Cách thể hiện nhân vật

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 72 - 79)

3. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

3.2.2. Cách thể hiện nhân vật

Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống, con ngƣời, thể hiện những ao ƣớc, những kỳ vọng về con ngƣời.

Truyền thuyết lịch sử là một dạng lịch sử đã đƣợc nhào lặn dƣới góc nhìn của nhân dân.Trong truyền thuyết, tính chân thật và sự hƣ cấu luôn đan xen, thêu dệt vào nhau tạo nên tính lung linh, huyền ảo cho nhân vật và sự kiện. Bởi thế, rất dễ để nhận ra rằng, hầu hết các nhân vật truyền thuyết đều đƣợc khắc hoạ theo quan điểm lý tƣởng hoá, nhằm chuyên chở một mục đích tôn vinh, thần thánh hoá ngƣời anh hùng của nhân dân. Vũ Thành cũng đƣợc nhân dân tái tạo từ những sự kiện có thật trong lịch sử bằng những cách thức đặc trƣng của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền thuyết. Cũng nhƣ

các nhân vật truyền thuyết lịch sử, hình ảnh Vũ Thành đƣợc thể hiện qua những mô típ.

Trƣớc hết, đó là mô tip “sự thụ thai thần kỳ”. Theo chuyện “Sự tích về thánh Vũ Thành”, bà mẹ của Vũ Thành sau khi kết duyên cùng chồng đã lâu mà không có con. Một đêm nằm mơ thấy có một tiên ông vất cho cái áo. Từ đó thụ thai, đúng mƣời một tháng mãn nguyệt khai hoa, sinh đƣợc con trai.

Sự thụ thai thần kỳ của mẹ Vũ Thành mang đặc tính chung của truyền thuyết Việt Nam. Điều này xuất phát từ chế độ thị tộc mẫu hệ lúc con ngƣời sinh ra chỉ biết đến mẹ mà không biết cha, nên ở mỗi truyền thuyết mô típ sự thụ thai thần kỳ lại có sự khác biệt về “ông bố”. Nhƣ trong truyền thuyết Thánh Gióng, sự ra đời của Đức Thánh đƣợc kể rằng: “Có một ngƣời đàn bà đã nhiều tuổi, nhƣng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy, bà đi thăm nƣơng, bỗng kinh ngạc khi nhìn thấy một vết chân khổng lồ dẫm nát cả mấy luống cà, Bà ƣớm thử chân của mình vào dấu chân lạ, cảm thấy rùng mình, từ đó mang thai…”.

Hay nhƣ truyền thuyết ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ “Một bà mẹ ngủ mơ thấy mãng xà trên cây xuống nhập vào bà, bà sợ hãi, thụ thai 13 tháng thì đẻ ra một ngƣời con trai mắt sáng quắc, tiếng nhƣ sấm”.

Truyền thuyết về sự thụ thai kỳ lạ của bà Phạm Thị mẹ vua Lý Công Uẩn ở Đình Bảng - Bắc Ninh. Bà Phạm Thị nằm bếp ngủ quên nơi cửa chùa, sƣ thầy bƣớc qua chạm phải chân bà. Từ đó bà mang thai. Sau đó bà sinh ra một ngƣời con trai khôi ngô tuấn tú trong khung cảnh lạ thƣờng: Cửa chùa sáng rực hào quang, hƣơng thơm lan toả.

Điểm qua một số ví dụ nhƣ vậy để ta thấy đƣợc sự thụ thai và sinh nở thần kỳ là một mô tip phổ biến trong truyền thuyết. Và truyền thuyết về Vũ Thành cũng nằm trong đó.

Đƣa vào trong truyền thuyết yếu tố hoang đƣờng, kỳ ảo, mục đích của nhân dân là nhấn mạnh tính chất phi thƣờng xuất chúng của ngƣời anh hùng. Đó cũng là biểu hiện cho lòng thành kính, tôn vinh mà hậu thế dành cho các nhân vật có công trong lịch sử dân tộc. Một con ngƣời đƣợc thần thánh hoá, họ sẽ trở thành bất tử. Khi một ngƣời bất tử, nghĩa là họ đã nhận đƣợc lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của một cộng đồng.

Trên mảnh đất Hồng Giang - Lục Ngạn, hình ảnh Vũ Thành đã trở thành biểu tƣợng cho tinh thần yêu nƣớc, cho ý chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc của cộng đồng ngƣời Việt nói chung và đồng bào các dân tộc ở Lục Ngạn nói riêng. Một con ngƣời xuất chúng theo nhân dân phải đƣợc sinh ra theo một cách khác thƣờng. Tƣ duy truyền thống là vậy, sức sống của truyền thuyết cũng bắt nguồn từ đó.

