1. MÔ TẢ LỄ HỘI
1.2. Nội dung lễ hội
Theo các tài liệu thu thập đƣợc và qua sự khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy lễ hội ở đền Hả cơ bản diễn ra nhƣ sau.
1.2.1. Lực lượng tham gia lễ hội
Trƣớc đây, ở xã Hả Hộ có 5 làng chia 4 giáp: Giáp Kép, Giáp Nguộn, Giáp Trung và Giáp Hăng. Trong đó Giáp Kép kiêm luôn 2 phƣờng: Phƣờng Tân Độ và Phƣờng Bao Nội. Theo lệ làng, các giáp phải có trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và làm hội hàng năm. Để tổ chức lễ hội, xã Hả Hộ họp dân yêu cầu 4 giáp cử ra 1 ban tổ chức gồm các chân sau:
* Đƣơng cai:
Là ngƣời đại diện của 1 trong 4 giáp. Giáp có vị đƣơng cai gọi là Giáp đƣơng cai. Vị đƣơng cai phải có trách nhiệm đôn đốc Giáp đƣơng cai lo đủ cỗ chay, cỗ mặn lễ lạt để thờ. Nhắc nhở các giáp thực hiện các lệ của làng đề ra để tiến hành lễ hội.
* Thầy cả:
Là ngƣời lo việc tế lễ chính của lễ hội và làm thủ tục xin âm dƣơng nhận lễ, nhận ngƣời làm hộ chủ, bồi tế, ứng trực ở đền ngày 8/1 và đón nhà Thánh hoàn cung ở đền Hả.
* Hội chủ:
Do dân xã cử ra. Hội chủ cũng nhƣ các vị trong ban, phải có bố mẹ song toàn , không bụi bặm, kinh tế khá. Ngƣời làm hội chủ phải đƣợc thày cả xin âm dƣơng ứng mới đƣợc làm và phải đƣợc các cụ thƣơng thảo nhất trí. Hội chủ có trách nhiệm tập hợp ban khánh tiết chỉ đạo các giáp thực hiện lễ hội theo lệ làng. Việc dựng thảo xá hành lễ cũng do hội chủ lo.
* Thủ văn:
Là ngƣời có trách nhiệm viết văn tế, giữ văn tế, giao tế cho bồi tế hành lễ. * Bồi tế:
Là các vị giúp việc cho chủ tế (thầy cả) trong các nghi thức, nghi lễ của hội và giúp hội chủ kiểm tra lễ vật cỗ chay cũng nhƣ cỗ mặn.
* Trƣởng thôn:
Trƣởng thôn của 5 thôn chọn 4 còn một chân thuộc đƣơng cai, có trách nhiệm đôn đốc thôn tham gia hàng giúp thực hành lễ hội. Duy trì các nội quy của xã và của làng với các thành viên của thôn mình.
* Thấp hiệu:
Là ngƣời duy trì giờ giấc, hiệu lệnh trong các ngày lễ, để thực thi lễ hội đúng quỹ đạo.
* Hoả khí:
Là ngƣời lo đồ đánh lửa, thuốc nổ, súng lệnh hành lễ. * Thủ từ:
Là ngƣời do dân bầu dân cử từ trƣớc, quanh năm trông coi đèn hƣơng ở đền, là ngƣời có trách nhiệm môi giới giữa nhà thánh với ngƣời đời và là ngƣời duy nhất của làng đƣợc tự do vào thánh cung.
* Các cụ thƣợng lão:
Là các vị bô lão trên 70 tuổi ở làng, còn khoẻ mạnh, có thể ra đền ứng trực. Đây là thành phần cố vấn cho ban khánh tiết và đƣợc các thành viên trong làng xã nể trọng vì đƣợc xin ý kiến trong lễ hội.
*Các quan viên hàng xã:
Ngoài ban khánh tiết nêu trên, lực lƣợng tham gia lễ hội còn có các nam thanh niên (tráng đinh) tham gia vào đội rƣớc. Các tráng đinh này đƣợc chọn ở giáp đƣơng cai, nếu thiếu thì chọn ở giáp khác. Số trang đinh cần có gồm : 4 vị dẹp đƣờng, 2 vị cờ sai, 27 vị cô ngũ hành, 8 vị khiêng long bào, 8 vị xiêm đao gƣơng trƣờng, 8 vị hát hữu, 12 vị dẫn ngựa rồng, ngựa bạch, 16 vị rƣớc kiệu bát cống, 3 vị chiêng đồng, 3 vị trống trận, 2 vị lọng, 2 vị rƣớc đàn, 4 vị rƣớc quạt, còn là các vị trong đội bát âm, sinh tiền, đạo tràng, quan viên,... đi cùng.
