VẤN ĐỀ TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 38)

2.1. Vũ Thành - con ngƣời và truyền thuyết

Nhƣ luận văn đã khẳng định ở phần đầu, Vũ Thành là một nhân vật truyền thuyết tên tuổi và công đức của ngƣời anh hùng dân tộc cũng là từ những lời kể của dân gian đan cài cùng những chi tiết lịch sử. Soi chiếu vào sử sách, ta tiếp nhận đƣợc lòng ngƣỡng vọng, sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Vũ Thành, Vũ Thành là một ngƣời con anh hùng của quê hƣơng Lục Ngạn nói riêng và mảnh đất Bắc Giang nói chung. Song cũng nhƣ bao nhân vật lịch sử khác, ông không đƣợc chính sử ghi chép một cách chính xác và đầy đủ. Vì thế, để tìm hiểu về cuộc đời và con ngƣời Vũ Thành ngƣời viết đã tiến hành đối chiếu, so sánh từ các tƣ liệu lịch sử đến truyền thuyết dân gian nhằm đƣa ra những nhận định chính xác và toàn diện.

Trƣớc hết, chúng tôi xin đƣợc nhấn mạnh về cội nguồn gia tộc và tên tuổi của Vũ Thành. Căn cứ vào bản thần tích ở Thôn Bình Ải - xã Phƣợng Sơn - Lục Ngạn và một số sắc phong còn lƣu lại ở đền Hả nơi Vũ Thành đƣợc tôn thờ thì Vũ Thành xuất thân trong gia đình có cha là quan tả bộc xạ vƣơng triều Lý - Vũ Tỉnh, còn mẹ là Thái trƣởng công chúa của vua Lý, Huệ Tông- Lý Thị Cảnh. Quê Vũ Thành ở thôn An Khánh, xã Tòng Lệnh, huyện Na Ngạn(nay là Lục Ngạn), khi mới sinh ra đã có những dấu hiệu của một anh hùng xuất chúng. Mặt mũi đƣờng đƣờng ngọc tƣớng sáng rực kèm dung, khôi ngô tuấn tú. Lớn lên, thông minh khác thƣờng, đã thi đỗ thám hoa dƣới triều Trần.

Công lao của Vũ Thành đối với quê hƣơng và dân tộc đƣợc truyền thuyết ghi lại là ông đã từng cầm quân ra trận dẹp giặc Nguyên - Mông vào tháng 2 năm Giáp Thân (1284). Ông đã với đạo quân của mình chiến đấu 9 trận toàn thắng trƣớc kẻ thù và đến trận thứ 10 thì hy sinh, ông đã thác hoá tại đền Hả - xã Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang. Khi nghe tin Vũ Thành bị bại, vua Trần lấy làm thƣơng tiếc cho dân xã lập đền miếu để thờ. Từ đó, ngôi đền Hả đƣợc dựng lên và gắn liền với tên tuổi ngƣời anh hùng Vũ Thành. Tuy

nhiên cho đến nay các nhà sử học đã dày công tra cứu nhƣng trong các sách Đăng Khoa lục không có tên tuổi Vũ Thành. Vậy Vũ Thành thực chất là ai?

