Văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 28 - 38)

1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ LỤC NGẠN BẮC GIANG

1.2.3. Văn hoá tinh thần

Nằm trong vùng Kinh Bắc xƣa, Bắc Giang ngày nay là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng chung sống nhƣ: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Chỉ, Cao lan- Sán Chí, Sán Dìu, Dao.. Mỗi tộc ngƣời sinh tự trên miền đất này, qua các thời kỳ lịch sử, đã tạo nên một Bắc Giang có truyền thống văn hoá đa sắc tộc mang đặc trƣng riêng. Sự giàu có, đa dạng của văn hoá Bắc Giang đƣợc khẳng định bởi các dân tộc cùng chung sống, tạo dựng trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, trong lao động sáng tạo xây dựng quê hƣơng và trong quá trình giao lƣu, tiếp nhận và tiếp bƣớc của nhiều luồng văn hoá khác nhau. Ví dụ từ thời Lý văn hoá ngƣời Việt (văn hoá cung đình) đã có sự giao thoa với văn hoá miền núi (các dân tộc ít ngƣời) đƣợc lịch sử khẳng định bằng một thực tế, vƣơng triều Lý gả công chúa cho các tộc trƣởng vùng Sơn cƣớc Lục Ngạn. Rồi do nhiều nguyên cơ khác nhau mà các cƣ dân từ Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý, Hải Dƣơng, Hƣng Yên..lên vùng đất

Bắc Giang khai khẩn. Ở vùng núi Bắc Giang điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, nên các dân tộc ít ngƣời từ nhiều vùng : Cao Bằng, Bắc cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã đến định cƣ sinh sống cách đây vài trăm năm.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc ngƣời Bắc Giang đã đúc kết và tạo cho quê hƣơng mình những giá trị văn hoá vô cùng quý báu. Đó là truyền thống yêu nƣớc, anh dũng chiến đấu, bảo vệ quê hƣơng, cần cù lao động sáng tạo, truyền thống hiếu học, khoa cử và truyền thống văn hoá.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề văn hoá tinh thần của nhân dân Bắc Giang có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.

*Tín ngưỡng - phong tục

Tín ngƣỡng (Niềm tin vào những điều linh thiêng) và phong tục (thói quen tốt lành) chi phối rất lớn đến suy nghĩ và các hành vi ứng xử của con ngƣời. Các phong tục tập quán thƣờng là sự thể hiện sinh động của tín ngƣỡng trong dân gian. "Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn hoá dân gian. Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong văn hoá dân gian” [31, tr21].

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Bắc Giang luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngƣỡng, phong tục của vùng đất này. Chính vì vậy, phân tích mối quan hệ giữa truyện kể dân gian với tín ngƣỡng phong tục là việc cần phải làm trƣớc khi tìm hiểu vấn đề ở phần sau.

Thứ nhất, Bắc Giang là mảnh đất xuất hiện các hình thức tín ngƣỡng rất sớm với một số nét cơ bản sau.

Do quan niệm" vạn vật hữu linh" nên ở Bắc Giang xƣa kia đều cho rằng vạn vật cũng có linh hồn và đều thiêng và đều đƣợc thờ với các biểu tƣợng văn hoá nhƣ thần. Thần là biểu tƣợng tập trung của một nhóm đối tƣợng linh thiêng, thần có mặt ở khắp nơi, thần đƣợc hệ thống thành: Thần sông, thần núi, thần đất, thần đá, thần mặt trời... mỗi thần cai quản một vùng đất và phù hộ cho con ngƣời, cƣ dân một làng xã. Trong các vị thần ấy thì thần sông, thần núi, thần đất là phổ biến hơn cả.

Từ thế kỷ X tín ngƣỡng thờ thần sông chính thức đƣợc sách “Việt điện U Linh” của Lý tế Xuyên thời Trần ghi chép đó là hai vị thần sông đã đƣợc nhân hoá làm Trƣơng Hống, Trƣơng Hát. Hai vị thần này có thần hiệu là "Long quan phó sứ" tuần hành hai chi sông Vũ Giang, Lạng Giang. Ngoài ra các con sông, con ngòi ở Bắc Giang về sau đều có thần quản lãnh: Sông Thƣơng có thần hiệu là Nam Bình Giang sứ cai quản. Còn sông Cầu thảo có quan Đô Thống Kiêm quản...