1.2.2. Lễ vật trong ngày hội
Lễ vật theo quy định bao gồm:
- Lễ chay: Bánh dầy, bánh ít, chè lam, bánh bìa, đƣờng giang, chè mật, bánh đậu nhừ, nánh mã, xôi, cơm, cam sành, trầu cau, bánh chay, thu mạch.
- Lễ mặn: gồm lễ gà, đồ lạnh, cơm tạp, rƣợu, trầu cau, cỗ thịt trâu, cỗ thịt bò, cỗ thịt lơn, cỗ tán.
1.2.3. Tiến trình lễ hội
Lễ hội truyền thống ở đền Hả đƣợc diễn ra theo trình tự sau:
1.2.3.1. Ngày mồng 6 tháng Giêng
- Hội chủ, thầy cả, thủ văn, bồi tế, trƣởng thôn, chấp hiệu, hoả khí đến giờ Thân, tế tựu tại đền.
Giáp đƣơng cai cũng vào giờ Thân (3-5h chiều), phải làm 2 cỗ chay mang đến để thờ. Mỗi cỗ gồm: Bánh dày 7 cái (mỗi cái bằng 6 bát gạo nếp), bánh ít 15 chiếc, chè lam 15 khẩu, đƣờng giang dày 1 tấc, 15 khẩu, chè mật 3 cái, bánh đậu nhừ 4 cái, cam sành 3 quả, bánh mã 15 miếng dài mỗi cái 3 tấc, dày nửa tấc, xôi 18 bát cơm một nồi nhỏ, rƣợu 1 nậm, trầu cau 15 khẩu.
Theo lệ bản xã có lễ giao tín. Mỗi giáp đều phải mang cỗ chay hành lễ. Đến giờ Mão (5-7 giờ sáng) phải đủ, nếu ai thiếu phải báo.
Trong 3 ngày hội, nhà nào có tang trở cũng phải báo cáo các quan viên Lễ giao tín đƣợc cử hành vào giờ Mão.
Trong ngày này là ngày làm lễ nhập tịch cho nên các ông hội chủ, thầy cả, thủ từ, thủ văn, đạo tràng, bồi tế, trƣởng thôn, chấp hiệu, hoả khí phải đem cơm lạnh ra ăn tại đền. chỗ hội chủ làm lễ. Cơm đem theo 10 bàn mâm một giờ (ngày 1 giờ), mỗi mâm rƣợi 1 hồ, trầu cau 4 khẩu, cơm canh đủ ăn. Lễ nhập tịch đƣợc tiến hành vào giờ thân, thể hiện quá trình hội bắt đầu đƣợc vận hành.
Đến giờ tý, ở đền lại tiến hành một cuộc lễ nữa, gọi là lễ nửa đêm, đƣợc duy trì cho các đêm trong dịp hội.
Xong lễ dạ bán này, mọi ngƣời đi nghỉ ứng trực ở đền để vào ngày mới.
1.2.3.2. Ngày mồng 7 tháng Giêng
Vào giờ Mão, các quan viên phải áo mũ chỉnh tề ở đền tiến hành lễ giao tín. Đối với lễ này, đúng giờ, bốn giáp đều dùng cỗ chay hành lễ, nếu thiếu hay đến muộn sẽ bị trời phạt. Cỗ chay thể lệ nhƣ ngày mồng 6.
Đến giờ Tý và giờ Thân (các ngày), làm lễ chúc thực, cung thỉnh các thánh về ngự chúc thực (xôi cơm cúng).
1.2.3.3. Ngày mồng 8 tháng Giêng
Giờ Mão, các quan viên và thày cả làm lễ giao tín tại đền.
Sau lễ giao tín, các đồ rƣớc, phung giá lên bãi rƣớc đƣợc chuyển đem ra sân đền tề tựu. Các quan viên khăn áo, mũ mão..chỉnh tề Ai có tang trở phải báo nghỉ trƣớc quan viên. Ngƣời và đồ rƣớc đƣợc bày xếp thứ tự từ cổng vào đền nhƣ sau.
