- Bước 1: Trên cơ sở thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh (Bảng 3.1), tác giả xây dựng bảng câu hỏi nháp.
- Bước 2: Bảng câu hỏi nháp được mang đi phỏng vấn ngẫu nhiên 10 nhân viên ngân hàng nằm trong đối tượng khảo sát để đánh giá tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu của bảng câu hỏi và có những điều chỉnh thích hợp. Kết quả sau khi phỏng vấn là tất cả các nhân viên đều cho rằng bảng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.
- Bước 3: Sau đó, bảng câu hỏi (phụ lục 1) được gởi đến đối tượng khảo sát.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Cùng với việc chia sẻ link bảng câu hỏi trên form-google doc trên facebook cá nhân, tác giả thu được 49 hồi đáp, sau đó tiếp tục gởi 125 bảng câu hỏi giấy đến các đối tượng khảo sát, thu được 102 hồi đáp. Sau kho thu thập và loại các bảng khảo sát chưa đạt yêu cầu, còn lại 151 bảng trả lời hợp lệ.
3.2.5.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa alpha là 0.05. Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đó không có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,9 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến CLCV có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA như sau:
- Đánh giá chỉ số KMO để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA và chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05 ) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Khác biệt hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích tƣơng quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson dùng để xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Phân tích tương quan không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt chẽ (hệ số tương quan Pearson > 0,3) thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy
Trước hết hệ số tương quan giữa chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến CLCV DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên sẽ được
xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (ordinary Least Square- OLS) được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến CLCV. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).
- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, tác giả sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). R2 =1 thể hiện mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp 100% với tập dữ liệu mẫu. Nhưng trên thực tế thì mô hình không thể đạt được giá trị R2
=1 vì thực tế còn có nhiều nhân tố khác tác động mà không thể nhận biết hết được. Trong hồi quy thì R2 > 0,5 là hợp lý.
- Kiểm định F để xem mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. - Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
- Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.
- Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư bằng hệ số Durbin Watson. Nếu hệ số Durbin Watson nằm trong khoảng (1;3) thì các phần dư sẽ không có tương quan với nhau.
- Kiểm tra về phân phối chuẩn của phần dư, nếu phân phối chuẩn của phần dư có trung bình = 0 và độ lệch chuẩn = 1 thì có thể kết luận rằng phần dư quan sát có phân phối chuẩn.
- Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của đa cộng tuyến là nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời sự ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc.
Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách lựa chọn Collinearity Diagnostic thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF. Trong lý thuyết khi VIF <10 thì sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên thực tế, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng VIF < 2,5 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Các giả định được kiểm định trong phần này gồm giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thông tin về qui trình thực hiện nghiên cứu từ quy trình nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tượng nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, số lượng mẫu cũng như phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
Thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được tóm tắt như sau:
- Thang đo ngân hàng: Gồm 9 biến (NH1÷NH9). - Thang đo khách hàng: Gồm 8 biến (KH1÷KH8).
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tƣợng doanh nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diện tự nhiên 5.000 km2, địa hình vừa có biển, vừa có đồng bằng, trung du và miền núi. Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động mạnh trong lĩnh vực đánh bắt, khai thác, chế biến các mặt hàng Nông – Lâm – Thủy sản. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, hạ tầng chưa đồng bộ, xa trung tâm lớn của cả nước, nên quy mô vốn hạn chế, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ nguồn nhân lực còn thấp nên các DN trên địa bàn chủ yếu thuộc loại hình DNNVV.
Vấn đề đặt ra trong thời gian tới cho các DN cũng như chính quyền địa phương là cần những chương trình xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tìm kiếm đối tác mới cũng như những chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và tìm kiếm cơ hội hợp tác giao thương với đối tác nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu cho tỉnh nhà.
4.1.2. Khó khăn về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Một là, về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các DN được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ NH, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác.
Hai là, về công nghệ: Hiện nay, đa số DNNVV chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV còn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít.
Ba là, mặt bằng sản xuất: hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho thấp. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Do đó sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều DN phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng.
Bốn là, bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các DNNVV. Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các DNNVV chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
4.2. Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên
4.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên Phú Yên
Mặc dù trong những năm qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tiền tệ của nhà nước, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động, số lượng các NHTM gia tăng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,... Song với quyết tâm vượt khó vươn lên, NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã không ngừng củng cố vị thế, vai trò của một ngân hàng thương mại nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sức cạnh tranh, bứt phá vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh doanh.
