Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 64 - 65)

3. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

3.1.Nghệ thuật kết cấu

Cùng với bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta, đã có biết bao truyền thuyết lịch sử về các anh hùng dân tộc ra đời. Mỗi truyền thuyết kể về một nhân vật chính có nhiều tiểu sử và diễn biến cuộc đời khác nhau. Nhƣng hầu hết các truyền thuyết lịch sử thƣờng sử dụng một cốt truyện truyền thống khá đơn giản mang dáng dấp một lƣợc đồ gồm 3 phần nhƣ sau:

- Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm của nhân vật chính.

- Cuộc đời và sự nghiệp (chiến công hành trang) của nhân vật chính. - Kết thúc sự nghiệp của nhân vật chính và đánh giá của nhân dân.

Tuỳ theo mỗi kiểu nhân vật mà mỗi phần trên đƣợc nhấn mạnh nhiều hay ít.

Tuy nhiên truyền thuyết thời kỳ dựng nƣớc (truyền thuyết về thời các Vua Hùng) và truyền thuyết thời kỳ giữ nƣớc (truyền thuyết về sau thời kỳ các Vua Hùng) lại có một sự khác biệt về kết cấu. Truyền thuyết về thời kỳ dựng nƣớc thƣờng có một truyện phản ánh đầy đủ trọn vẹn hành trang của nhân vật theo một trình tự nhất định, các chi tiết của truyện thƣờng có một mối liên quan với nhau, nhƣ truyền thuyết về Thánh Gióng kể lại sự việc từ lúc bắt đầu ngƣời anh hùng sinh ra cho đến khi hoá thân, hay nhƣ truyền thuyết về An Dƣơng Vƣơng kể lại sự việc theo trình tự từ khi dấy nghiệp cho đến khi kết thúc sự nghiệp. Còn truyền thuyết về các anh hùng giữ nƣớc thƣờng là những truyện nhỏ, đòi hỏi phải tập hợp các xâu chuỗi lai mới có thể thấy đƣợc trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật. Đó là các truyền thuyết về Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Dƣơng Tự Minh ...

Truyền thuyết về Vũ Thành là một truyền thuyết lịch sử thời kỳ giữ nƣớc nên nó mang những đặc tính của truyền thuyết lịch sử.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 64 - 65)