- Cờ sai 2 ngƣời, lính dẹp đƣờng 4 ngƣời, cờ ngũ hành 27 ngƣời, trống hội 1 ngƣời, chiêng hội 3 ngƣời, kỳ lân 6 ngƣời, bát âm sinh tiền 8 ngƣời, bát liễu 8 ngƣời, hƣơng án 1 (4 ngƣời), chấp hiệu 1 ngƣời, ngựa 2 (10 ngƣời), kiệu bát công 1 (18 ngƣời), quạt vả 2 ngƣời, tăm vàng 1 ngƣời, kiệu hậu hành
1 (8 ngƣời), cỗ chay 4 cỗ của 4 giáp, đạo tràng 8, quan viên hƣơng lão: Bồi tế 4, hội chủ 1, đƣơng cai 1, thủ văn 1, quan viên thƣờng, dân làng cuộc phụng giá sẽ đƣợc bắt đầu vào giờ Thìn (7giờ đến 9giờ), có hiệu lệnh xuất phát, mọi ngƣời tham gia phụng giá lên bãi Dƣợc đều không đƣợc nói cƣời.
Sau lễ tế ở bãi Dƣợc, đoàn rƣớc trở về an vị và chuẩn bị lễ mộc dục, lễ lên chùa vào buổi tối.
1.2.3.4. Ngày 9 tháng Giêng
Gồm các nghi lễ giao tín, dƣới ra, lễ phó tịch, trở về đền, hạ cờ.
Lễ giao tín diễn ra vào giờ Mão. Sau lễ này, nhà thánh đƣợc nghênh rƣớc phụng giá một vòng tuần du địa vực, trống dong cờ mở rồi trở về hoàng cung.
Trong những năm gần đây lễ hội đền Hả đã đƣợc tổ chức một cách đơn giản hơn, trong 3 ngày. Mồng 6, mồng 7 và mồng 8 tháng giêng.
Trƣớc ngày chính hội, một ban chỉ đạo đƣợc UBND xã cử ra cùng các quan viên hàng xã lo các công việc chuẩn bị cho lễ hội.
Trƣớc hết, là sửa sang đƣờng rƣớc và bệ rƣớc đƣợc làm từ 20/1. Các công việc chuẩn bị phải hoàn thành từ ngày 5/1.
Ở khu vực đền: Trƣớc cửa đền Hạ, đƣợc kéo phông làm nền cho lễ đài khai hội. Hai thảo xá ở khu vực trƣớc sân đền, phục vụ cho lễ mộc dục. Đài thảo xá là các cành cây bạch đàn còn lá gác lên cao chừng 3m. Đây là chỗ hành lễ tƣợng trƣng cho sự hoá thánh về trời.
Khu vực mộc dục đƣợc dọn sạch sẽ. Đài mộc dục đƣợc xây cất bằng gạch theo quy cách: rộng 1,5m, dài 1,7m, cao 0,8m quét vôi trắng. Dọc hai bên đƣờng vào đền có chăng khẩu hiệu chào khánh và cắm cờ ngũ hành.
Ở đây, nơi thánh ngự kiệu, nhân dân địa phƣơng đã cho xây một đài cao 1,2m vừa đặt hai cổ kiệu. Kiệu thánh Vũ Thành và kiệu thánh mẫu. Xung quanh đó cây đu đƣợc dựng sẵn sân bóng sạch sẽ. Các ô quy định vật, kéo co,
đánh võ đã vạch sẵn. Khách xa gần đƣợc UBND xã chỉ đạo ban tổ chức tiếp đón, bố trí chu đáo.
Ngày 6/1: Tổ chức khai mạc lễ hội, tổ chức lễ tế vào đám, tổ chức một số trò chơi mang tính chất thể thao, tổ chức văn nghệ.
Ngày 7/1: Tế lễ tại đền và chùa, tổ chức các trò chơi dân gian thể thao.
Ngày 8/1:Tổ chức tế lễ phụng giá ở đền, rƣớc diễn tích, lễ tế ở bãi Dƣợc, rƣớc hoàng cung các trò thể thao văn nghệ, lễ mộc dục, lễ chùa, lễ hoàng cung.
Cùng với ngày hội diễn ra vào đầu xuân hàng năm, ở đền Hả còn có lễ giỗ những ngƣời đƣợc thờ vào ngày 29/10 Âm lịch. Đây là ngày thờ cúng tổ tiên của Tộc Thân mà tƣớc hiệu của từng vị đã đƣợc đề cập ở 1.1.2 (phần không gian lễ hội).
