Kết cấu xâu chuỗi

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 67 - 70)

3. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

3.1.2. Kết cấu xâu chuỗi

Nhƣ trên đã nói, truyền thuyết về Vũ Thành là một hệ thống gồm nhiều mẫu kể riêng lẻ. Mỗi mẫu kể đó kể về một phần hành trang và cuộc đời ông. Tập hợp các mẫu kể này thành một chuỗi, ta có thể tạo dựng đƣợc hình ảnh về Vũ Thành một cách đầy đủ, trọn vẹn, có hoàn cảnh xuất thân, cuộc đời sự nghiệp và đoạn kết cuộc đời.

Truyện "Sự tích về thánh Vũ Thành" cho ta biết về hoàn cảnh xuất thân cũng nhƣ công lao của ông đối với quê hƣơng, dân tộc. Vũ Thành đƣợc sinh ra trong một gia đình có cha là quan tả bộc xạ triều Lý, mẹ là thái trƣởng công chúa của vua Lý Huệ Tông, Lý Thị Cảnh. Sau sự thụ thai thần kỳ của ngƣời

mẹ, Vũ Thành ra đời với dung mạo khôi ngô tuấn tú. Lớn lên lại thông minh, học một biết mƣời. Khi nhà Trần mở khoa thi để tuyển nhân tài Vũ Thành đã ứng thí và đỗ chức Thám Hoa. Sau đó ông đã nhận lệnh vua đi dẹp giặc Nguyên - Mông. Sau chín trận toàn thắng, ông đã khiến quân giặc kinh sợ. Đến trận thứ 10 vì bị vợ tráo kiếm thần, ông đã bị hy sinh và thác ở núi Lệ Kỳ. Ở đây, rõ ràng câu chuyện đã có rất nhiều yếu tố đƣợc nhân dân hƣ cấu tạo nên màu sắc thần kỳ cho truyện. Trong tƣởng tƣợng của dân gian, Vũ Thành có sức mạnh phi thƣờng nhƣ vậy là nhờ ông có kiếm thần và ngựa thần. Nhƣng qua chi tiết đó, hàm chứa quan niệm của nhân dân. Vũ Thành chiến thắng giặc ngoại xâm là một tất yếu bởi Vũ Thành là hình ảnh kết tinh cho tinh thần anh dũng, mƣu trí, nhiệt huyết tinh thần yêu nƣớc của dân tộc đại Việt.

Ngoài ra, trong chuyện “Tại sao có tên gọi Biển Động”, nhân dân đã bộc lộ niềm thán phục với tài năng của Vũ Thành. Ở đây nhân dân đã để cho ngƣời anh hùng Vũ Thành xuất hiện trong một hoàn cảnh đầy kịch tính mà qua đó tài năng của ông đƣợc đẩy lên cao. Trong chuyện, Vũ Thành xuất hiện khi đạo quân của Hƣng Đạo Vƣơng đang ở trong vòng vây của giặc. Xuất thần, cánh quân Vũ Thành đã thần tốc xông đến, giải cứu cho Hƣng Đạo Vƣơng. Câu chuyện gợi ta liên tƣởng tới những hành động phi thƣờng của những nhân vật phi phàm trong lịch sử nhân loại. Đó là hình ảnh của Triệu Tử Long can trƣờng cứu công chúa trong "Tam Quốc", là Lê Lai hy sinh thân mình vì sự nghiệp của Hán Cao Tổ... Sau khi biết tin, quân lính đã hò reo ầm vang nhƣ biển động.

Trong truyện “Sự tích đền Hả" nhân dân đã lý giải về mối quan hệ giữa Vũ Thành và ngôi đền Hả cũng nhƣ với mảnh đất Hồng Giang- Lục Ngạn ở đây nhân dân đã tái hiện cả phần thời gian cuối cuộc đời ông. Sau khi

thất trận về đến núi Lệ Kỳ, Vũ Thành xuống ngựa ký thƣ gửi nhà vua rồi thác ngay trên ngọn núi đó.

Vua Trần thƣơng nhớ, cứ ba ngày lại xuống chiếu cho bộ văn thần thảo sắc phong tặng đƣa vào đền miếu để đền đáp công lao giúp dân cứu nƣớc. Nhà vua còn cho dân xã lập miếu đình thờ cúng. Ngôi đền Hả cùng với 72 ngôi đền khác đƣợc lập nên để tôn thờ Đức Thánh Vũ Thành.