Đến năm 1994, khi bảo tàng tỉnh Bắc Giang cho tiến hành nghiên cứu xác lập hồ sơ cho di tích đền Hả thì tên tuổi Vũ Thành đƣợc xác lập theo một hệ gia phả mới. Theo cuốn sách "Lý lịch di tích đền Hả" thì Vũ Thành chính là Thân Cảnh Phúc- phò mã Nhà Lý. Hệ quả kéo theo tên gọi Thân Cảnh Phúc, cuộc đời và tên tuổi Vũ Thành cũng có nhiều thay đổi về cuội nguồn gia tộc. Họ Thân ở Thời Lý là họ lớn của đất Lạng Châu. Địa bàn cƣ trú chính của họ Thân ở Lạng Châu là Đông Giáp. Theo sử sách họ Thân ở thời Lý từng đƣợc coi là "Chủ thể của đất Lạng Châu cũng nhƣ của Động Giáp [6, tr31]. Mặt khác, cũng theo những ghi chép của sử sách, từ khi nhà Lý đƣợc thành lập thì họ Thân đã xuất hiện và có vai trò quan trọng đối với vƣơng triều Lý. Vai trò này đƣợc thể hiện qua quan hệ hôn nhân giữa nhà Lý với dòng họ Thân ở Châu Lạng, Lý Công Uẩn (vị vua đầu tiên triều Lý, tuy mới lên ngôi nhƣng với chức năng triều Lê (cũ) với sự hiểu biết tầm quan trọng của việc gìn giữ biên cƣơng để cho đất nƣớc đƣợc bình yên nên đã đem con gái của mình gả cho vị tù trƣởng Đông Giáp là Giáp Thừa Quý và sau đó cũng cho đổi họ Giáp của Thừa Quý sang họ Thân. Từ đấy, họ Giáp (Thân) nối nhau làm phò mã nhà Lý, qua đó mà các tù trƣởng tăng thêm trách nhiệm gìn giữ biên cƣờng cho triều Lý.

Giáp Thừa Quý có con là Thiệu Thái. Năm 1029 Triệu Thái lấy công chúa Bình Dƣơng và tiếp tục cha làm phò mã cho triều Lý. Theo sách "Việt sử lƣợc" thì "Con trai công chúa Bình Dƣơng là Thân Đạo Nguyên lấy công chúa Thiên Thành. Thân Đạo Nguyên còn đƣợc gọi là Thân Cảnh Phúc”.

Qua những tƣ liệu trên đây, ta nhận thấy, Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc) xuất thân trong gia đình có ba đời làm phò mã nhà Lý, từ ông nội đến cha và bản thân ông. Mặt khác, phải nhấn mạnh rằng, trong sự nghiệp đấu tranh bảo

vệ biên cƣơng và nền độc lập dân tộc, sự xuất hiện của dòng họ Thân đã củng cố thêm một lần vững chắc, một sự hùng mạnh cho tinh thần dân tộc đặc biệt là đồng bào biên giới trƣớc hoạ xâm lăng. Đồng thời với vai trò của mình trên chiến tuyến biên cƣơng phía Bắc, dòng họ Thân đã trở thành minh chứng sáng ngời cho kế sách giữ nƣớc đúng đắn của các đời vua Lý, khắc ghi vào truyền thống dân tộc tinh thần kiên trung gìn giữ non sông.

Là ngƣời con của dòng họ, Thân Cảnh Phúc đã đƣợc đón nhận những nét tinh hoa ấy để rồi toả sáng và lƣu danh trong kháng chiến chống quân Tống về công lao của Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc) đối với quê hƣơng và dân tộc, các tài liệu đã khẳng định trong cuộc kháng chiến chống Tống. Dƣới trƣớng Lý Thƣờng Kiệt (1075-1077) phò mã Thân Cảnh Phúc đã tham gia tích cực và lập đƣợc nhiều chiến công. Thân Cảnh Phúc cùng các tƣớng Lƣu Tông Đản, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An cho quân bộ tiến sang đất Tống uy hiếp Hoàng Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long để triệt hạ các căn cứ quân sự tiền phƣơng của địch và cũng là kế nghị binh nhằm thu hút sự chú ý của địch để cho quân thuỷ của Lý Thƣờng Kiệt tấn công Châu Khâm, Châu Liêm và Châu Ung.

Cuối năm 1076, quân Tống xâm lƣợc nƣớc ta, Thân Cảnh Phúc đóng quân ở Động Giáp để khống chế hai ải hiểm là Quyết Lý và Giáp Khẩu.Trên đƣờng phục binh từ Lạng Sơn về kinh, Thân Cảnh Phúc giao cho các thủ lĩnh ngƣời dân tộc và các thỏ binh trực tiếp chỉ huy.