1.2.4. Nội dung phần lễ
Căn cứ vào việc tổ chức lễ hội diễn ra trong những năm gần đây chúng tôi thấy nội dung của phần lễ hội đền Hả nhƣ sau:
* Lễ giao tín (vào giờ Mão ngày 8/1): Do các quan viên đảm nhiệm. đây là lễ dâng cổ chay trình dâng nhà Thánh và mời Thánh cầm quân ra trận. Các nghi lễ nghi thức của cuộc lễ này rất nghiêm trang, tôn kính. Các giáp dâng cỗ chay do giáp mình làm ra lên các ban thờ ở thánh cung. Cỗ chay ở đền thờ có: Bánh dày, bánh ít, bánh mật, bánh đậu nhừ, đƣờng giang, bánh bìa, bánh chay, chè lam, chè mật, bánh mã, xôi, cơm, cam sành, trầu cau.
* Lễ rƣớc ra: các đồ rƣớc nhƣ kiệu, hƣơng án, bát, lửa, binh khí, cờ, quạt... đƣợc rƣớc ra tập kết ở sân đền chuẩn bị hành quân.
* Lễ phù giá (giờ Tỵ): Lệnh đoàn rƣớc khởi giá lên đƣờng. Đoàn rƣớc từ đây trở thành đoàn quân đi phục kích đánh trận. Do đó, cờ sai, dẹp đƣờng không đƣợc làm rầm rộ mà chỉ lấy hiệu là chính.
Trống chiêng thu dùi, không đƣợc khua vang Kỳ lân, sƣ tử im lìm tiến bƣớc
Ngựa đóng yên cƣơng ngậm tăm lên đƣờng.
Hộ vệ vác siêu đao, bát lửa nghiêm trang mà không đƣợc nói, kiệu ông, kiệu bà, chậm rãi tiến theo đoàn quân im lặng. Các quan viên cất bƣớc tiến theo, chẳng ai hé răng một lời đoàn quân ra trận cứ lặng lẽ tiến đi.
Sau khi đi qua miếu bà Lão Hậu ở dƣới gốc đa, qua bãi trống, bãi chiêng, bãi lá cờ ở bên làng xóm, đoàn quân tiến vào chân đồi bãi Dƣợc, rồi dừng lại. Đây là nơi đoàn ém quân chờ giờ xung trận.
* Lễ kỳ binh nhập trận:
Sau khi hiệu lệnh xung trận (Xƣa là phát súng pháp lệnh) nay thay bằng bằng những hồi trống thúc ngũ liên) vang lên, cờ quạt đƣợc mở ra. Cờ sai, lính dẹp đƣờng sẵn sàng chỉ huy và mở lối cho đoàn quân xung trận.
Kỳ lân, sƣ tử, khoe râu, múa mép nhảy nhót tƣng bừng siêu đao, bát, lửa tề tự sẵn sàng tiến đánh đỉnh cao. Kiệu ông, kiệu bà chỉnh đốn vững vàng chờ giờ nổ súng. Các quan viên hồi hộp nhƣ sắp vào trận đánh.
Hiệu lệnh ban ra.
Trống thúc dồn dập mạnh mẽ. Đoàn quân ào ạt xông lên Cờ bay phấp phới
Sƣ tử múa lồng
Ngựa hồng, ngựa trắng đi nhƣ phi
Kiệu ông, kiệu bà bồng bềnh chạy nhƣ bay.
Tiếng reo ầm ầm, tiếng chiêng, tiếng trống vang lừng. Đoàn quân nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên bãi Dƣợc
* Lễ tế ở bãi Dƣợc:
Mô thức hoá cuộc đánh trận của tƣớng quân Vũ Thành với trận đầu chiến thắng tƣng bừng. Trƣớc khi đánh tiếp 2 trận nữa, nhà thánh tổ chức
khao quân mừng công. Lễ khao quân đƣợc tổ chức ở bãi dƣợc, bắt đầu vào giờ Ngọ ngày 8/1.
* Lễ vật thờ:
Còn gọi là lễ đập đất. Hai đồ vật đƣợc chọn từ tráng đinh của làng. Họ cởi trần đóng khố, se đài, lễ thánh, chào khách, mặt tƣơi nhƣ ngƣời chiến thắng.