Thần núi cũng khá phổ biến, thần núi còn gọi Sơn thần, các vị thần này ngự trị ở hầu hết các núi cao và một số làng xã, các thần núi có nhiều dạng khác nhau. Nơi là thần, nơi là Cao Sơn Thần, nơi là Hùng Linh công thần... Nhƣng nguyên mẫu thì vị thần này có tên là thần núi. theo quan niệm thì đây cũng là một vị thần trông nom vùng núi và phù hộ cƣ dân nơi mình cai quản. Thổ thần là vị thần ở khắp mọi nơi trên đất Bắc Giang. Từ gia đình đến bờ bãi, núi rừng, vị thần này đều có mặt. Trong nhà thì thổ thần đƣợc tôn thờ. Ở gia đình có nhà lập ban riêng, có nhà không lập, ngoài xóm thì lập am, đền, điếm để thờ. Tín ngƣỡng thờ thổ thần là tín ngƣỡng khá cổ ở cƣ dân nông nghiệp Bắc Giang.

Các vị thần sông, thần núi, thần đất và các thần khác ở Bắc Giang đƣợc phong thần sớm có lẽ chỉ có thần sông còn các thần khác phải đến thế kỷ XVI trở đi, khi chế độ phong kiến Việt nam khá toàn thịnh về thiết chế, khi

nhà nƣớc ấy thấy rõ vai trò của các thần trong đời sống xã hội nên đã lần lƣợt phong thần cho các vị thần ở làng xã.

Việc phong thần đại trà từ thế kỷ XVI trở đi đã làm cho các vị thần thƣờng lên một bậc cao hơn tức là bậc thành hoàng của làng xã. Đây là vị thần bảo hộ cho đời sống tâm linh của làng xã trong mọi trƣờng hợp.

Cùng với sự phồn thịnh về tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng thì từ thế kỷ XIII trở đi, tín ngƣỡng thờ mẫu cũng phát triển. Thờ Mẫu ở Bắc Giang có thể là một hiện tƣợng tín ngƣỡng sớm và cổ. Đó là việc thờ mẹ bên cạnh thờ cha Mẹ-Mẫu đƣợc nâng lên thành các biểu tƣợng văn hoá tâm linh nhƣ Mẫu thƣợng ngàn, Mẫu thoải, Mẫu cựu thiên, Mẫu Liễu Hạnh... các Mẫu này đƣợc tôn vinh thờ ở đền chính cũng có một số Mẫu đƣợc thờ ở đình, cùng thành hoàng.

Bắc Giang là vùng đất phên dậu của kinh thành Thăng Long qua nhiều thế kỷ. Vùng đất này từ lịch sử có đặc điểm là nhiều rừng núi ở phía Bắc và Đông Bắc nhƣng lại úng trũng ở phía Nam và Đông Nam. Do đó nó đã từng là chiến địa của các cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lăng nhƣng đồng thời cũng là vùng các cƣ dân trong và ngoài vùng khai hoang, phục hoá, lập công, lập làng để xây dựng cuộc sống. Những ngƣời có công trong công cuộc này đều đƣợc dân lập đền thờ và nhà nƣớc cho phép phụng thờ. Các đối tƣợng đƣợc tôn thờ này có trƣờng hợp đƣợc tôn vinh thành Thành hoàng, có trƣờng hợp chỉ là vị thần đơn thuần. Cùng với tín ngƣỡng thờ thành hoàng, ở Bắc Giang còn có tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và một số hình thức tín ngƣỡng khác nhƣ: Tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng liên quan đến đời sống kinh tế nông nghiệp.

Thứ hai, có thể thấy rõ hiện tƣợng ghi đậm dấu ấn lịch sử và hiện tƣợng đấu tranh dung hoà các dòng phái tín ngƣỡng ở Bắc Giang. Trong số các vị thần đƣợc thờ ở Bắc Giang, những ngƣời đƣợc phong là thành hoàng

thì rất ít. Bên cạnh đó, hầu hết các đối tƣợng đƣợc thờ cúng mà không đƣợc xếp là thành hoàng. Điển hình nhƣ trƣờng hợp các công chúa nhà lý : Bình Dƣơng, Thiên Thành, Thuỷ Thiên, nhƣ Trần Thủ Độ, Trần Thị Ngọc Dung, Trần Minh tông...

Tuy nhiên, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Bắc Giang không chỉ đƣợc phản ảnh ở tín ngƣỡng phong tục mà còn đƣợc bộc lộ đậm nét trong văn học dân gian.

* Văn học dân gian:

Trƣớc hết, cần khẳng định rằng, Bắc Giang là một vùng đất cổ. Trong tiến trình phát triển của lịch sử và công cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, nơi đây đã in dấu rất nhiều kỳ tích trong lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm và sáng tạo văn hoá của nhân dân các dân tộc. Vốn là vùng đất tụ cƣ, nơi giao thoa giữa các vùng văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng nhƣ giai thoại, truyện cƣời, phƣơng ngôn, ca dao, vè, chèo, tuồng, hát ả đào, trống quân, quan họ, hội làng, hội vùng... của đồng bào Kinh. Các loại hình văn nghệ của đồng bào các dân tộc thiểu số đó là Quan lang-Cò lẩu, then và truyện thơ Lƣơng Sơn Bá - Chúc Anh Đài của dân tộc Tày, Nùng, Páo Dung - Tò Dung của đồng bào Dao, múa xúc tép của ngƣời Cao Lan. Tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành ở Bắc Giang không thể không đặt trong chỉnh thể văn học dân gian của vùng đất này.