Cùng với mô típ sự thụ thai thần kỳ, cách thể hiện nhân vật trong truyền thuyết Vũ Thành còn sử dụng mô típ hoá thân. Cũng nhƣ Thánh Gióng, sau khi dẹp tan giặc Ân “cả ngƣời lẫn ngựa vụt biến lên mây”. Dƣơng Tự Minh - ngƣời anh hùng của đồng bào các dân tộc Việt Bắc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ với dân với nƣớc lặng lẽ cùng ngựa trắng bay về cõi tiên lên trời. Còn Vũ Thành sau khi thất trận, ông đã chạy đến ngọn núi Lệ rồi hoá thân ở đó. Sử dụng mô tip hoá thân để xây dựng nhân vật nhân dân muốn ngƣời anh hùng trƣờng tồn, bất tử. Với nhân dân ngƣời anh hùng không mất đi mà họ chỉ từ cõi trần vào cõi linh thiêng, trở thành thần thánh trong đời sống dân gian. Sâu sa hơn, qua đó nhân dân muốn gửi gắm quan niệm có tính nhân văn, tính dân tộc sắc nét. Đó là các anh hùng của nhân dân, của dân tộc luôn sống mãi trong lòng mọi ngƣời. Ngày xƣa đã thế mà muôn đời vẫn thế. Ở hiện tại chúng ta luôn tìm thấy trong sự nghiệp của các vị anh hùng đã quá cố, những kinh nghiệm chiến đấu, những đức tính quý báu. Việc học tập

những kinh nghiệm ấy, việc tu dƣỡng theo những đức tính ấy bao giờ cũng tăng thêm sức mạnh cho các thế hệ đến sau.

Ngoài hai mô típ thể hiện nhân vật nêu trên, trong dòng truyền thuyết lịch sử, sự hiển linh âm phù cũng là một mô típ phổ biến trong tâm thức của nhân dân, các vị anh hùng dân tộc là sự kết tinh của hồn thiêng sông núi, là ngƣời đƣợc trời phái xuống để cứu nƣớc giúp dân khi chết, họ lại hoá thành thần linh để âm phù cho các thế hệ con cháu.

Theo giáo sƣ Kiều Thu Hoạch "Mô típ hiển linh âm phù thường được biểu hiện dưới hình thức những phép thiêng thuật lạ để thực hiện không ngoài những công việc ích nước lợi dân hoặc đánh giặc hoặc chống hạn, đặc biệt một nhân vật có thể âm phù nhiều đời vua kế tiếp sau" [37, tr146]. Qua truyền thuyết ta thấy các anh hùng đời trƣớc thƣờng hiện về viện trợ cho các anh hùng đời sau. Chử Đồng Tử, con rể vua Hùng, trƣớc kia đã từng có công lao mở mang cả một vùng đất nƣớc, về sau lại hiển linh giúp Triệu Quang Phục. Nhờ có chiếc vuốt rồng của Chử Đồng Tử mà Triệu Quang Phục tăng thêm nhuệ khí và sức mạnh đánh tan giặc Lƣơng rồi đến lƣợt các vị anh hùng đã từng đánh đuổi giặc Lƣơng về sau lại giúp con cháu đánh giặc Tống. Trƣơng Hống, Trƣơng Hát, tƣớng của Triệu Quang Phục đã hiển linh đem thiên binh làm viện thanh cho Lê Đại Hành và Phạm Tự Lƣơng đại phá quân Tống ở sông Nhƣ Nguyệt trong trận đại phá Tống ấy, Lê Đại Hành còn đƣợc Sóc Thiên Vƣơng (tức Thánh Gióng giúp).

Chẳng phải khi đánh giặc giữ nƣớc mà trong nhiều trƣờng hợp khó khăn khác các vị anh hùng đời trƣớc cũng lại thƣờng hiển linh giúp con cháu. Lý Anh Tông gặp đại hạn làm lễ cầu đảo thì Hai Bà Trƣng đã làm ra mƣa để cứu dân. Lê Thánh Tông đƣợc Thánh Gióng giúp sức diệt trừ yêu quái.

Tìm hiểu hệ thống truyền thuyết Vũ Thành, chúng tôi thu thập đƣợc một số lời kể có đề cập đến sự hiển linh của Đức Thánh đã phù trợ cho hậu

thế. Theo các bậc cao niên trong vùng, từ khi ngôi đền Hả đƣợc dựng lên để tôn thờ đức Thánh, thiên tai địch hoạ rất ít khi xảy ra. Sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây chủ yếu trông chờ vào sự thuận hoà của thời tiết. Nhiều năm hạn hán hoành hành, nhân dân trong vùng đã lập đàn cầu đảo trƣớc cửa đền Hả, tất thì trời sẽ mƣa. Mọi ngƣời thƣờng vẫn nói đó là sự linh ứng của Đức Thánh đã giúp dân làng có nƣớc để sản xuất. Ngoài ra , Đức Thánh còn che chở cho dân làng mỗi khi có ai đi xa về gần. Tƣơng truyền lớp lớp thanh niên ở làng Hả Hộ xƣa (làng Kép nay) khi lên đƣờng đánh trận thƣờng rất ít ngƣời hy sinh. Mọi ngƣời cũng lại bảo đó là đức thánh đã hiển linh che chở cho.