Lễ vật thờ đƣợc duy trì 3 keo. Đó là thể hiện sức mạnh của con ngƣời chiến thắng, là sự cầu mong cho dân an vật thịnh.
* Lễ dâng cỗ chay của các giáp: Vật lễ thƣờng là hoa nghi, bánh trái sung mãn và đẹp mắt. Tham gia hành lễ là các đạo tràng cùng các quan viên với thái độ cung kính, đoan trang.
*Lễ đảo cờ lần 1: Tƣợng trƣng cho trận đánh tiếp theo của đức thánh 27 lá cờ đƣợc chia thành 2 hàng ở phía trƣớc kiệu thánh, 13 lá 1 hàng, 1 lá cắm riêng 1 chỗ, các trai đinh của giáp đƣơng cai luôn luôn ở vị trí sẵn sàng đợi lệnh đảo cờ.
Khi hiệu lệnh phát ra, 13 lá cờ hàng tả chạy sang chỗ của 13 lá cờ hàng hữu. Ngƣợc lại 13 lá cờ hàng hữu lại chạy sang chiếm chỗ của 13 lá cờ hàng tả. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 1,2 phút trên diện tích chừng 100m2.
* Lễ dâng cỗ chay, cỗ gà của các giáp:
Sau lễ đảo cờ lần 1, các giáp tiến hành dâng cổ chay cổ gà để mừng cho chiến thắng trận thứ 2.
* Lễ đảo cờ lần 2: Vào khoảng giờ Ngọ (13h). Năm nào cũng vậy, khi gió đông nam chuyển thành gió Bắc, 27 lá cờ cũng bay từ hƣớng bắc xuống hƣớng nam thì hiệu lệnh đảo cờ lần 2 bắt đầu. Nghi thức đảo cờ cũng giống lần 1.
Sau lễ đảo cờ lần 2, thánh giá hoàn cung. Ý nghĩa của màn tế này là sự mô thức. Sự kiện tƣớng quân Vũ Thành sau 9 trận thắng lớn, đến trận thứ 10 bị thƣơng nên phải chạy về phía sau.
Trên đƣờng hoàn cung, nhà thánh qua miễu Lão Hậu ở bên gốc đa. Tƣơng truyền, khi qua đó, Vũ Thành có hỏi bà lão hàng nƣớc. "Mất đầu thì sống hay chết". Bà lão trả lời "mất đầu thì chết chứ sống sao đƣợc nữa".
* Lễ hoá thảo xá:
Là lễ hoá sinh cho nhà thánh về cõi vĩnh hằng đƣợc tiến hành dƣới bóng cây cổ thụ và cùng với 2 thảo xá đƣợc dựng lên trƣớc sân. Nơi đây, theo truyền tích là chỗ Vũ Thành đƣợc con ngựa bạch đƣa về rồi hoá sinh ở đó.
Để tƣợng trƣng cho sự hoá sinh ấy nhân dân cho nhặt cây, gác vào nhau (gọi là thảo xá) đến tối giờ Dậu (ngày mồng 8) thì đốt cây đƣa tiễn nhà thánh về cõi hƣ vô.
* Lễ mộc dục:
Đƣợc tiến hành trong khu di tích, với ý nghĩa tẩy hết bụi trần để đức thánh siêu thoát về nơi tinh độ. Nghi lễ đƣợc tiến hành ở đài mộc dục và ao mộc dục. Ao mộc dục là bãi đất cỏ bằng. Đài mộc dục là gò đất trƣớc cổng, xây gạch vuông vắn. Nghi lễ diễn ra ở đây vào tối mồng 8 tháng giêng sau lễ hoá thảo xá. Nhƣ thế nhà thánh sẽ mát mẻ hơn, nhẹ nhàng hơn ở chốn hƣ vô.
* Lễ cầu siêu:
Đƣợc tổ chức vào tối mồng 9 ở chùa Hả (chùa Thiên Đài) với ý nghĩa anh linh Đức Thánh mãi mãi phù trì cho con cháu thịnh vƣợng.
1.2.5. Nội dung phần hội
Có thể nói rằng, lễ hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Nếu phần lễ là hình thức để dân làng nhắc đến công lao của vị thần đồng thời cũng là dịp để mọi ngƣời đƣợc cộng cảm, gắn bó với nhau trong một tâm thức
chung, thì phần hội lại phản ánh đầy đủ đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần của cƣ dân vùng lễ hội.