Thời gian tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 79 - 80)

1. MÔ TẢ LỄ HỘI

1.1.1. Thời gian tổ chức lễ hội

Trong tín ngƣỡng nông nghiệp Việt Nam cổ truyền, hội thƣờng đƣợc tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Đó là khoảng thời gian rảnh rỗi đối với công việc ruộng nƣơng. Tuy nhiên, với những biểu hiện phong phú và đặc sắc trong tính chất vùng miền, hội xuân thực sự gợi mở nhiều nét hấp dẫn. Từ khung cảnh đất trời, “cỏ non xanh rợn chân trời”, đến lòng ngƣời “gần xa nô nức yến anh”, hội xuân thực sự là bài ca của tình yêu, tình yêu bất diệt; đồng thời cũng là bài ca của sự biểu lộ và củng cố lòng thành kính, biết ơn, tƣởng niệm công đức của ngƣời anh hùng cứu nƣớc, hoặc những danh nhân văn hoá. Mỗi mùa xuân về, hoà mình cùng không khí lễ hội trên khắp mọi miền tổ quốc, quê hƣơng Lục Ngạn cũng tƣng bừng mở hội cũng nhƣ các dân tộc ở miền núi, hội xuân nơi đây thƣờng gắn liền với chợ. Đến giữa hội chợ xuân, du khách không khỏi bâng khuâng, nao lòng trƣớc màu xanh của đồi núi và cây cỏ, xanh chàm của quần áo trang phục, xanh thắm của lòng ngƣời khởi sắc. Đến với lễ hội chợ xuân, lòng ngƣời còn nhƣ chơi vơi trong tiếng hát Soong của ngƣời dân tộc Nùng. Tiếng ca khi tha thiết chào mời, khi dìu dặt đi tìm gia đình. Đó là những bài ca không có tuổi. Đƣợc truyền lại từ đời này sang đời khác, qua quá trình truyền hoá cùng cuộc sống tâm lý xã hội, tạo nên giá trị thẩm mỹ mới đậm đà đặc điểm tâm lý dân tộc.

Theo tiếng hát Soong, theo bƣớc chân du khách đến hội chợ xuân, ngày mồng 8 tháng giêng (âm lịch) vào tới hội đền Hả. Đây là một nghi thức thờ cúng, tƣởng niệm ngƣời anh hùng dân tộc, đồng thời là cuộc diễn xƣớng anh hùng trên quy mô lớn. Theo các cụ già trong làng, đây là lễ hội rất lớn của vùng đôi bờ sông Lục. Trƣớc đây hội làng mở từ mồng 6 tháng riêng đến 11

tháng giêng. Vài năm trở lại đây, hội chỉ tổ chức trong ba ngày: mồng 7,8,9 (tháng giêng), trong đó ngày mồng 8 là chính hội.

Ngày xuân tiết trời se lạnh mà khi đến với hội đền Hả, ai cũng thấy ấm lòng. Đến với lễ hội, lòng ngƣời nhƣ trở về cõi tâm linh để từ đó nhận ra chân lý của cái Đẹp, cái Thiện trong cuộc đời. Và quan trọng hơn, đến với lễ hội đền Hả, tâm hồn mỗi ngƣời sẽ đƣợc bồi đắp, đƣợc nuôi dƣỡng lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; về tinh thần bất khuất chống kẻ thù xâm lƣợc của cha ông.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 79 - 80)