2. Ý NGHĨA LỄ HỘI
2.2. Lễ hội Từ Hả môi trƣờng bảo lƣu các tín ngƣỡng dân gian
Trong lễ hội từ Hả, chúng tôi còn nhận thấy dấu hiệu của tín ngƣỡng cầu mùa. Trƣớc giờ rƣớc, ngƣời ta bắn lệnh cất hiệu lễ tế thần nông cầu mùa
đƣợc tổ chức ngay sau khi dân làng tổ chức màn đánh trận giả nhớ về ngƣời anh hùng Vũ Thành. Trên sân hội, dân làng dựng một sàn tế cao một đầu ngƣời với, trên bắc sạp, dƣới cho trẻ em đóng giả làm ếch nhái đợi mƣa. Tế xong, chủ tế lấy nƣớc vẩy xuống đàn ếch nhái, ếch nhái kêu ộp ộp báo hiệu mƣa về.
Một ngƣời đàn ông đóng giả làm trâu, một ngƣời đi sau giả làm ngƣời đi bừa quanh sàn tế; lại một ngƣời đóng giả ngƣời đàn bà đi cấy. Tất cả với ý nghĩa cầu mong mƣa thuận gió hoà.
Nói tóm lại, lễ hội đền Hả chính là môi trƣờng bảo lƣu nhiều lớp tín ngƣỡng, nhiều lớp văn hoá của ngƣời việt. Vì vậy đến với lễ hội thôn Tòng Lệnh, du khách sẽ có dịp tìm hiểu và tiếp nhận giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đặc biệt là đời sống tâm linh. Trở về với cội nguồn dân tộc, tâm hồn mỗi ngƣời sẽ đƣợc nuôi dƣỡng với những điều tốt đẹp để mỗi ngày ta càng đến gần với các giá trị Chân- Thiện -Mỹ. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn cao đẹp nhất của lễ hội đền Hả.
Tiểu kết:
Vũ Thành đã sống chiến đấu, hy sinh cho mảnh đất Lục Ngạn. Trong tâm linh ngƣời dân quê hƣơng. Ông là một anh hùng , một đức thánh bất tử. Mảnh đất Hồng Giang muôn đời che chở cho anh linh ngƣời con trung hiếu. Tên tuổi ngƣời anh hùng đã làm nên sự linh thiêng cho từng hàng cây, nắm đất, dòng sông, ngọn núi nơi đây. Hàng năm, nhân dân mở hội đền Hả để tƣởng nhớ tới công đức của ngƣời anh hùng Vũ Thành cũng là để tôn vinh một thời kỳ lịch sử sáng chói trong lịch sử phong kiến nƣớc ta.
Truyền thuyết Vũ Thành là cơ sở tồn tồn tại của lễ hội và nhờ lễ hội mà hình tƣợng ngƣời anh hùng Vũ Thành hiện lên một cách sống động. Các nghi
thức tế lễ, các trò chơi trong lễ hội là minh chứng cho mối quan hệ này. Đồng thời qua lễ hội các tín ngƣỡng dân gian đƣợc bảo lƣu.
Với những ý nghĩa trên lễ hội đền Hả đƣợc xem là lễ hội điển hình trong đời sống lễ hội cũng nhƣ đời sống văn hoá của Bắc Giang.
KẾT LUẬN
1. Bắc Giang là một vùng đất ở phía Đông Bắc của tổ quốc với lịch sử phát triển rất sớm. Nằm trong vùng văn hoá Kinh Bắc cùng Bắc Ninh lại tiếp giáp với Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang luôn tự hào về một truyền thống văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa thấm đƣợm khí thiêng vùng miền. Mặt khác với vị trí địa lý ở cửa ngõ vùng Đông Bắc tổ quốc từ trƣớc đến nay mảnh đất này luôn giữ một vị trí chiến lƣợc trong kế sách quân sự của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng nhƣ của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay. Nơi đây có nhiều địa danh nhƣ: Phòng tuyến Sông Cầu của quân dân nhà Lý, nội Bàng Xa Lý của quân dân nhà Trần chống Nguyên- Mông; Cần trạm Xƣơng Giang của quân dân nhà Lê chống Minh, đã chôn vùi mộng xâm lăng của các đội quân xâm lƣợc mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc. Cũng trên mảnh đất này, do điều kiện địa lý và lịch sử mà hệ thống di tích và truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm rất phong phú, đa dạng. Đi cùng với những di tích ấy là một hệ thống truyền thuyết vô cùng phong phú về ngƣời anh hùng Vũ Thành.