Trƣớc hết là truyền thuyết lịch sử. Do điều kiện địa lý, lịch sử, Bắc Giang xƣa kia là một trong những vùng giao tranh chủ yếu các đời vua Hùng với các thế lực xâm lấn từ phƣơng Bắc và cuối cùng với quân Thục dẫn đến kết thúc nƣớc Văn Lang, lập ra nƣớc Âu Lạc nên hệ thống truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm ở Bắc Giang rất phong phú. Vào thời Hùng Vƣơng, phải kể đến hai truyền thuyết lịch sử Thạch Tƣớng và Hùng

Linh. Hai truyền thuyết này bổ sung cho nhau phản ánh thời kỳ khai sáng lƣu vực sông Cầu - sông Thƣơng thuở xƣa của tổ tiên cƣ dân Bắc Giang ngày nay. Đó là hai truyền thuyết lịch sử hàng đầu ở Bắc Giang. Truyền thuyết Thạch Tƣớng nói về đánh giặc Man đời Hùng Vƣơng thứ XVI nhƣng xét về nội dung phản ánh lại mang tính khái quát cao vào thời đại tối cổ. Ông sinh ra một cách kỳ vĩ sau một đêm mƣa to gió lớn sấm xét ầm ầm. Phiến đá ở ao bỗng vỡ làm ba mảnh, một bé trai xuất hiện với phong tƣ khác thƣờng đƣợc cha mẹ nuôi vốn ăn ở tích đức lại muộn con chăm sóc dƣỡng dục đến năm 7 tuổi cao lớn hơn ngƣời và đặt tên là Thạch Tƣớng. Lúc đó có giặc xâm lấn bờ cõi nguy cấp. Sứ giả nhà vua đi rao cần ngƣời dẹp giặc. Thạch Tƣớng báo sứ giả về tâu vua cấp cho một con voi đá và cơ lệnh để đi đánh giặc, nhất định lũ giặc sẽ thua. Quả nhiên đứa trẻ vụt lớn lên cao 10 trƣợng mắt đỏ nhƣ mặt trời mọc, cƣỡi voi, cầm cờ lệnh chỉ đánh một trận mà giặc đã tan tành. Dẹp giặc xong, Thạch Tƣớng quy trở về quê, phóng voi lên núi Lát, trút bỏ lại mũ áo vua ban, bay lên trời giữa mây khói mù mịt, bách thú kêu gào, cỏ cây lay động. Có thể thấy rõ đây là truyền thuyết lịch sử nhƣng lại mang tính khái quát vào thời đại tối cổ. Một đƣa trẻ sinh ra từ đá, cƣỡi voi đá ra trận. Tất cả từ đá mà ra và làm nên lịch sử.

Truyền thuyết Hùng Linh kể rằng, Hùng Linh sinh ra, diệt thú dữ, phá giặc Ân cũng bắt đầu từ bờ bắc Sông Cầu cùng phòng tuyến, chiến tuyến nhƣ Thạch Tƣớng. Ông sinh ra là do bố mẹ già ăn ở nhân đức, cảm kích đến lực lƣợng siêu nhiên. Ông lớp lên trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, võ nghệ hơn ngƣời, sức vóc kỳ dị nhƣ cao 9 thƣớc, mắt phƣợng, vai nhƣ đá núi, cổ rồng, râu hổ, Vua Hùng Vƣơng thứ 6 mời chàng vào triều thử tài và phong chức tƣớc tƣớng công cho về chủ trị vùng quê. Hùng Linh đã có công diệt thú dữ, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân, ông còn có công dẹp giặc Ân giữ yên bờ cõi đất nƣớc.

Sau đời Hùng - Thục, nhân dân Bắc Giang còn lƣu truyền truyền thuyết lịch sử âm phù, giúp ngƣời đƣơng sống, nhất là phù trợ vua quan cầm quân đi đánh giặc. Trong tổng số những truyền thuyết thuộc loại này, phải kể đến truyền thuyết Hai Bà Trƣng, đƣợc công chúa Nguyệt Hoa giúp đỡ đánh giặc. Qua hệ thống truyền thuyết đó, nhân dân muốn thể hiện truyền thống yêu nƣớc của dân tộc ta nhƣ một mạch nguồn xuyên suốt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên sức mạnh bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Đến thời kỳ sau này nhƣ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nhân dân Bắc Giang còn lƣu truyền hệ thống truyền thuyết lịch sử nhƣ truyền thuyết Hùng Vƣơng, Trƣơng Hát, truyền thuyết Vũ Thành, Dƣơng Tự Minh, Vi Hùng Thắng, Hoàng Hoa Thám..

