3. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
3.1.1. Kết cấu từng đơn vị mẫu kể riêng lẻ
Truyền thuyết về Vũ Thành là một hệ thống gồm nhiều mẫu kể, mỗi mẫu kể là một lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mỗi mẫu kể này có thể đúng riêng độc lập vì chúng đã kể về một sự kiện hoàn chỉnh, xoay quanh nhân vật.
*Lƣợc đồ kết cấu của một số mẫu kể tiêu biểu:
Nhà vua có một con ngựa bạch mã không ai cƣỡi lên đƣợc. Khi nhận lệnh của vua đầu quân ra trận dẹp giặc Nguyên - Mông, Vũ Thành khấn xin thần kiếm giúp đỡ - ngựa trắng đƣợc thuần phục, quỳ chân xuống cho tƣớng cƣỡi lên - cả ngƣời và ngựa ra trận (kết cấu đơn giản phát triển).
Truyện, Bà hàng nƣớc quán Hả
Dƣới gốc đa Hả bà hàng nƣớc - sau khi thất trận, bị tƣớng giăcj chém đứt cổ, Vũ Thành đã chạy lên núi Lệ Kỳ. Khi đi qua quán Hả, ông đã hỏi bà hàng nƣớc “mất đầu thì sống hay chết”. Bà trả lời “chết”- Vũ Thành buồn bã, ngƣời ngựa về đến núi Lệ Kỳ thì hoá (có truyện cho rằng: Sau khi nghe bà lão nói : “Mất đầu thì chết”, Vũ Thành tức giận mắng lại rằng: “Thế thì bà ăn cứt”. Vì thế ngày nay dƣới gốc đa Hả nhân dân vẫn thờ vỏ chuối ( kết cấu đơn giản).
Truyện "Ba cây cổ thụ trƣớc đền Hạ ở Từ Hả"
Sau khi thất trận về đến núi Lệ Kỳ, Vũ Thành tung ra một nắm hạt giống sau đó mọc lên rừng cây, nay chỉ còn ba cây trƣớc cửa đền Hạ (kết cấu đơn giản).
Truyện "Sự tích về thánh Vũ Thành"
Hai vợ chồng già muộn con ngƣời chồng dạo chơi trên sông nhặt đƣợc vỏ kiếm có chữ Vũ Thành đề ở ngoài ngƣời vợ đêm về nằm mơ có tiên ông vắt cho cái áo. Ngƣời vợ thụ thai và sinh con trai vợ chồng đặt tên con là Vũ Thành lớn lên Vũ Thành thi đỗ Thám Hoa tham gia đánh giặc Nguyên - Mông. Với kiếm thần, ngựa thần, và có ngựa chạy nghìn dặm không mệt nên đêm đêm Vũ Thành vẫn về nhà với vợ, vợ có mang mẹ chồng nghi ngờ vợ tráo kiếm để minh oan, Vũ Thành ra trận, không có kiếm thần nên bị giặc chém vào đầu, ngƣời ngựa chạy đến núi Lệ Kỳ thì hóa ( kết cấu phức tạp).
Vũ Thành ngày đi đánh trận đêm vẫn về vui thú với vợ, vợ ông có mang, mẹ chồng nghi ngờ con dâu, con dâu đã tráo kiếm của chồng để thanh minh, Vũ Thành bị giặc chém vào đầu, ngƣời mẹ sau khi hiểu ra sự tình chạy lên núi Lệ Kỳ tìm con, bà gọi mãi nhƣng Vũ Thành vẫn không ra - Bà lấy lửa đốt rừng trúc, Vũ Thành hoá trong đám lửa (kết cấu đơn giản phát triển).
Truyện "Tại sao có tên gọi Biển Động"
Vũ Thành cầm quân phá vòng vây cho Trần Hƣng Đạo khi Đạo quân của Hƣng Đạo Vƣơng biết tin đã hò reo nhƣ biển dậy sóng bày tỏ sự thán phục. Mảnh đất nơi ông lập kỳ tích ấy có tên Biển Động (kết cấu đơn giản).
* Nhận xét
Kết cấu các mẫu kể của truyền thuyết Vũ Thành là khá đa dạng các mẫu kể phát triển dần theo tiêu chí từ những mẫu kể có kết cấu đơn giản đến những mẫu kể có kết cấu phức tạp.
Kết cấu từng đơn vị mẫu kể riêng lẻ của truyền thuyết Vũ Thành tạo nên sự hấp dẫn riêng cho hệ thống truyền thuyết này. Ngƣời ta có thể không quên các truyện: “Tại sao có tên gọi Biển Động”, "Chuyện bà hàng nƣớc quán Hả"...