4.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH vì càng dễ dàng huy động được nhiều vốn cộng với chi phí huy động thấp thì điều đó cho thấy đó là một NH có uy tín, độ rủi ro thấp.
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) luôn chủ động, tích cực không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, giải quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư cũng như các tổ chức tiết kiệm. Cụ thể công tác huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) Tổng vốn huy động 410.387 100 357.899 100 -12,8 480.057 100 34,1 1. Phân theo đối tƣợng khách hàng
Tiền gửi của
dân cƣ 167.607 40,8 192.149 53,7 14,6 291.237 60,7 51,6 Tiền gửi của
TCKT 184.063 44,9 83.201 23,3 -54,8 128.625 26,8 54,6 Tiền gửi khác 58.717 14,3 82.549 23 40,6 60.195 12,5 -27,1 2. Phân theo kì hạn Tiền gửi không kì hạn 156.470 38,1 145.075 40,54 -7,3 153.624 32 5,9 Tiền gửi có kì hạn 253.917 61,9 212.824 59,46 -16,2 326.433 68 53,4
(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên 2012-2014)
Nhìn vào Bảng số liệu 4.1 và Biểu đồ (Phụ lục 5) ta có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng.
Tổng nguồn vốn huy động giảm vào năm 2013 và tăng mạnh vào năm 2014.
Tiền gửi huy động từ dân cư tăng liên tục qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm. Tuy nhiên về con số tuyệt đối năm 2014 vẫn thấp hơn năm 2012.
Tiền gửi khác của Chi nhánh bao gồm tiền gửi ký quỹ và tiền gửi của các tổ chức tín dụng đây là loại tiền gửi mang tính chất không thường xuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên biến động của nó không đáng lo ngại.
Mặc dù, lãi suất huy động đang được điều chỉnh giảm tuy nhiên lượng tiền huy động của NH vẫn có xu hướng tăng là do:
Thứ nhất, các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn và mức độ an toàn không cao. Thị trường bất động sản có tín hiệu lạc quan hơn, tuy nhiên đó chỉ là tín hiệu của một phân khúc nhỏ các căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng, nơi những người có nhu cầu thực sự để ở.
Thứ hai, mức lãi suất huy động vẫn cao so với lạm phát. Điều đó đảm bảo cho người gửi tiền vẫn có mức lợi nhuận thực dương. Người gửi tiền tạm chấp nhận được trong thời điểm các kênh đầu tư khác không hấp dẫn. Tuy nhiên, trong việc gửi tiền ngân hàng, người gửi tiền có ưu tiên lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao hơn.
Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và đang có xu hướng giảm xuống.
Khi kinh tế suy thoái việc đầu tư vào thị trường tiền tệ, hay các thị trường khác thì lợi nhuận cũng không mấy khả quan, vì vậy an toàn đồng vốn được đặt lên hàng đầu, do đó người dân ưa thích gửi tiền vào NH làm cho tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên. Về phía các tổ chức kinh tế, họ thiếu vốn SXKD nên cần rút bớt tiền gửi của mình để trang trải các chi phí do vậy tỷ trọng KH này dần giảm xuống cũng là điều dễ hiểu.
Thứ ba, xét theo tổng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng lên. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm xuống.
Nguyên nhân: Giai đoạn 2012 – 2013, lạm phát tăng, lãi suất thực hưởng của việc gửi tiền vào NH bị âm, cộng với tình hình kinh tế bất ổn nên người dân lo ngại về độ an toàn của việc gửi tiền. Mặc dù thu nhập giảm sút nhưng giá cả các mặt hàng lại tăng cao vì vậy một bộ phận người dân có xu hướng tích trữ tiền để trang trải chi tiêu hàng ngày. Đó là nguyên nhân chính khiến cho cả hai loại tiền gửi giảm xuống vào năm 2013. Đến năm 2014, lạm phát ổn định hơn các chính sách tiền tệ bắt đầu phát huy tác dụng, người dân an tâm hơn khi gửi tiền vào NH, cùng với những thay đổi mạnh mẽ của NHNN trong việc quản lý vàng làm người dân không mấy mặn mà đầu tư vào vàng mà yên tâm gửi tiền vào NH làm lượng tiền gửi tăng lên. Hơn nữa lãi suất cũng biến động đúng quy luật, càng gửi kỳ hạn dài thì lãi suất tiền gửi càng cao, vì thế người dân ưa thích gửi tiền dài hạn hơn là ngắn hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng vốn huy động và