Thực trạng vận dụng tình huống thực tiễn trong dạy học Đại số ở trường phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 39)

trường phổ thông hiện nay

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hôi nhập quốc tế là con người được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Mặt khác, trước sự phát triển với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi con người lao động toàn diện, có tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành giỏi.

Xã hội càng hiện dại, khoa học kĩ thuật càng phát triển thì vai trò công cụ của Toán học trong cuộc sống và lao động càng bộc lộ rõ. Liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học Toán như là phương tiện để truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng các ứng dụng của Toán học. Trước đây, sách giáo khoa chỉ chú trọng rèn luyện tư duy (tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy biện chứng,...) và trí tưởng tượng không gian thì sách giáo khoa hiện hành đã chú ý đến các hoạt động kiểm nghiệm và dự đoán, chính vì thế, có thể lồng ghép các hoạt động thực nghiệm và dự đoán quy luật của tình hống thực tiễn. Sự thay đổi, cơ cấu lại các đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa nói chung, Đại số ở bậc Trung học phổ thông nói riêng, theo hướng tích hợp liên môn, tạo điều kiện cho Toán học xâm nhập vào các khoa học tự nhiên và đi sâu vào thực tiễn cuộc sống. Thêm nữa, sách giáo khoa đã có sự thay đổi rất lớn về cách trình bày, tăng cường các hoạt động của người học thông qua các tình huống, cho học sinh dự đoán ước tính để phát hiện ra vấn đề. Điều đó, được thể hiện qua việc thiết kế các tình huống, đưa người học vào trong cuộc và ủy thác nhiệm vụ cho họ, dưới dạng mở. Mặt khác, ngôn ngữ diễn đạt của sách giáo khoa đang hướng tới chuẩn mực quốc tế hiện hành, tạo điều kiện cho sự giao lưu hội nhập.

Tuy nhiên, thực tế việc dạy học Toán hiện nay vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Theo [1, tr-107], qua tìm hiểu các cán bộ quản lý giáo dục, các chuyên gia cho thấy thực trạng dạy học Toán vẫn còn tồn tại:

- Chưa thực sự chú trọng mảng tri thức thực hành ứng dụng trong dạy học toán. Nhiều giáo viên còn quan niệm lệch lạc rằng: những tri thức đó chỉ nhằm vào mục đích ôn tập nội dung phần lý thuyết đã học sau từng bài, từng chương; bởi vậy, dạy học mảng tri thức này chưa đúng hướng. Những năng lực, kỹ năng thực hành ứng dụng quan trọng của người lao động, không được chú ý rèn luyện, nhất là năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn. Biểu

hiện rõ nhất là phần lớn các thầy cô chưa có ý thức trong việc bồi dưỡng phương pháp mô hình hóa cho học sinh thông qua dạy học toán.

- Nhiều học sinh tốt nghiệp bậc học Trung học phổ thông ra trường chưa thể hiện được vốn văn hóa Toán học trong các hoạt động thực tiễn của bản thân. Biểu hiện rõ nhất là hầu họ như không sử dụng tri thức, phương pháp Toán học trong các tình huống cụ thể; sự chênh lệch về hiệu quả công tác của người có học vấn phổ thông và người không đạt đến trình độ đó không phân biệt được. Như vậy, có thể nói giáo dục Toán học phổ thông chưa làm đúng vai trò của nó; vì cái đích cuối cùng của quá trình học tập là năng lực phản ánh khả năng đối phó với một tình huống cụ thể.

- Quan điểm hoạt động hóa người học của các nhà khoa học giáo dục và các nhà sư phạm thể hiện trong sách giáo khoa không được các giáo viên đứng lớp thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều giáo viên thực hiện chỉ dẫn của sách giáo khoa về tổ chức các hoạt động cho học sinh một cách miễn cưỡng. Tình trạng “thầy đọc trò chép” ở một số nơi còn tái diễn; cá biệt vẫn còn giáo viên dùng thời gian hoạt động của trò để thư giãn cho riêng mình; các hoạt động ngoài trời không được chú trọng. Theo tác giả Trần Kiều: “Thực tế dạy học đã chỉ ra đây là một trong những thiếu sót quan trọng nhất của giáo dục phổ thông ở nước ta”[8] và thực trạng đó vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Giáo viên mới chỉ dạy cho học sinh những gì có trong sách mà không cho họ có cơ hội quan sát và tự thao tác các hoạt động, nhất là các hoạt động phản ánh quy trình vận dụng tri thức Toán học vào đời sống thực tiễn.

- Mạch toán ứng dụng trong sách giáo khoa được thiết kế một cách có hệ thống nhằm trang bị cho người học các tri thức như xác suất, thống kê có nhiều ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, giáo viên chưa thực sự chú trọng thích đáng với vai trò của nó, thậm chí có nơi có lúc còn bị cắt giảm một cách tùy tiện chỉ vì một lý do là: “không thuộc vào phần

phải thi cử”. Tư tưởng của sách giáo khoa toán có chiều hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn; tuy nhiên các bài toán có nội dung thực tiễn chưa nhiều, dẫn đến học sinh ít có cơ hội được bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn. Chúng ta đã chủ trương tránh tình trạng “quá tải” trong nội dung lý thuyết của chương trình nhằm cho học sinh có điều kiện rèn luyện một số năng lực quan trọng khác nhưng vấp phải tình trạng “quá tải” khác, đó là năng lực của giáo viên nhằm đảm nhận nhiệm vụ mới. Một số chủ đề mới mà sách giáo khoa đưa vào như xác suất, thống kê không ít giáo viên phải “học lại” trước khi dạy cho học sinh và để phù hợp với cấu trúc mới, giáo viên phải thay đổi cách tổ chức và phương pháp dạy học. Ngoài ra, giáo viên còn vấp phải một rào cản tâm lý khác đó là thói quen với những công việc vốn đã “thuộc lòng”, nên rất ngại sự thay đổi, cụ thể là:

+ Học sinh chưa có hứng thú với hoạt động Toán học hóa tình huống thực tiễn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là trình độ Toán học của các em còn hạn chế, những tình huống đưa vào trong dạy học chưa thực sự hấp dẫn.

+ Học sinh chưa có kỹ năng tự đặt ra các bài toán cho chính mình khi đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.

+ Học sinh chưa có những hiểu biết nhất định thế giới mà họ đang chung sống, nhất là những mối quan hệ định tính của sự vật và hiện tượng; khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ Toán học để chuyển tình huống thực tiễn về dạng Toán học.

+ Giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực cho học sinh; cụ thể là: chưa xác định được nội dung cũng như cách thức phù hợp bồi dưỡng năng lực này cho người học thông qua dạy học Toán.

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w