1. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TƢ LIỆU
1.2.1. Truyền thuyết Vũ Thành trên tiến trình cổ tích hoá để mở rộng
trị tư tưởng thẩm mỹ
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi thể loại văn học dân gian luôn gắn liền với hệ ý thức, quan điểm của con ngƣời trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, cái mới ra đời không hoàn toàn là sự đoạn tuyệt cái cũ mà phải có sự kế thừa những giá trị truyền thống và cáo mới chỉ thực sự khẳng định đƣợc mình khi bản thân nó phải đƣa đến một giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ hơn.
Mặt khác, theo quan điểm duy vật biện chứng của Mác, sự tồn tại của mỗi vật thể trong tự nhiên, cũng nhƣ trong xã hội luôn chịu ảnh hƣởng, qua lại với các vật thể xung quanh. Là một loại hình nghệ thuật, thuộc ý thức xã hội văn học dân gian không nằm ngoài quy luật phát triển trên. Một trong những thuộc tính đặc trƣng của văn học dân gian là sự kế thừa, đan xen giữa các thể loại. Bởi vậy, những truyền thuyết ra đời trong giai đoạn đã có truyện cổ tích thƣờng ít nhiều ảnh hƣởng thi pháp truyện cổ tích. Việc cổ tích hoá những nhân vật truyền thuyết tạo ra một nét mới trong văn học dân gian phản ánh xu thế mở rộng và phát triển các giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ của thể loại.
Trong hệ thống truyền thuyết về Vũ Thành, chúng tôi nhận thấy có một số mô típ thƣờng gặp trong chuyện cổ tích. Trƣớc hết, là sự ra đời của nhân vật. Theo cuốn Hội từ Hả. "Sau khi Vũ Tỉnh và công chúa Lý Thị Cảnh kết duyên đã lâu mà chưa có con nhân sự kiện con chó cái của gia đình chạy sang bên kia bờ sông Lục Nam để đẻ, thấy nơi đó là "nơi thắng địa", Vũ Tỉnh cho chuyển gia đình sang bên ấy. Một lần đi thuyền trên sông, nhặt được bao kiếm có đề chữ Công Thành, ông bèn đem về nhà cất vào chỗ kín. Cũng đêm đó, công chúa nằm mơ thấy có một tiên ông vất cho cái áo. Từ đó thụ thai đúng 11 tháng mãn nguyệt khai hoa, sinh được con trai, mặt mũi đường đường ngọc tướng, sáng rực kim dung, khôi ngô tuấn dị"[13].
Có thể thấy, mô típ về sự thụ thai và sinh nở thần kỳ này rất phổ biến trong các truyện cổ, đặc biệt là những truyện có nhân vật chính là anh hùng tƣớng lĩnh. Sự ra đời của Thánh Gióng cũng khởi nguyên từ hành động "ƣớm thử" bàn chân của ngƣời mẹ vào một vết chân khổng lồ dẫm nát cả máy luống cà".
Hai bà Trƣng ra đời do mẹ nằm mộng thấy đƣợc Phật ban cho cành mẫu đơn có hai bông hoa. Hay vua Đinh Bộ Lĩnh đƣợc sinh ra từ bà mẹ là rái cá. Còn Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn cũng có nguồn gốc giáng sinh kỳ lạ là thần tiên đầu thai xuống trần gian, lúc sinh ra có hƣơng thơm và hào quang phản chiếu cả vùng.
Có thể nói rằng, truyện cổ tích cũng nhƣ truyền thuyết và các thể loại khác trong kho tàng văn học dân gian chính là tấm gƣơng phản chiếu một cách phong phú và chân thật đời sống tâm hồn dân tộc. Trong mỗi truyện kể, qua từng chi tiết, cho dù có những hạn chế trong tƣ tƣởng, có những tƣởng tƣợng đầy tính chất lãng mạn nhân dân đã thể hiện đƣợc những quan điểm hết sức có giá trị. Vì thế khi tiếp cận với một tác phẩm thuộc thể loại này, ngƣời nghiên cứu không chỉ thấy đƣợc hiện thực đƣợc phản ánh mà còn phải tìm hiểu nhận thức của nhân dân với sự kiện, với nhân vật, với đời sống dân tộc. Truyện cổ tích không chỉ tái hiện đời sống mà còn truyền tải ƣớc mơ của nhân dân. Vì thế, khi lƣu truyền tên tuổi ngƣời anh hùng dân tộc, tập thể không chỉ dựng lại bức chân dung của ngƣời đƣợc nói tới mà quan trọng hơn họ muốn gửi gắm ở đó ƣớc mơ về một bậc hào kiệt; xuất chúng con ngƣời ấy sẽ có sự kết tinh sức mạnh của cả Trời- đất- dân làng và với tất cả sự chất phác, thành khẩn, họ nghĩ rằng một con ngƣời nhƣ thế chỉ có thể là do thần tiên sinh ra và cũng vì thế mà họ thấy rất đỗi tự hào về ngƣời anh hùng ấy.