Với đề tài truyền thuyết và lễ hội về Vũ Thành ở Lục ngạn- Bắc Giang, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói để giới thiệu khẳng định về diện mạo văn hoá dân gian của vùng đất này
2. Luận văn lần đầu tiên đã giới thiệu một cách khá hoàn chỉnh hệ thống truyền thuyết Vũ Thành - Một con ngƣời ƣu tú của quê hƣơng Lục Ngạn. Luận văn đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết Vũ Thành: Truyền thuyết Vũ Thành là một truyền thuyết lịch sử. Do đó, nó cũng mang những đặc điểm về nội dung của truyền thuyết nói chung. Hình tƣợng Vũ Thành đƣợc khắc hoạ trên phƣơng diện ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm là sự kết tinh cho truyền thống yêu nƣớc, truyền thống quật cƣờng trƣớc
các thế lực ngoại bang của dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình lƣu truyền và phát triển truyền thuyết Vũ Thành đã đƣợc cổ tích hoá để mở rộng giá trị tƣ tƣởng - thẩm mỹ. Về mặt nghệ thuật truyền thuyết Vũ Thành mang những đặc điểm chung của truyền thuyết lịch sử. Kết cấu xâu chuỗi đã tạo cho hệ thống truyền thuyết này có tính chất mở.
Qua đó, hình tƣợng Vũ Thành hiện lên với nhiều góc cạnh, với nhiều tầng ý nghĩa. Nhân dân đã thêu dệt những yếu tố thần kỳ lấp lánh xung quanh cuộc đời và sự nghiệp ngƣời anh hùng với mục đích tôn vinh, ca ngợi. Tạo dựng hình ảnh Vũ Thành trong truyền thuyết cũng là cách để nhân dân Lục Ngạn nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung bày tỏ sự ngƣỡng mộ biết ơn đối với những gì vị thủ lĩnh này cống hiến cho quê hƣơng đất nƣớc.
3. Hình tƣợng ngƣời anh hùng Vũ Thành không chỉ có trong truyền thuyết mà còn đƣợc tái hiện sinh động trong lễ hội, Luận văn đã đi sâu mô tả cả phần lễ cũng nhƣ phần hội một cách khá chi tiết, cụ thể. Về phần lễ, hội đền Hả cũng có những hình thức tế lễ rất giống nhƣ nhiều lễ hội khác nhƣ: lễ phù giá, lễ mộc dục, lễ hoá thảo xá, lễ cầu siêu...đồng thời cũng có những nét đặc trƣng gắn với hình tƣợng ngƣời anh hùng Vũ Thành nhƣ: Lễ hoàn cung, lễ tế ở bãi Dƣợc... Về phần hội, lễ hội đền Hả vừa tổ chức các trò chơi truyền thống kết với với các trò chơi hiện đại nhƣ: Đấu võ cổ truyền, chơi đu, đánh cờ ngƣời, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đƣợc đông đảo nhân dân tham gia. Đến với lễ hội từ Hả làm một dịp để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính của mình với ngƣời anh hùng, đồng thời cũng là dịp để mỗi cái tôi hoà vào cái ta chung thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, vui trong tiếng hát hội xuân, mỗi du khách nhƣ đƣợc hành hƣơng về cội nguồn dân tộc để đƣợc đón nhận ngọn đuốc thiêng ông cha truyền lại để từ đó ta cùng khắc sâu hơn lòng căm thù giặc phƣơng Bắc, rèn giũa trinh thành cảm giác tƣ thế sẵn sàng chiến đấu với những tên Thoát Hoan mới ở thế kỷ XXI đầy thử thách này.
4. Luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và lễ hội. Truyền thuyết và lễ hội không tồn tại riêng biệt độc lập mà có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Từ quá trình tồn tại và phát triển, truyền thuyết Vũ Thành là cơ sở tồn tại của lễ hội đền Hả, là chủ đề chi phối các hành động nghi lễ , cũng nhƣ các trò chơi dân gian trong ngày hội. Ngƣợc lại Trong ngày hội đền Hả là môi trƣờng nuôi dƣỡng truyền thuyết thể hiện sống động những truyền thuyết về Vũ Thành. Thông qua truyền thuyết và lễ hội nhân dân đã bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn của mình với Vũ Thành, ngƣời anh hùng đã bảo vệ nhân dân ta chiến đấu chống quân xâm lƣợc. Cũng ở đây ta bắt gặp nét đẹp tâm hồn truyền thống của ngƣời Việt Nam: Lòng yêu nƣớc nồng nàn, tinh thần tự hào về lịch sử dân tộc.