Quách Quỳ chỉ huy cho quân Tống ào ạt đánh vỡ các phòng tuyến ở ải Quyết Lý và Giáp Khẩu mở đƣờng tấn công nhƣng bị phục binh của Thân Cảnh Phúc đánh thiệt hại nặng trƣớc khi chúng tiến xuống sông Cầu.

Khi quân Tống bị chặn đánh ở phòng tuyến sông cầu, Thân Cảnh Phúc cho quân mai phục đánh sau lƣng, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch [6, tr31]. Quân Tống đã phải mệnh danh cho ông là "Thiên Thần Đông Giáp" và không

khỏi khiếp sợ trƣớc tài năng và tinh thần chiến đấu. Tuy nhiên sau đó, phò mã Thân Cảnh Phúc đã hy sinh và đƣợc nhân dân tôn là vị Thiên Thần nhân dân địa phƣơng đã lập đền thờ để tƣởng nhớ công lao của ông tại Từ Hả ngay tại nơi ông thác trong trận chiến cuối cùng.

Trên đây là những nét sơ yếu về cuộc đời cũng nhƣ những đóng góp của phò mã Thân Cảnh Phúc đƣợc ngòi bút của các sử gia ghi chép lại. Song những thăng trầm dâu bể trong lịch sử đã tác động đến công tác lƣu truyền và bảo lƣu tên tuổi chứng tích của các yếu nhân trong lịch sử dân tộc không là ngoại lệ trong dòng chảy ấy, những ngƣời của họ Thân ở Châu Lạng đã không còn mang đúng tên tuổi của mình. Cuộc đời của họ đã đi vào văn hoá dân gian và qua con mắt ngƣỡng vọng của nhân dân, phò Mã Thân Cảnh Phúc đƣợc hoá Thân là Vũ Thành, từ những sự kiện lịch sử, thêm một lần ngƣời anh hùng của quê hƣơng Lục Ngạn toả sáng qua truyền thuyết với tầm vóc của một "Thiên Thần". Có thể nói rằng, truyền thuyết đã bổ sung vào chính sử để làm toàn vẹn hơn chân dung và tầm vóc của ngƣời anh hùng Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc). Nói nhƣ tác giả Lê Văn Kỳ. "Truyền thuyết là những câu chuyện văn học dân gian, phản ánh những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. nó vừa hiện thực, vừa hoang đƣờng, vừa có cái đáng tin lại vừa có cái đáng ngờ nhƣng dù sao thì nó vẫn là kho tƣ liệu quý mà những ngƣời am hiểu tinh tƣờng có thể sử dụng đƣợc" [48, tr33].

Qua phần trình bày ở trên, ta có thể thấy từ lịch sử, Thân Cảnh Phúc đã bƣớc vào truyền thuyết với vầng hào quang lung linh của niềm ngƣỡng mộ chân thành cùng biết bao tình cảm yêu mến của nhân dân. Yếu tố lịch sử và yếu tố hƣ cấu thần kỳ đã hoà quyện khiến cho truyền thuyết Vũ Thành vừa là đối tƣợng nghiên cứu văn học dân gian vừa là tài liệu tham khảo của khoa học lịch sử khắc hoạ hình tƣợng Vũ Thành trong truyền thuyết là một cách để

nhân dân bày tỏ lòng yêu mến, sự thành kính đối với một con ngƣời đóng góp công lao trong việc đánh giặc ngoại xâm, đem lại thái bình cho quê hƣơng.

2.2. Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội Đền Hả

Mang đặc trƣng nguyên hợp của văn hoá dân gian, truyền thuyết và lễ hội luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Từ truyền thuyết ngƣời anh hùng đƣợc tái hiện sống động trong các lễ hội.