Với ngƣời dân Lục Ngạn cũng vậy, khi tƣởng tƣợng ra sự thụ thai và sinh nở kỳ lạ của bà mẹ Đức Thánh Vũ Thành là nhân dân đã gửi gắm vào đó
ƣớc mơ, niềm tin, lòng tự hào hãnh diện về ngƣời con ƣu tú của quê hƣơng. Theo tƣ duy cổ tích, nỗi niềm ấy, với ngƣời nông dân chỉ có thể khắc tạc vào hình tƣợng của các bậc siêu nhiên nhƣ Thần linh, Tiên, Bụt.
Cùng ý nghĩa tƣ tƣởng và thẩm mỹ nhƣ chi tiết về sự ra đời, trong hệ thống truyền thuyết Vũ Thành, chúng tôi còn nhận thấy chi tiết về cây kiếm thần của đức thánh. Truyện kể rằng: Sau khi ngƣời cha nhặt đƣợc bao kiếm có đề chữ Công Thành, một hôm ngƣời con trai của Vũ Tỉnh tên gọi Vũ Thành lên núi Con Phƣợng dạo chơi cũng nhặt đƣợc một lƣỡi kiếm có khắc 2 chữ công thành nhƣ ở bao kiếm, Vũ Thành đem về thƣa Mẫu thân. Mẫu thân bảo rằng" Ngày trước cha con đi dạo chơi Sông Lục Nam nhặt được cái vỏ kiếm. Nay con lên chơi trên núi Con Phượng lại nhặt được thanh kiếm lấy hai vật mà so vào nhau thấy rất vừa. Thật là Sơn Thuỷ hữu tình. Đây là triệu chứng trời đất đã sắp đặt"[63, tr8] giặc, giặc tan. Trải qua nhiều trận, trận nào quân ta cũng thắng, quân giặc hàng rất nhiều" [63, tr9]. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. "Thanh kiếm trước hết là biểu tượng của nghề nhà binh và biểu hiện của nghề ấy là lòng dũng cảm". Nhƣng ở đây, ngoài ý nghĩa đó, hình ảnh thanh kiếm của Vũ Thành còn là biểu tƣợng của tinh thần đoàn kết dân tộc, của sự hoà hợp sông núi (Vỏ kiếm, nhặt đƣợc dƣới sông, thanh kiếm nhặt đƣợc trên núi) với ý nghĩa đó thanh kiếm thần của tƣớng quân Vũ Thành mang một giá trị thẩm mỹ sâu sắc biểu tƣợng cho cội nguồn sức mạnh của dân tộc, tình đoàn kết.
Ngoài ý nghĩa trên chúng tôi thấy cần phải nói thêm rằng, cũng liên quan đến thanh kiếm của Vũ Thành, dân gian đã lý giải cái chết của ông là do bị vợ đánh tráo bao kiếm giả vào chỗ kiếm thật. Khi ra trận, vì không có kiếm thần Vũ Thành bị thƣơng vào đầu. Qua đây, theo chúng tôi, tác giả dân gian muốn lý giải mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nƣớc với việc nhà. Từ đó nhằm rút ra bài học về tinh thần cảnh giác từ ông, từ gia đình ông.
Nhƣ vậy ta có thể nhận thấy truyền thuyết về ngƣời anh hùng Vũ Thành có những mẩu kể mang phong vị của cổ tích. Những chi tiết, mô típ cổ tích đã đƣợc chuyển hoá vào truyền thuyết Vũ Thành góp phần mở rộng giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ của hệ thống truyền thuyết này. Song mặc dù đã cổ tích hoá nhƣng bóng dáng lịch sử của ngƣời anh hùng này vẫn chƣa bị mờ đi bởi các yếu tố hƣ cấu kỳ ảo có chủ tâm của ngƣời đời sau.