5. Vũ Thành một trong số những anh hùng tiêu biểu, ngƣời con ƣu tú của quê hƣơng Lục Ngạn nhƣng truyền thuyết về ông cho đến nay chƣa đƣợc chú ý sƣu tầm và mở rộng phạm vi lƣu hành. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một thực tế cần lên tiếng: Hầu nhƣ cho đến nay chỉ những bậc cao niên trong vùng còn kể lại đƣợc truyền thuyết về ông còn các đối tƣợng ở độ tuổi trung niên và thanh niên thì rất ít ngƣời biết, có ngƣời biết sơ sơ, có ngƣời không biết một chi tiết nào. Hơn nữa ngôi đền Hả và quần thể di tích đền Hả dù đã đƣợc kiến nghị nâng cấp nhiều lần song cho đến nay (Tính từ 1994) chƣa có lần nào đƣợc tu sửa. Qua luận văn này chúng tôi mong muốn đóng góp một số ý kiến sau:
- Trước hết: Sƣu tầm tìm kiếm nghiên cứu truyền thuyết về Vũ Thành vì đây là việc làm bổ ích góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nƣớc của dân tộc.
- Hai là: Cần khôi phục vị trí, tên tuổi, thân thế một cách chính xác, rõ ràng giữa Vũ Thành và Thân Cảnh Phúc. Để từ đó nhân dân cũng nhƣ du khách thập phƣơng có đƣợc cái nhìn rõ ràng về ngƣời anh hùng này.
- Ba là: Trong thời gian gần nhất, UBND huyện Lục Ngạn cần có kế hoạch tu sửa, tái tạo khu di tích đền Hả để lƣu dữ đƣợc nét kiến trúc cổ truyền rất quý báu của di tích.
Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy trƣớc kia lễ hội từ Hả diễn ra với việc thi thố tài năng hát chèo là chính. Ở lễ hội này việc hát chèo đƣợc bắt đầu ngay từ khi nghi lễ thờ thánh ở trong đền và sau nghi lễ thờ thánh thì hát chèo đƣợc diễn ra trong suốt thời gian hội. Hơn nữa đây còn là nơi thu hút nhiều nam thanh nữ tú từ các dân tộc ngƣời thiểu số. Các đội hát chèo hoặc nhóm hát của nhiều nơi khác nhau cách 50 đến 70 mƣơi cây số, thậm chí cách hàng trăm cây số nhƣ Hải Phòng cũng về tham dự. Điều này khiến cho lễ hội đền Hả thu hút nhiều khách thập phƣơng về dự lễ thi hát chèo, xem hát chèo và xem hát các dân ca khác. Nhƣ vậy để bảo tồn di sản văn hoá lễ hội đền Hả nên chăng còn bảo tồn hai yếu tố chính, là thi thố tài năng văn hoá nghệ thuật chèo và tín ngƣỡng - tôn giáo dân gian. Còn lại các yếu tố khác chỉ là hạt nhân xoay quanh yếu tố chính từ đó mà ý nghĩa của ngày hội thêm sâu đậm các hoạt động hội thêm phong phú và hoành tráng trong việc tôn vinh ngƣời anh hùng Vũ Thành.
Việc nghiên cứu đề tài "Truyền thuyết và lễ hội đền Hả ở Lục Ngạn - Bắc Giang" của chúng tôi là bƣớc kế tục sự nghiệp của những ngƣời đi trƣớc, nhằm đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Song, với khả năng có hạn trƣớc một vấn đề có tính khoa học đòi hỏi nhiều thời gian công sức và trình độ nhất định. chúng tôi chắc rằng luận văn của mình không tránh khỏi hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thày cô và các bạn đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Thị An, Nghiên cứu truyền thuyết - Những vấn đề đặt ra. Tạp chí văn học, 7/1997, tr 34-37.