Có thể nói rằng Bắc Giang cũng nhƣ mọi miền quê khác ở phía bắc nƣớc ta đều có chung một đặc điểm về lịch sử. Đó là sự nghiệp chống ngoại xâm phƣơng Bắc để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ nền văn hoá, văn hiến dân tộc. Phản ánh chặng đƣờng lịch sử ấy không gì hấp dẫn, sinh động, sâu sắc hơn truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết lịch sử Bắc Giang xét trên góc độ văn hoá dân gian là nền tảng văn hoá dân tộc; văn hoá dân gian là khởi nguồn của văn học viết và thực sự truyền thuyết Bắc Giang là kho tƣ liệu phong phú và có giá trị.

Ở đây, chúng tôi cần nói thêm rằng, trong kho tàng truyện cổ dân gian Bắc Giang, nhiều truyền thuyết lịch sử đƣợc xếp vào thể loại thần thoại nhƣ: truyện Cao Sơn - Quý Minh truyện Thánh Tam Giang; truyện Hùng Linh Sơn Thánh “Trong tâm thức nhân dân, các nhân vật được nói đến trên đây đều được xếp vào hàng các vị thần có phép thần thông biến hoá trừ hoạ cho dân lành” [76, 347].

Cùng với thần thoại và truyền thuyết, trong kho tàng văn hoá dân gian Bắc Giang còn lƣu giữ truyện cƣời. Truyện cƣời ở Bắc Giang rất đa dạng và

phong phú, phản ánh mọi mặt sinh hoạt xã hội của ngƣời dân Bắc Giang, góp phần làm cho cuộc sống con ngƣời vui tƣơng lành mạnh và tham gia đấu tranh xã hội.

Tục ngữ cùng là một thể loại rất đƣợc chú ý với số lƣợng phong phú, nội dung và đối tƣợng của tục ngữ Bắc Giang không có ranh giới vì thế thể loại này còn đƣợc gọi là "Phƣơng ngôn" vì phạm vị phản ánh chỉ gắn với một làng quê, một vùng quê xứ Bắc. Điển hình nhƣ:

" Trai cầu vồng Yên thế, gái Nội Duệ- Cầu Lim" " Gái Xuân Mai, Trai Yên Thế"

"Trai Thổ Hà, Gái Xà, Ngọt.."

Ngoài ra ca dao cũng là thể loại văn học dân gian Bắc Giang có giá trị đặc sắc về đê tài, chủ đề, nội dung và phƣơng thức biểu hiện. Kho tàng ca dao đƣợc xem nhƣ tấm gƣơng phản chiếu đời sống tâm hồn của ngƣời dân Bắc Giang từ xƣa đến nay. ở đó ta cảm nhận đƣợc tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc sâu nặng qua việc phản ánh nét độc đáo về văn hoá của mỗi vùng quê.

- Lạng Thương, phủ Lạng quê nhà Ngoài thì thành thị, trong là dân quê

-Nhã Nam có gốc bồ đề Có nghiệp đánh dậm, có nghề đốt than. -Mồng bốn phiên chợ Na Sành Mồng năm chợ tỉnh dành dành mình ơi Mồng 6 chợ Kép tới nơi Mồng 7 mới thực là nơi chợ nhà Mồng 8 chợ Phỏng đường xa Cơm nắm, cơm gói cả nhà cùng đi.

Cùng với truyền thuyết, ca dao Bắc Giang còn là nơi nhân dân muốn gửi gắm tấm lòng tôn kính đối với những anh hùng quê hƣơng

" Trên trời có ông sao dài Ở trên tỉnh Bắc có Cai Tổng vàng

Ngẫm trong nữ sử nước nhà Mấy ai sánh được vợ ba Cai Vàng"

Câu đố, vè cũng là những thể loại đáng chú ý trong kho tàng văn học dân gian Bắc Giang.

Nhìn chung văn học dân gian Bắc Giang tƣơng đối đầy đủ về thể loại, nội dung phản ánh chủ yếu soi chiếu nét đẹp quê hƣơng và tâm hồn ngƣời dân nơi đây. Đặc biệt, truyền thuyết lịch sử về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm phát triển rất phong phú, đa dạng trên mảnh đất này.

* Lễ hội cổ truyền

Lễ hội là một hiện tƣợng xã hội - lịch sử thuộc hình thái ý thức xã hội. Nó là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định và chịu sự chi phối của quy luật kinh tế xã hội. Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá có từ lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và nó đã trở thành một nhu cầu

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)