2. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
2.1. Truyền thuyết khắc hoạ Vũ Thàn hở vị thế ngƣời anh hùng chống
giặc ngoại xâm
Phản ánh luận Mác - Lê Nin khẳng định "Văn nghệ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan" [53]. Điều đó có nghĩa là hiện thực cuộc
sống chính là đối tƣợng phản ánh trọng yếu nhất của các sáng tác văn nghệ nói chung và văn học nói riêng. Là một thành phần quan trọng trong đời sống văn học, văn học dân gian tồn tại, phát triển cũng không nằm ngoài quy luật mà Mác đã tổng kết. Với đối tƣợng sáng tác là tập thể, nội dung phản ánh của văn học dân gian tất yếu là những hình ảnh, sự kiện gắn liền với đời sống của cộng đồng.
Mặt khác, lịch sử nƣớc ta là lịch sử hai nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Dân tộc ta luôn phải đƣơng đầu với giặc ngoại xâm từ mọi ngả, Tây - Nam - Bắc kéo đến. Đặc biệt là phong kiến phƣơng Bắc thuở xƣa không bao giờ từ bỏ tham vọng thôn tính nƣớc ta, đồng hoá dân tộc ta. Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ đất nƣớc, bảo vệ nền văn hoá dân tộc là một nội dung lớn của lịch sử nƣớc ta.
Truyền thuyết là một thể loại quan trọng của văn học dân gian với chức năng "tái tạo lịch sử" để lƣu giữ ký ức cộng đồng, truyền thuyết có những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật hết sức đặc trƣng. Chủ đề tƣ tƣởng lớn nhất của truyền thuyết Việt Nam là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nƣớc nồng nàn và sáng suốt của nhân dân. Hay nói một cách khác, chủ đề bao trùm nhất của truyền thuyết chống giặc ngoại xâm, hình tƣợng ngƣời anh hùng luôn là biểu tƣợng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng và tinh thần quật cƣờng của nhân dân ta. Từ Thánh Gióng đến Bà Trƣng, Bà Triệu, Quang Trung... ta đều nhận thấy ƣớc mơ chiến thắng mọi kẻ thù của nhân dân đƣợc gửi gắm lƣu truyền. Nằm trong dòng truyền thuyết chống ngoại xâm, hệ thống truyền thuyết về Vũ Thành cũng mang những đặc điểm ấy, hội tụ, kết tinh vẻ đẹp của ngƣời anh hùng dân tộc và thời đại.
Trong hệ thống truyền thuyết Vũ Thành, mỗi câu chuyện phản ánh một phƣơng diện song tất cả đều tập trung làm nổi bật vị thế ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm của Vũ Thành... Trong số đó "Sự tích về thánh Vũ
Thành", là câu truyện đề cập một cách trực tiếp nhất. Truyện kể rằng: "Khi nghe tin có giặc Bắc sắp sang xâm lƣợc, tàn hại sinh linh, Vũ Thành bèn cho ngƣời nhà đến thôn Phúc Lý (sau đổi là Phi Lễ) thuộc xã Lại Thâm, giáp chân núi Bảo Đài, cạnh mộ phụ thân ở thôn Hồng Sĩ để lập đồn cự giặc.
Tháng 2 năm Giáp Thân (1284) có quan biên ải chạy về cấp báo việc nguyên soái giặc Bắc đem 5 vạn quân xâm lƣợc vào địa phận núi Thái Sơn thuộc quan ải nƣớc ta làm loạn. Sân rồng nghe trình, xuống chiếu mời Vũ Thám hoa về kinh để luận bàn dẹp loạn. Vũ Thành bèn bái biệt phụ mẫu, đem kiếm ra để tiều yết long nhan. Thấy ông có kiếm quý, vua Trần bèn gọi là kiếm thần, sắc phong cho ông làm dũng hầu đầu thƣợng tƣớng quân, ra lệnh cho các trung thần nghĩa sỹ phối thuộc cùng ông. Vũ Thành xin lĩnh 3 vạn quân chia làm 2 đạo, cho Tiền quân hộ quốc đại thần chuyên đốc vận quân vu, Hậu quân long chu đại thần chuyên vận chuyển quân lƣơng cùng hơn 10 cỗ voi, ngựa... Có ngựa quý, có kiếm thần, Vũ Thành ra quân, chỉ vào giặc, giặc tan.Trải qua nhiều trận, trận nào quân ta cũng thắng, quân giặc về hàng rất nhiều [61, tr9].