2. Chiêng Xom An, Bàn thêm về thể loại truyền thuyết. Tạp chí văn hoá dân gian, 2/ 1992.
3. Chevalier (Jean), Gheerbrant(Alain), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. Nxb Đà Nẵng, trƣờng viết văn Nguyễn Du, 1997.
4.Toan Ánh, Nếp cũ - Hội hè đình đám, Quyển thƣợng. Nxb Nam Chi tùng thƣ, Sài Gòn 1969.
5.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang những chặng đường lịch sử. Nxb Chính trị quốc gia, 1999.
6.Bảo tàng tỉnh Hà Bắc, Lý lịch di tích đền Hả. Hà Bắc, 1990.
7.Nguyễn Chí Bền, Văn hoá dân gian Việt Nam - Những suy nghĩ. Nxb Văn hoá dân tộc, 1999.
8.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục. Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1990.
9.Nguyễn Đình Bƣu, Truyền thuyết lịch sử - văn nghệ dân gian Bắc Giang. Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang, 2005.
10.Trần Đức Các, Tục ngữ với truyền thuyết anh hùng. Tạp chí văn hoá, 1/1974.
11.Nguyễn Xuân Cần, Di tích Bắc Giang. Bảo tàng Bắc Giang, 2001.
12. Nguyễn Xuân Cần, Đền Hả-nơi thờ các vị tiền bối thân tộc, di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Họ Thân trong lịch sử Việt Nam. Huế - Bắc Giang, 2004.
13.Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo thần thoại Việt Nam - Những suy nghĩ. Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956.
14.Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng type và mô tip. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
15.Nguyễn Nghĩa Dân, Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam. Nxb Hội nhà văn, 2001.
16.Phan Đức Dƣơng. Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000.
17.Nguyễn Đăng Duy, Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2001.
18.Nguyễn Bá Đạt, Ngô Văn Trụ, Vi Thị Lý, Truyền thống văn hoá thông tin huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Xb, 2007.
19.Bùi Xuân Đính, Một số phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc ở Bắc Giang cần được bảo tồn và phát huy. Văn hoá Bắc Giang. Sở văn hoá thông tin Bắc Giang, 2002.
20.Cao Huy Đỉnh, Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1- năm 1996). Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998.
21.Nhiều tác giả, Bản lĩnh bản sắc dân tộc. Nxb KHXH, 1990.
22.Nhiều tác giả, Ngữ Văn 10 (tập 1). Nxb GD, 2006.
23. Nhiều tác giả,Thơ văn Lý Trần, tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.
24. Nhiều tác giả, Thơ văn Lý Trần, tập 2. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1988.
25.Nhiều tác giả, Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.
26.Nhiều tác giả, Truyền thống anh hùng dân tộc trong các loại hình tự sự dân gian Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.
27.Nhiều tác giả, Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
28.Nhiều tác giả, Văn hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.
29.Nhiều tác giả, Văn hoá dân gian Bắc Giang.
30.Nhiều tác giả, Văn nghệ dân gian Bắc Giang (Tập II). Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang, 2006.
31.Nhiều tác giả, Việt Nam những sự kiện lịch sử. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia-Viện sử học. Nxb GD, 2003.
32.Nguyễn Thị Bích Hà, Mã và mã văn hoá. Tạp chí văn hoá dân gian, số 1 năm 2006.
33.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 1999.
34.Nguyễn Văn Hậu, Về biểu tượng văn hoá trong lễ hội truyền thống dân tộc. Luận án Tiến sĩ Văn hoá học, Hà Nội 2001.
35.Lê Nhƣ Hoa (chủ biên), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2001.
36.Diệp Đình Hoa, Tính duy lí của truyền thuyết, huyền thoại người: Việt cổ chiếm lĩnh đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí văn hoá dân gian, 4, 1996 (tr3-11).
37.Kiều Thu Hoạch, Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết chống ngoại xâm. Tạp chí văn hoá dân gian, số 3 và 4/1983, tr 6-18.
38.Mai Hồng, Tìm hiểu về dòng họ Thân xứ Kinh Bắc. Họ Thân trong lịch sử Việt Nam. Huế - Bắc Giang, 2004.
39.Nguyễn Việt Hùng, Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam . Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2003.
40.Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.
41.Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam. Nxb giáo dục, 2002.
42.Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận, Các vùng văn hoá Việt Nam. Nxb văn học, 1995.
43.Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.