng hay còn gọi là chất lượng cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2013, trang 122-123).
Một cách khái quát, chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một khoản vay của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một số tiền lớn
đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Quan hệ cho vay có sự tham gia của hai chủ thể ngân hàng và khách hàng, mối quan hệ này được đặt trong sự vận động chung của nền kinh tế xã hội. Vì thế sẽ thật phiến diện khi xem xét chất lượng cho vay của ngân hàng chỉ từ góc độ của ngân hàng hay khách hàng. Việc xem xét chất lượng cho vay phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từ phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Theo quan điểm của KH: các khoản cho vay có chất lượng phải là các khoản có vốn vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn, có lãi suất và kỳ hạn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng và quy chế cho vay.
Theo quan điểm sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế: chất lượng cho vay thể hiện ở hoạt động cho vay có phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa hay không, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo được sự hài hòa giữa hoạt động cho vay với chính sách phát triển của Chính Phủ,...
Theo quan điểm của NH: chất lượng cho vay thể hiện trên hai mặt cơ bản: mức độ an toàn của khoản vay và hiệu quả kinh tế của khoản vay.
Mức độ an toàn của khoản vay: được thể hiện qua chỉ tiêu về khả năng hoàn trả của khách hàng. Một khoản vay chứa đựng nhiều nguy cơ không trả được nợ thì được coi là khoản vay có chất lượng kém.
Hiệu quả kinh tế của khoản vay: đó là khả năng sinh lời mà khoản vay mang lại để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay này, các doanh nghiệp nhận tiền vay sẽ được hỗ trợ về vốn để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm,... đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
2.3.2.2. Sự cần thiết của nâng cao chất lƣợng cho vay đối với các DNNVV
Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với cả bản thân doanh nghiệp, ngân hàng cũng như toàn xã hội. Để thấy được sự cần thiết của nâng cao chất lượng cho vay, ta hãy xem xét ý nghĩa và vai trò của việc nâng cao chất lượng cho vay DNNVV.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khi nhận được vốn tài trợ phù hợp của ngân hàng, DNNVV có thể đầu tư theo mục đích vay vốn nhằm cải thiện công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất,... từ đó đem lại thu nhập cao hơn cho DN, nâng cao mức sống của công nhân. Do đó, các DNNVV luôn muốn chọn một NH có chất lượng cho vay tốt.
Đối với Ngân hàng thƣơng mại
Cho vay là một trong những hoạt động sinh lời quan trọng nhất của các NHTM. Khi ngân hàng tìm cách nâng cao chất lượng cho vay tức là NH tìm cách mở rộng hoạt động cho vay một cách đảm bảo, để có thể vừa mở rộng vừa thu hồi lãi và gốc đúng hạn. Nghĩa là nâng cao chất lượng cho vay sẽ làm tăng doanh thu cho NH. Nhờ đó, NH có thể tiếp tục mở rộng tín dụng cũng như các dịch vụ khác. Bên cạnh đó NH cần phải dùng kỹ thuật nghiệp vụ của mình để giúp khách hàng có chi phí đi vay thấp nhất.
Nâng cao chất lượng cho vay cũng giúp tăng uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút được khách hàng mới, tăng cường khả năng cạnh tranh của NH. Đó cũng là mục tiêu phát triển bền vững của các NHTM, cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, nâng cao chất lượng cho vay là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM.
Đối với nền kinh tế
Khi các NHTM nâng cao chất lượng cho vay, tức là mở rộng cho vay đã đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Những khoản cho vay chất lượng tốt này lại tạo ra lợi nhuận cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động nâng cao chất
lượng cho vay đã góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà nước, góp phần đưa kinh tế càng ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay của NHTM đối với các DNNVV là thực sự cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn không chỉ đối với các NHTM, bản thân các DNNVV mà còn đóng góp cho cả xã hội.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay
Chất lượng cho vay đối với DNNVV là một khái niệm vừa cụ thể lại vừa trừu tượng. Từ đó, để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM đối với các DNNVV, người ta chia làm 2 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu định tính
Tùy vào mỗi NH khác nhau sẽ tự xác định tiêu chí cho các chỉ tiêu định tính. Có thể kể đến vài chỉ tiêu như sau:
- Tuân thủ theo cơ sở pháp lý, nguyên tắc và quy trình tín dụng:
Hoạt động cho vay có chất lượng phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước về các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, các văn bản của NHNN và các văn bản có liên quan. Khi tiến hành hoạt động cho vay, phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy trình cho vay, nguyên tắc cho vay vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, đánh giá được chất lượng cho vay. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của NHNN và các NHTM. Có thể kể đến ba nguyên tắc cơ bản:
Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.
Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn cho vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, thì NH có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng, từ đó giúp đưa ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho NH.
- Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của NH trong từng thời kỳ cụ thể:
Chỉ tiêu trên được thể hiện trong chính sách tín dụng của NH. Chính sách tín dụng cho ta biết về cương lĩnh tài trợ của NH, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên NH tăng cường chuyên môn và cho biết chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng.
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu tài trợ của khách hàng và chi phí cho vay:
Chất lượng cho vay của NH với KH được cho là tốt khi mà NH có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của KH. Để đảm bảo yêu cầu trên, NH cần có hệ thống đánh giá, dự báo, phân tích nhu cầu của khách hàng thật chính xác, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời, giúp làm tăng thêm uy tín của NH.
- Đóng góp của hoạt động cho vay của NH vào sự phát triển kinh tế - xã hội: Thông qua cho vay đối với các DNNVV thì các NH đã đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, tăng việc làm, thúc đẩy sản xuất,... Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu khó có thể đánh giá chính xác.
Các chỉ tiêu định lƣợng
Vì các chỉ tiêu định tính rất khó xác định hiệu quả thực hiện nên người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay. Thông qua các chỉ tiêu này, NH có thể xác định một cách tương đối chính xác về chất lượng cho vay đối với các DNNVV của NH. Do đó, việc tính toán cần đảm bảo sự chính xác và đầy đủ.
Doanh số cho vay đối với DNNVV thể hiện tổng lượng vốn mà NH đã cho các DNNVV vay trong một thời kỳ cụ thể. Nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản cho vay trong một thời kỳ. Con số này thể hiện xu hướng hoạt động cho vay đối với DNNVV là tăng hay giảm. Ngoài sử dụng giá trị tuyệt đối để cho thấy xu hướng cho vay với DNNVV, NH còn sử dụng chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm:
DSCVn – DSCVn - 1
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = --- 100% DSCVn – 1
Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV
Chỉ tiêu trên phản ánh số vốn của NH đang cho các DNNVV vay tại một thời điểm cụ thể. Nó được tính trên số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của NH. Đây là chỉ tiêu mà NH phải theo dõi thường xuyên để biết tình hình sử dụng vốn của KH. Nếu dư nợ cuối kỳ thấp và có xu hướng giảm, nó phản ánh chất lượng cho vay thấp. Vì hoạt động cho vay không thu hút KH, không được mở rộng. Tuy nhiên, dư nợ với DNNVV cuối kỳ cao cũng chưa thể đánh giá là chất lượng cho vay với DNNVV tốt được. Chỉ tiêu này còn phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách toàn diện.
DNCVn – DNCVn - 1
Tỷ lệ tăng trưởng DNCV = --- 100% DNCVn - 1
Nếu cả hai chỉ tiêu trên cùng cao và với tốc độ tăng trưởng của hai chỉ tiêu này đều cùng dương thì chứng tỏ NH đang có tăng trưởng trong cho vay đối với DNNVV, sản phẩm cho vay của NH đã có uy tín và thu hút KH. Qua đó, nhu cầu về vốn của DNNVV được NH đáp ứng tốt. Mặc dù vậy, để xét xem chất lượng cho vay đối với DNNVV có thực sự tốt, ta vẫn cần xét thêm đến các chỉ tiêu về thu nợ khác.
Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn đã cho DNNVV vay và đã được hoàn trả trong một thời kỳ cụ thể. Nó được xác định bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ. Doanh số cho vay lớn thì cần kèm với doanh số thu nợ cao thì mới đảm bảo chất lượng cho vay. Nếu doanh số thu nợ thấp thể hiện dư nợ lớn.
Nợ quá hạn đối với DNNVV
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về chất lượng cho vay đối với DNNVV của NH. Mức độ an toàn của hoạt động cho vay đối với DNNVV cũng được phản ánh qua chỉ tiêu này.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = --- 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh nguy cơ mất vốn của NH, đồng thời là nguy cơ giảm thu nhập của NH, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản nếu tỷ lệ này quá cao. Vì có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ được đánh giá là chất lượng cho vay thấp. Tuy nhiên, khi NH có tỷ lệ này thấp thì cũng chưa thể kết luận là chất lượng cho vay đối với DNNVV là tốt. Ta vẫn phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng cho vay DNNVV của NH. Vì khi tỷ lệ này thấp, có thể NH đang theo đuổi chính sách cho vay an toàn, ít rủi ro với khách hàng DNNVV nên không mở rộng cho vay nhiều với loại hình này nên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và doanh số sẽ thấp.
Nợ xấu của các DNNVV
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = --- 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định. Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Argibank Việt Nam.
Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của NH, biểu hiện khả năng