Không chỉ đề cập đến con ngƣời và cuộc đời Vũ Thành, truyền thuyết còn phản ánh một cách sâu sắc về gia quyến trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tình mẫu tử thâm sâu, tình phu thê son sắc. Trong câu chuyện về Vũ Thành đƣợc in trong cuốn "Hội Từ Hả", tác giả dân gian đã kể lại không khí gia đình khi Vũ Thành hy sinh "Lúc này là bà Giáp Thị Tuấn đang có mang, nghe tin chồng chết, mấy lần định toan tự tử. Quan quân đều sợ, lấy lời lẽ khuyên can mà phu nhân vẫn không lay chuyển , vội vàng sang cung An Khánh trình bày sự việc với mẫu thân Vũ Thành. Mẫu thân nước mắt dàn giụa, hết lời khuyên nhủ con dâu...

Được vài ngày phu nhân sinh một con gái, thấy ý muốn không toại phu nhân lòng đau khôn xiết, bèn giao con cho người thị tì bảo dưỡng. Mới bẩy ngày đứa bé qua đời. Mẫu thân rất thương xót mỗi ngày ba lần đến bên con dâu an ủi.

Thấm thoắt đã hết năm, vào một tiết đầu xuân, được ngày mát mẻ mẫu thân bố cáo quan quân ôn lại trận đánh cuối cùng mà Vũ Thành tham dự..Mẫu thân làm như vậy chỉ cốt mọi người nhớ tới Vũ Công, ôn lại sướng khổ mà mọi người đã trải qua.

Mẫu thân lại nghĩ rằng, Vũ Thành là quan quân bị hại ở trận đã hoá thành các cây trúc xanh tươi ở non trúc, xã Hả Hộ kia. Còn đền Hả ở núi Lệ Kỳ, xã Hả Hộ nơi có mộ phần của tướng quân cũng được đắc địa, trong lòng lấy làm mừng, những mong Vũ Thành sống lại. Một ngày kia , rừng trúc bị

bốc cháy, không còn một cây. Mẫu thân than rằng "Hy vọng của ta đã hết rồi".

Từ đó, hai mẹ con đều một lòng xuất gia ở am Bạch Vân thuộc thôn Bồng Lai.

Qua câu chuyện trên, ta nhận thấy rằng. tài năng của Vũ Thành không chỉ đƣợc hun đúc từ hồn thiêng sông núi, từ truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Đại Việt mà tài năng ấy còn là sự kết tinh từ gia phong của một gia đình có đủ Trung - Chinh - Hiếu - Nghĩa.

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn các thể loại khác (sau thần thoại), phản ánh một cách chân thành, nhƣng cũng đầy ly kỳ, hấp dẫn về quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Bởi vậy, sự tồn tại và phát triển của thể loại này cũng chịu một hệ quả tất yếu từ hai đặc trƣng của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể. Cũng rất dễ hiểu, các sáng tác dân gian nói chung và các truyền thuyết nói riêng thƣờng có nhiều dị bản, với mỗi dị bản, ta có thể thấy sự khác nhau về thời gian, về không gian, về kết quả của sự kiện đƣợc đề cập và cũng có thể mỗi truyện kể lại phản ánh một lát cắt trong cuộc đời nhân vật. Xâu chuỗi các lát cắt ấy ta sẽ có đƣợc bức chân dung toàn diện về nhân vật.

Với hệ thống truyền thuyết Vũ Thành, sở dĩ ta có thể xâu chuỗi các mẫu kể lại đƣợc với nhau vì chúng đều kể về những sự kiện xoay quanh ngƣời anh hùng Vũ Thành. Việc xây dựng hình tƣợng Vũ Thành từ nhiều mẫu kể tạo cho chuỗi truyền thuyết về ông có tính chất mở. Truyền thuyết về Vũ Thành phản ánh sự vận động của truyền thuyết dân gian trong quá trình lƣu chuyển. Điều đó làm cho hình tƣợng Vũ Thành đẹp hơn và nhiều tầng ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 67 - 70)