Nội dung chương trình Đại số ở trường phổ thông có liên quan tới tình huống thực tiễn

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33 - 35)

và hoạt động củng cố

Trong quá trình dạy học môn Toán, gợi động cơ là một trong những khâu quan trong kích nhằm kích thích hứng thú học tập cho họ sinh, làm cho việc học trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Do vậy, để học sinh tiếp thu tốt cần phải tiến hành các hoạt động gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc). Ở các lớp dưới, hình thức gợi động cơ mà các giáo viên thường sử dụng như cho điểm, khen chê, thông báo kết quả học tập cho gia đình… Tuy nhiên, càng lên cao, cùng với sự trưởng thành của học sinh, trình độ nhận thức ngày càng cao thì những cách gợi động cơ xuất phát từ nội dung hướng vào những nhu cầu nhận thức, nhu cầu đời sống, trách nhiệm đối với xã hội… càng ngày càng trở nên quan trọng. Với gợi động cơ mở đầu và gợi động cơ kết thúc, trong nhiều tường hợp có thể xuất phát từ một tình huống thực tiễn nào đó (từ đời sống hoặc nội bộ Toán học). Gợi động cơ theo cách này sẽ kích thích được hứng thú học tập cho học sinh. Đối với hoạt động củng cố kiến thức cũng có thể dùng hình thức liên hệ với thực tiễn mà cụ thể có thể cho học sinh ứng dụng kiến thức vừa học vào giải quyết một bài toán nào đó.

1.7. Một số cơ sở thực tiễn dạy học phân môn Đại số ở trường THPT

1.7.1. Nội dung chương trình Đại số ở trường phổ thông có liên quan tớitình huống thực tiễn tình huống thực tiễn

Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong dạy học nói chung và bộ môn Toán nói riêng ở trường phổ thông luôn được coi là một vấn đề quan trọng, cần thiết. Chương trình sách giáo khoa bộ môn Toán ở trường Trung học phổ

thông hiện hành, kế thừa và phát huy truyền thống dạy học Toán ở Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục Toán học phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nội dung được biên soạn theo tinh thần lựa chọn những kiến thức Toán học cơ bản, thiết thực, có hệ thống, trình bày tinh giản; thể hiện tính liên môn và tích hợp các nội dung dạy học; thể hiện vai trò công cụ của môn Toán đồng thời tăng cường thực hành và vận dụng, thực hiện dạy học toán gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt, Đại số tạo điều kiện rất lớn trong việc phát triển năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh, điều đó được được thể hiện qua các nội dung sau:

- Khái niệm hàm số: Khái niệm hàm số là một trường hợp riêng của khái niệm ánh xạ, luôn giữ vị trí trung tâm trong khoa học Toán. Hơn nữa, đây còn là công cụ để mô tả tình huống một cách sinh động và đa dạng. Tính sinh động ở chỗ, hàm số có thể mô tả sự vật hiện tượng trong trạng thái động; tính đa dạng của nó thể hiện qua việc biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau: biểu thức giải tích, bảng hoặc biểu đồ, đồ thị,… Chính hình thức thể hiện đa dạng phong phú của khái niệm hàm số, giúp cho người học có nhiều cách thức mô tả tình huống thực tiễn, hình thành khả năng ứng phó với các tình huống khác nhau. Trong giáo trình Đại số và Giải tích, có không ít các tình huống, sách giáo khoa dùng hàm số để mô tả. Chẳng hạn, sách giáo khoa Đại số 10 dùng hàm bậc nhất hai biến mô tả bài toán quy hoạch sản xuất (bài đọc thêm); Đại số và Giải tích 11 dùng hàm số tuần hoàn, mô tả các hiện tượng có chu trình hoạt động lặp đi lặp lại như chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, chuyển động của guồng nước quay, chuyển động của quả lắc đồng hồ, sự biến thiên của cường độ dòng điện,…

- Chủ đề phương trình, bất phương trình được trình bày một cách có hệ thống, không những có tác dụng bồi dưỡng tư duy logic mà còn phát triển cả ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ Toán học cho học sinh; tạo điều kiện cho

người học biểu diễn các tình huống thực tiễn dưới dạng biểu thức chứa biến. Chủ đề phương trình còn là cơ hội tốt để học sinh giải các bài toán có nội dung thực tiễn.

- Toán ứng dụng, nhất là các lĩnh vực xác suất và thống kê có tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống của con người, được đưa vào trong chương trình dạy học. Cho đến thời điểm hiện nay, các tri thức này được trình bày trong chương trình Trung học phổ thông một cách có hệ thống. Cụ thể là thống kê Toán học được trình bày hẳn trong Chương V – Đại số 10; xác suất được trình bày trong Chương 2 của Đại số và Giải tích lớp 11.

- Chủ đề “Dãy số - Cấp số cộng - Cấp số nhân”: Trong chương trình sách giáo khoa Đại số và Giải tích lớp 11, dãy số và giới hạn là hai đầu cho một phần mới trong học vấn Toán học phổ thông: phần giải tích Toán học. Trong đó, dãy số được nhìn nhận như là một bước đệm để chúng ta chuyển từ Đại số sang giải tích và giới hạn là một mồi nhử để dẫn dụ học sinh bước vào lĩnh vực giải tích mới mẻ. Cấp số cộng và cấp số nhân là hai trường hợp đặc biệt của dãy số mà ta gặp nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học kĩ thuật cũng như trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN ĐỒNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33 - 35)