2. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
2.2. Truyền thuyết khắc hoạ hình tƣợng Vũ Thành trên cƣơng vị nhân
thần phúc thần
Hình tƣợng Vũ Thành trong truyền thuyết là một hình tƣợng có cốt cách “nhân thần”. Ngay từ khi sinh ra, ông đã có những dấu hiệu dự báo về tƣơng lai của một anh hùng. Truyền thuyết kể rằng: “mẹ ông thụ thai đúng 11 tháng rồi sinh ra một người con trai, mặt mũi đường đường ngọn tướng ,sáng rực kim dung ,khôi ngô tuấn dị”. Ngay cái tên Vũ Thành cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Đó là hai chữ đƣợc khắc ở bao kiếm mà cha ông nhặt đƣợc khi dạo thuyền trên sông Lục Nam. Lấy tên con là Vũ Thành, ông hy vọng sau này con trai sẽ tài ba hơn ngƣời có nhiều việc làm ích nƣớc lợi nhà. Tƣ chất khác thƣờng Vũ Thành ngày càng đƣợc thể hiện rõ nét “lớn lên học một hiểu mười, thông minh đĩnh ngộ, văn võ lầu thông”.
Với những đóng góp trong cuộc kháng chiến chống giặc phƣơng Bắc ,tên tuổi của Vũ Thành dã đƣợc lƣu dang trong tiềm thức nhân dân. Cho dù vị tƣớng ấy đã hy sinh song ông vẫn đƣợc truyền thuyết khắc tạc nhƣ một biểu tƣợng về tài năng, tinh thần chiến đấu và đặc biệt là lòng yêu nƣớc của quân dân Đại Việt.
Mặc dù cho đến nay có hai quan niệm về thời gian Vũ Thành đánh trận (nhƣ đã đề cập ở chƣơng II) thì tài năng và công đức của ông vẫn đƣợc nhân
dân ca ngợi, lƣu danh nhƣ một vị thần. Theo những truyền thuyết đƣợc quân thời trận. Khi ra trận, vị tƣớng tài ba ấy đã chiến đấu với kẻ thù nhƣ một vị thần có sức mạnh vạn năng. Vũ Thành ra quân chỉ vào giặc, giặc chết.
Từ 1985 trở về đây, những nghiên cứu sử học đã đƣa ra giả thiết Vũ Thành là Thân Cảnh Phúc, phò mã nhà Lý, đã từng có công chống giặc ngoại xâm phƣơng Bắc, trấn giữ vùng biên giới phía bắc của tổ quốc. Dựa trên “cái lõi” lịch sử, thêm một lần nhân dân lại khắc hoạ ngƣời anh hùng theo góc nhìn truyền thuyết. Và thêm một lần, tài năng Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc) toả sáng. Có thể khẳng định rằng, đóng góp của dòng họ Thân nói chung và phò mã Thân Cảnh Phúc nói riêng đối với sự nghiệp chống Tống ở thế kỷ XI có ý nghĩa rất lớn. “Thiên Thần Động Giáp- biệt hiệu mà quân Tống đã phong cho ông là minh chứng hùng hồn nhất cho tài năng ,ngợi danh của vị tƣớng tài ba. trong tiềm thức nhân dân, cho dù Vũ Thành cầm quân chống giặc Tống hay giặc Nguyên - Mông thì mãi mãi ông vẫn là hiện thân của một “thiên thần” đã ra tay dẹp loạn .Trong câu chuyện “Tại sao có tên gọi Biển Động”, nhân dân đã khẳng định tài năng của ông. Uy danh của vị tƣớng tài ba ấy đã làm lên lòng lính sĩ. “Họ hò reo, thán phục, tiếng hò vang lên ầm ào như mặt biển trước cơn giông, dữ dội” và nơi đó về sau có tên là Biển Động.
