Các tình huống thực tiễn góp giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 32)

xã hội

Cũng giống như các môn khác, quá trình dạy học Toán phải là một quá trình thống nhất giữa dạy chữ và dạy người. Muốn vậy cần khai thác tiềm năng đặc thù của môn Toán so với các môn học khác để góp phần vào thực hiện mục tiêu này. Trong quá trình dạy Toán, giáo viên cần tranh thủ đưa ra

những số liệu về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vào những đề toán trong những trường hợp có thể. Chẳng hạn những bài toán có nội dung thực tế giải bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình. Hoặc cũng có thể khai thác một số sự kiện về lịch sử Toán học có liên quan tới truyền thống dân tộc. Chẳng hạn:

Ví dụ 1.2: Trong dân gian có lưu truyền quy tắc tính gần đúng số π: “Quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị”, tức là “chia (chu vi) làm 8 phần, bỏ đi 3 phần, còn lại năm phần, chia đôi”. Theo quy tắc này, tỉ số của đường kính và chu vi đường tròn bằng , do đó π = = 3,2.

Ví dụ 1.3: Câu chuyện “Cân voi”, sứ Tàu muốn thử tài dân nước Nam nên mang tới một con voi và một cái cân và yêu cầu người nước Nam phải cân xem con voi nặng bao nhiêu. Trạng liền cho con voi xuống thuyền và đánh dấu mức nước bên mạn thuyền. Sau đó cho con voi lên bờ và đem chất những hòn đá nhỏ xuống thuyền sao cho thuyền chìm xuống đứng mức nước đã đánh dấu (tức là lượng đá nặng bằng con voi), rồi cho người cân từng hòn đá đó và cộng lại là ra số cân của con voi. Cách cân voi của trạng chính là tư tưởng cốt lõi của phép tính tích phân: Chia nhỏ ra để tính.

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w