Rõ ràng những lời kể trên hoàn toàn là sự hƣ cấu, tƣởng tƣợng mang màu sắc hoang đƣờng. Song nó lại có sức sống hết sức lâu bền trong đời sống. Đơn giản bởi lẽ nó đã phản ánh một cách chân thực quan điểm của nhân dân. Điều tƣởng chừng nhƣ phi lý ấy lại chứa đựng dụng ý sâu xa. Những gì mà Đức Thánh đã đứng ra che chở giúp đỡ cho dân làng đều là việc chính nghĩa và một khi đã là chính nghĩa thì tất có âm dƣơng phù trợ, đó cũng là quan niệm của nhân dân về chính nghĩa. Quan niệm này tất nhiên đƣợm màu thần bí. Nhƣng ở đây chúng ta đang nghiên cứu truyền thuyết, một thể loại của văn học dân gian. Vì thế rất dễ nhận ra một phƣơng thức sáng tác của thành phần văn học này qua mô típ xây dựng nhân vật hiển linh âm phù ở đây. Dầu không tin vào sự việc hoang đƣờng đi nữa thì tác giả dân gian vẫn thích kể lại việc âm phù của các anh hùng đời trƣớc với các thế hệ sau đó nhƣ là cách để biểu hiện sự đồng tâm hiệp lực của cộng đồng dân tộc. Qua đó nhân dân còn muốn khẳng định sức sống bất diệt của truyền thống anh hùng của dân tộc ta trong truyền thuyết Vũ Thành đã nhiều lần hiển linh phù trợ cho dân làng là một minh chứng. Mà điều đó có nghĩa là ngọn đuốc của truyền thống anh hùng trên quê hƣơng Lục Ngạn đã liên tục đƣợc toả sáng và không ngừng chuyển từ thời đại này sang thời đại khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiểu kết

Là ngƣời con ƣu tú của quê hƣơng Lục Ngạn, Vũ Thành đã chiến đấu dũng cảm vì mảnh đất này và chính ông đã làm rạng danh cho truyền thống anh hùng của quê hƣơng. Tên tuổi của ông đã đƣợc lƣu danh và trở thành bất tử ở Lục Ngạn cũng nhƣ cả Bắc Giang lƣu truyền truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Về nội dung, truyền thuyết khắc hoạ Vũ Thành trên cƣơng vị ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm, đem lại sự yên bình cho dân, ngoài ra tài năng, đức độ của ông còn đƣợc nhân dân lý tƣởng hoá và thể hiện trong hình ảnh ngƣời anh hùng có cốt cách "Nhân thần", “Phúc Thần”.

Nghệ thuật truyền thuyết Vũ Thành mang những đặc điểm chung của truyền thuyết lịch sử. Hình tƣợng nhân vật hiện lên trọn vẹn qua sự xâu chuỗi một tập hợp các mẫu kể riêng lẻ thành một chuỗi truyền thuyết về ông. Hơn nữa, nhân dân đã xây dựng hình tƣợng Vũ Thành bằng thủ pháp lý tƣởng hoá thể hiện qua nghệ thuật hƣ cấu những yếu tố thần kỳ, hoang đƣờng. Qua cách xây dựng nhân vật, quan niệm của nhân dân về con ngƣời và thực tại đã bộc lộ.

Tồn tại cùng với truyền thuyết là lễ hội dân gian tƣởng niệm Vũ Thành. Cả truyền thuyết và lễ hội đều là những hình thức để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, sự ngƣỡng mộ đối với ông. Để hiểu hơn về truyền thuyết, việc cần và nên làm là tìm hiểu lễ hội đền Hả- Hồng Giang- Lục Ngạn - Bắc Giang. Đó là công việc sẽ thực hiện ở chƣơng III.

Chƣơng III

LỄ HỘI DÂN GIAN VỀ VŨ THÀNH

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đã có từ lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các lễ hội có mối liên hệ khăng khít với phong tục, tập quán, luật lệ của làng xã, có sự qua lại, ảnh hƣởng sâu đậm với kho tàng văn học nghệ thuật dân gian và gắn liền với tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên, chống kẻ thù xâm lƣợc của cộng đồng ngƣời Việt. Khi tiếng trống hội vang lên, mỗi ngƣời lại cảm thấy nao lòng, chộn rộn. Theo nhịp trống, bƣớc chân du khách nhƣ hành hƣơng tìm về với cội nguồn văn hoá dân tộc, nhƣ tìm đến căn nguyên của cái đẹp, cái thiện:

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm chảy hội chùa

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay cầm tràng hạt miệng nam mô

(Nguyễn Bính - Xuân về - 1977)

Là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang-Lục Ngạn vẫn đƣợc biết đến là quê hƣơng những lễ hội. Nhân dân nơi đây còn lƣu truyền và bảo tồn các loại hình lễ hội, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc cũng nhƣ văn hoá ngƣời miền núi nhƣ hội chợ, hội hát, hội đình, hội chùa…

Dƣới đây là những nhận định của chúng tôi về một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của quê hƣơng Lục Ngạn: Lễ hội Từ Hả - nơi gắn liền với tên tuổi ngƣời anh hùng Vũ Thành.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 72 - 79)