Với dân tộc Việt Nam ta, nƣớc không thể bị giệt cũ nhƣ anh dân tộc còn sống mãi. Xuất phát từ lòng tôn kính vô hạn, thƣơng tiếc vô cùng và coi sự nghiệp của ngƣời anh hùng của mình phải chết. Hoặc là hãy về trời nhƣ Thánh Gióng, hoặc âm thầm rẽ nƣớc nhƣ An Dƣơng Vƣơng... Đồng thời, nhận thức của quy luật tự nhiên nên nhân dân đã có cách xử lý thật đặc sắc với ngƣời anh hùng khi thác nghỉ. Đó là quan niệm “Sinh vi tƣớng, tử vi thần". Có nghĩa sinh làm tƣớng giúp dân giúp nƣớc, chết làm thần giúp nƣớc giúp dân. Ngƣời anh hùng Vũ Thành cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Trong tâm thức nhân dân Hồng Giang, Vũ Thành đã "hoá" vào cõi bất tử. Hơn thế nữa ông đã "hiển linh" phù trợ cho ngƣời đời sau. Mỗi khi binh biến, thiên tai, địch hoạ, nhân dân thƣờng cầu nguyện ở đền Hả và dƣờng nhƣ Đức Thánh đã thấu suốt tâm nguyện của hậu thế rồi hiển linh, che chở cho họ. Trong cuốn "Hội Từ Hả", tác giả Khổng Đức Khiêm ghi chép đƣợc một lời kể của dân gian truyền rằng: Trước khi chết, Vũ Thành đã nói với một lão ông sau này hãy lập đền thờ cho người thì nhân dân trong vùng mới tránh được dịch bệnh [11]. Có thể thấy, với ngƣời anh hùng ấy, lý tƣởng lớn nhất khi sống là chiến đấu hết mình vì sự bình yên của đất nƣớc, của quê hƣơng và của muôn dân, khi chết đi, vẫn một lòng mong muốn giữ yên dân nƣớc. Trong tâm linh ngƣời dân Lục Ngạn, ông đã là một vị Thánh - Đức thánh Vũ Thành.
Sự hiển linh của ông còn đƣợc thể hiện trong nhiều truyền thuyết khác theo lời kể của bà Giáp Thị Yên: Trong ngôi chùa Hả, nằm kề ngay với đền Hạ có một quả chuông lớn. Có lần kẻ trộm đã đột nhập lấy cắp. Nhƣng khi chúng đƣa quả chuông đến cửa chùa thì không hiểu sao quả chuông bỗng trở nên nặng đến mức dù cố gắng đến mấy, chúng cũng không thể lay chuyển đƣợc. Ngoài ra bà còn kể tiếp một năm trƣớc đây làng mở hội, khi đám rƣớc đang trên đƣờng từ Bãi Dƣợc về đến đền thì có ngƣời bộ đội do tinh nghịch nên đã lƣợm chiếc khánh của nhà thánh. Nhiều tháng sau, khi ngƣời lính hết hạn quân ngũ, trở về quê ở Bỉm Sơn - Thanh Hoá thì tự nhiên sinh bệnh, thầy thuốc chữa chạy thế nào cũng không khỏi khi gia đình hỏi nguyên nhân, ngƣời ấy đã kể rõ sự tình rồi đem khánh trả đền. Về nhà bệnh tự nhiên cứ thế là khỏi.
Sau hai sự kiện trên, nhân dân trong vùng luôn tin rằng, Đức Thánh Vũ Thành đã hiển linh, ngăn trừ cái ác đem lại sự yên bình cho con cháu.
Hai câu chuyện cũng là hai minh chứng sinh động chứa đựng ý nghĩa sâu xa ngƣời anh hùng dân tộc thì mãi bất tử với thời gian.
Ở trƣớc cửa đền Hả, cho đến nay vẫn còn ba cây cổ thụ mọc không thẳng hàng. Ngƣời già trong vùng kể rằng: Đó là ba cây mọc lên từ ba hạt giống đƣợc Đức Thánh gieo xuống trƣớc khi ngƣời hoá. Lịch sử đã trôi qua gần nghìn năm, kể từ khí xuất hiện con ngƣời tài ba ấy, với bao biến thiên dâu bể. Nhƣng đến nay, ba hạt giống ngƣời gieo đã phát triển thành ba cây lớn, tĩnh lặng, thâm nghiêm, vững trãi cùng thời gian. Đó không chỉ là chứng tích cho một thời kỳ lịch sử mà sâu xa hơn còn là biểu tƣợng cho sự bất tử của con ngƣời ƣu tú đất Lục Ngạn - Vũ Thành. Cho dù đã hi sinh nhƣng tên tuổi của Ngƣời còn lƣu danh muôn đời, những gì mà Ngƣời đã cống hiến nay đã đƣợc con cháu gìn giữ và phát triển. Trong tâm thức nhân dân, ngƣời anh hùng vẫn luôn hiện diện và luôn phù hộ độ trì cho các thế hệ hậu sinh. ý niệm "Phúc Thần" của hình tƣợng Vũ Thành càng đƣợc bộc lộ sâu sắc ở đây.
Trong tâm linh ngƣời dân Lục ngạn, Vũ Thành đi từ cõi trần sang cõi linh thiêng và ở cõi linh thiêng ấy, ông vẫn tiếp tục làm những việc có ích cho đời sống nhân dân. Thêu dệt những câu chuyện mang đậm yếu tố kỳ ảo, nhân dân muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với ngƣời anh hùng vì dân, vì nƣớc.