Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 76 - 78)

Mặc dù hoạt động cho vay đối với các DNNVV trong mấy năm vừa qua đã từng bước được cải thiện tuy nhiên nó vẫn còn những mặt hạn chế:

Một là, số lượng khách hàng DNNVV đang giảm xuống.

Năm 2012 có 140 DNNVV vay vốn NH tuy nhiên đến năm 2014 chỉ còn 132 DN. Nhiều DN trên địa bàn mặc dù khát vốn nhưng vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay của NH do các DN không thể đáp ứng được các điều kiện vay của NH đặc biệt là về tài sản đảm bảo. Nhiều DN sau khi vay vốn NH nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn không phát triển được, do đó họ thực hiện trả nợ vay mà không muốn tiếp tục vay vốn nữa, cần có một nguồn thông tin tư vấn cho những DN chưa biết tận dụng đòn bẩy tài chính này.

Hai là, doanh số cho vay DNNVV giảm xuống.

DSCV DNNVV năm 2012 là 335.882 triệu đồng đến năm 2014 chỉ còn 330.640 triệu đồng. Do lo ngại kinh tế bất ổn, chi nhánh có lẽ đã quá thận trọng khi giảm DSCV xuống, điều này có thể giúp chi nhánh giảm nợ quá hạn nhưng hoạt động kinh doanh lại đem hiệu quả không cao, thu từ lãi vay sẽ ít đi, như vậy thì chất lượng cho vay cũng

không tốt lên được.

Ba là, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, dư nợ cho vay dài hạn lại có xu hướng giảm xuống.

Mặc dù nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn tiền gửi dài hạn, lãi suất huy động tiền gửi dài hạn cao nhưng chi nhánh lại chủ yếu cho vay ngắn hạn mà lãi suất cho vay ngắn hạn thì thấp hơn cho vay dài hạn. Vẫn biết lấy nguồn dài hạn cho vay ngắn hạn là an toàn trong thanh khoản và nhu cầu chủ yếu của DN cũng là vay ngắn hạn. Tuy nhiên theo tác giả cơ cấu cho vay này gây lãng phí cho đồng vốn của NH, huy động với chi phí cao mà cho vay với lãi suất thấp thì sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hơn nữa có rất nhiều DN có nhu cầu vay vốn dài hạn nhưng ngân hàng lại chọn biện pháp quá an toàn cho vay ngắn hạn, nếu không may điều này cón có thể dẫn đến trường hợp sử dụng vốn sai mục đích của các DN.

Bốn là, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục tăng.

Đây là một dấu hiệu rất không tốt đối với chất lượng cho vay của chi nhánh. Mặc dù nợ quá hạn xấp xỉ trong ngưỡng an toàn 3%, nợ xấu trung bình chỉ khoảng 1,2% tuy nhiên con số tuyệt đối lại tăng quá nhanh. Tốc độ tăng của nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng của dư nợ rất nhiều: năm 2013 dư nợ DNNVV tăng 52,6% nhưng nợ quá hạn DNNVV lại tăng tới 145%; năm 2014 dư nợ cho vay DNNVV giảm 23% nhưng nợ quá hạn lại tăng tới 32,61%. Chi nhánh cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chặn đà tăng của nợ xấu và nợ quá hạn.

Năm là, vòng quay vốn tín dụng còn quá thấp

Mặc dù vòng quay có dấu hiệu tăng qua các năm, tuy nhiên số vòng quay lại quá thấp, trong 3 năm 2012-2014 vòng quay chưa thể lên đến con số 1: năm 2012 vòng quay vốn tín dụng chỉ có 0,4; năm 2013 có tăng lên 0,43 vòng; năm 2014 cải thiện lên đến 0,78 vòng. Thời gian để vốn quay vòng quá lâu, đây là nguyên nhân làm cho

nguồn vốn của ngân hàng bị ứ động, DN thì thiếu vốn còn NH lại thừa vốn mà không thể cho vay ra. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn.

Sáu là, công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin, tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ chưa thật sự phong phú.

Tuy đã có nhiều cố gắng và đã có những thành công nhất định xong vẫn còn những hạn chế về chất lượng, phương thức quảng cáo, tiếp thị chưa thực sự chủ động còn phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 76 - 78)