Với lòng tôn kính, biết ơn, Vũ Thành đƣợc thờ ở nhiểu nơi trên mảnh đất Bắc Giang, Theo chúng tôi đƣợc biết cho đến nay có 72 ngôi đền đƣợc lập để tôn thờ ngƣời anh hùng này. Lịch sử mỗi ngôi đền thƣờng bắt nguồn từ dấu vết mỗi lần Vũ Thành đặt chân qua. Tiêu biểu nhƣ nơi tƣớng quân thƣờng xuống ngựa dừng chân để nghỉ ngơi sau mỗi lần đánh trận trở về, nhân dân dựng đền thờ và đổi tên thôn là Thôn Hạ Mã( Nay thuộc xã Phƣợng Sơn- Lục Ngạn). Hơn nữa dọc theo sông Lục Nam từ ải Nam Quan đến Bồ Đề" có hơn 70 ngôi đền thờ ông và từ ngày quê hƣơng ông thôn An Khánh, xã Tòng Lệnh nay thuộc xã Trƣờng Giang, Lục Nam, sang Làng Chễ, làng Bồng (Bồng Lai), Làng Ải (Bình ải), Từ Xuyên , Cầu Từ, Ha Mã (Phƣợng Sơn), Phi Lễ ( xã Quý Sơn- Lục Ngạn), làng Yên Thiện xã Bảo Sơn, làng Đan Hội xã Vũ Xá, xã Cƣơng Sơn và Tiên Hƣng- Lục Nam, Thôn Đức Thành, xã Trí Yên huyện Yên Dũng... đều có đình chùa đền, miếu để tôn thờ.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đi sâu mô tả lễ hội tƣởng niệm Vũ Thành ở đền Hả, thuộc xã Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang. Đây là một trong những lễ hội xuân đông vui nhất mảnh đất Lục Ngạn. Nhân dân đến với hội Xuân đã biểu lộ lòng thành kính, biết ơn với ngƣời anh hùng cứu nƣớc và cũng để đƣợc vui chơi, giải trí chuẩn bị bƣớc vào những ngày tháng làm ăn bận rộn.

Đặt truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả vào đời sống dân gian Bắc Giang - Kinh Bắc xƣa mới thấy hết đƣợc nét đặc sắc văn hoá của lễ hội.

Hơn nữa chiến công và đức độ của Vũ Thành không chỉ bó hẹp trong một địa phƣơng mà nó còn mang ý nghĩa lớn lao đối với nhân dân cả vùng. Đây cũng là lý do để chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả trong môi trƣờng văn hoá Bắc Giang.

Tiểu kết

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, có vị trí "cửa ngõ" Đông Bắc của tổ quốc. Bắc Giang cũng là mảnh đất có sự xuất hiện của con ngƣời khá sớm. Đây là một điều kiện cơ bản cho sự hình thành và phát triển một nền văn hoá vừa mang bản sắc dân tộc vừa đậm đà tính vùng miền. Hơn nữa, văn hoá Bắc Giang lại ẩn chứa nét tinh hoa của văn hoá vùng Kinh Bắc nổi tiếng từ xa xƣa hoà vào văn hoá dân tộc, văn hoá Bắc Giang luôn kiêu hãnh "nhập" cùng dòng chảy chung ấy nhƣng lại tự tin với một bản sắc riêng độc đáo.

Đời sống tâm hồn của ngƣời dân Bắc Giang từ ngàn xƣa đƣợc gửi gắm qua kho tàng văn học dân gian với các thể loại tiêu biểu: truyền thuyết lịch sử, thần thoại, ca dao, vè, truyện cƣời…

Bắc Giang không chỉ là mảnh đất giàu giá trị văn hoá mà còn là quê hƣơng của những ngƣời con anh hùng trong sự nghiệp gìn giữ vào bảo vệ đất nƣớc. Truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm do đó đặc biệt phát triển. Trong đó, các truyền thuyết về Vũ Thành là một hệ thống truyền thuyết tiêu biểu đƣợc lƣu truyền rộng rãi ở Bắc Giang đặc biệt là quê hƣơng Lục Ngạn. Gắn bó với hệ thống truyền thuyết ấy là những lễ hội tƣởng niệm diễn ra ở nhiều đền, đình, miếu, trong đó, lễ hội đền Hả là lễ hội có quy mô lớn hơn cả và mang nhiều bản sắc văn hoá Bắc Giang.

Tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành, chúng tôi đặt nó trong không gian, thời gian của vùng đất Bắc Giang và cụ thể là quê hƣơng Lục Ngạn.

Chƣơng II

TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ NGƢỜI ANH HÙNG VŨ THÀNH 1. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TƢ LIỆU

1.1. Khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình sƣu tầm, thu thập tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy số lƣợng truyền thuyết về Vũ Thành không nhiều. Chủ yếu là những truyền thuyết đƣợc lƣu truyền ở khu vực Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang.

Trƣớc hết chúng tôi tiến hành khảo sát từ các cuốn sách do địa phƣơng biên soạn và xuất bản. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các cuốn Hội Từ Hả [61] Địa chí Bắc Giang [72], Danh nhân lịch sử Kinh Bắc [65] trong các sách này, chúng tôi thu thập đƣợc 3 truyện đó là:

- Kiếm Thần

- Sự tích về thánh Vũ Thành (Vũ Công tôn thần sự tích) - Vũ Tỉnh và Từ Hả.

Ngoài ra, ở các cuốn Văn nghệ dân gian Bắc Giang (Tập II) [6], Lễ hội Bắc Giang [75], Di tích Bắc Giang [8], Họ Thân trong lịch sử Việt Nam [12] có đề cập đến vị trí của Vũ Thành trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, lý giải mối quan hệ giữa Vũ Thành và Thân Cảnh Phúc, giới thiệu về tên tuổi của Vũ Thành với đền Hả. Những ghi chép ở các cuốn sách trên là nguồn tƣ liệu quá giá, cung cấp cho chúng tôi những nhận định bổ sung vào việc lý giải vị trí của Vũ Thành trong lịch sử cũng nhƣ trong tâm linh ngƣời dân.

Thứ hai, chúng tôi tiến hành điền dã. Đối tƣợng tiếp cận chủ yếu của chúng tôi là các bậc cao niên ở Hồng Giang, là cán bộ văn hoá của xã, là những ngƣời trong ban quản lý di tích trên cơ sở điền dã, chúng tôi thu thập thêm đƣợc 9 truyện đó là:

- Truyện về bà hàng nƣớc quán Hả - Sự linh thiêng của nhà thánh

- Ba cây cổ thụ trƣớc đền Hạ ở Từ Hả. - Tại sao gọi cầu Chét, Cầu Sài, Biển Động - Cái chết của Vũ Thành

- Rừng Trúc trên Kỳ Sơn

- Vũ Thành đƣợc sinh ra nhƣ thế nào.

Nhƣ vậy, số lƣợng truyền thuyết mà chúng tôi có đƣợc về tƣớng quân Vũ Thành, tổng cộng là 11 truyện.

* Nhận xét.

Trong số 11 truyện đƣợc sử dụng làm tƣ liệu để nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, hầu hết các truyện đều đƣợc kể rất ngắn gọn. Đây là hệ quả tất yếu cho đặc trƣng truyền miệng của văn học dân gian, kéo theo đó là các dị bản trong mỗi câu truyện. Xin đƣợc dẫn ra đây một số minh chứng tiêu biểu. Đầu tiên phải nói tới con ngựa trắng có khả năng chạy ngàn dặm của Vũ Thành về nguồn gốc của nó đã có hai lời kể khác nhau trong truyện kiếm thần, lời kể đƣợc thể hiện nhƣ sau: “Bỗng giặc Nguyên lấn cõi, Vũ Thành đem kiếm về triều dâng vua”, vua mừng rỡ lấy làm đắc ý, trao kiếm lại cho ông, thăng chức thƣợng tƣớng quân vua lại ban cho ông con ngựa trắng và bảo rằng: “Con Bạch Mã này thƣờng ngày trong triều không ai cƣỡi đƣợc, nay Thƣợng hoàng Tƣớng quân ra trận thử cƣỡi xem sao”.

Thƣợng tƣớng Vũ Thành đeo kiếm thần vào, bái mệnh vua khấn rằng:

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 38)