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, chiến thắng của nhân dân nhà Trần trƣớc kẻ thù hùng mạnh nhất bấy giờ - đế quốc Nguyên Mông đã ghi một trang sử chói lọi, mà ánh hào quang của nó còn toả sáng muôn đời. Nói về sức mạnh của giặc Nguyên, sử sách còn ghi lại" Vó ngựa của chúng đi tới đâu, cỏ không mọc đƣợc tới đó". Nhƣng khi đặt chân sang bờ cõi Đại Việt sự hung hãn của đế quốc ngoại bang đã bị chặn đứng trƣớc dòng thác phản công của một dân tộc vừa có “Địa linh" vừa có "Nhân kiệt". Lớn lên vào thời kỳ tao loạn của đất nƣớc Vũ Thành đã ý thức đƣợc phận sự của kẻ làm trai. Cho dù trƣớc đó, ông đã từng đỗ Thám Hoa nhƣng không "Lai triều Thụ chức" mà cáo quan về quê. Chỉ đến khi quân giặc chạy sang, lời hiệu triệu của vua đƣợc truyền báo, ông mới về kinh để luận bàn dẹp loạn".
Cũng giống nhƣ chú bé làng Phù Đổng thoắt chốc đã trở thành tráng sỹ, cất tiếng nói đầu tiên. Ngƣời thanh niên Vũ Thành chỉ thực sự xuất hiện và toả sáng khi gót dày quân xâm lƣợc phạm vào bờ cõi. Sự gặp gỡ giữa vị tƣớng đầu quân với thanh kiếm thần cùng con ngựa bạch phải chăng chính là sự kết tinh, cộng hƣởng sức mạnh của non sông, đất nƣớc để rồi ngừng đọng, hội tụ ở ngƣời con ƣu tú của quê hƣơng Lục Ngạn và bởi thế, hình ảnh Vũ Thành trong truyền thuyết chính là biểu tƣợng cho tinh thần yêu nƣớc, cho sức mạnh đoàn kết, một lòng chiến đấu chống giặc của các dân tộc ở vùng biên giới phía Bắc của tổ quốc.
Trong chiến đấu, tài năng của Vũ Thành đƣợc thể hiện nhƣ một vị thần "Vũ thành ra quân, chỉ vào giặc, giặc tan". Ở đây hình tƣợng ngƣời anh hùng đã đƣợc khắc hoạ qua sự tƣởng tƣợng, hƣ cấu theo tƣ duy dân gian. Đây chính là một phƣơng thức để nhân dân tôn vinh ngƣời anh hùng của mình. Đó cũng là sự tiếp nối sức mạnh của Thánh Gióng khi ra trận đại phá giặc Ân. Với ngựa sắt, voi sắt, tráng sỹ làng Phù Đổng đi đến đâu, giặc tan ở đó, rồi trong nháy mắt" tiêu diệt hết quân thù. Vậy là qua "cái lõi" là sự thực lịch sử, ta biết đƣợc quan điểm lịch sử của nhân dân, đó là cảm hứng tôn vinh, ngợi ca ngƣời anh hùng, từ đó nâng ngƣời anh hùng lên ngang tầm thần thánh. Nói nhƣ tác giả Đinh Gia Khánh "các nhân vật lịch sử khi trở thành nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian, đã được tô điểm thêm rất nhiều. Phần hư cấu thường chiếm tỷ lệ lớn hơn phần sự thực lịch sử. Truyện về người anh hùng dân tộc đã trùm lên các nhân vật một vầng hào quang kì diệu" [41, tr26].
Nhƣ vậy, hình tƣợng ngƣời anh hùng trong truyền thuyết là sự kết tinh truyền thống yêu nƣớc đã hun đúc từ ngàn đời của dân tộc và đây là một trong những giá trị lớn nhất của truyền thuyết. Sức sống của những truyền
thuyết sẽ chảy mãi cùng dòng chảy lịch sử dân tộc trƣớc hết là vì lớp phù sa của lòng yêu nƣớc đã bồi đắp cho tâm hồn ngƣời đọc.
Mặc dù, sự nghiệp đánh giặc cứu nƣớc của Vũ Thành không dài, lần ra trận cuối cùng, do bị vợ tháo kiếm thần, ông bị thất trận và đến núi Lệ Kỳ thì hoá, nhƣng đó vẫn là một chiến công lừng lẫy. Đấy chính là tấm gƣơng tiêu biểu, cô đọng nhất của sức mạnh đoàn kết của đồng bào Lục Ngạn trong sự nghiệp chống giặc Nguyên Mông.
Vũ Thành, ngƣời anh hùng của nhân dân Lục Ngạn, vì thế sống mãi.