Lễ hội đền Hả là môi trƣờng tái hiện truyền thống về Vũ Thành

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 94 - 96)

2. Ý NGHĨA LỄ HỘI

2.1. Lễ hội đền Hả là môi trƣờng tái hiện truyền thống về Vũ Thành

Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian còn lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian nên giữa chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó khăng khít, dựa trên tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. Truyền thuyết đƣợc coi là yếu tố cơ sở, nền tảng để dựa vào đó lễ hội mới có thể tái tạo, mô hình hoá, làm sống lại truyền thuyết một cách sinh động, hấp dẫn nhất.

Nhƣ chúng tôi đã khẳng định ở chƣơng I, Vũ Thành là một nhân vật truyền thuyết, tên tuổi ông gắn với lễ hội đền Hả. Vì thế trƣớc hết chúng tôi khẳng định rằng: Lễ hội đền Hả chính là môi trƣờng tái hiện truyền thuyết về Vũ Thành.

Trong kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống, cũng nhƣ trong việc thực thi kế sách giữ nƣớc của các đời vua Lý, dòng họ Thân ở Châu Lạng có vai trò vô cùng quan trọng. Nói nhƣ tác giả Trần Văn Lạng họ Thân ở Châu Lạng là một dòng họ danh tiếng, đƣợc nhà Lý coi trọng và gửi gắm vào dòng họ này những trọng trách liên quan tới việc gìn giữ quốc gia. Các nhân vật lịch sử của dòng họ Thân ở đây thực sự là những ngôi sao sáng trên bầu trời Châu Lạng. Là một ngƣời con trong dòng họ, Thân Cảnh Phúc (Vũ Thành) đã làm rạng danh truyền thống của cha ông, là niềm tự hào của quê hƣơng. Mặt khác, từ hình tƣợng ngƣời anh hùng Vũ Thành đã cho chúng ta thấy đƣợc cả cội nguồn văn hoá dân tộc với sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua mọi thời đại là lòng yêu nƣớc là tinh thần anh dũng chống giặc ngoại xâm.

Vì thế, tên tuổi và công đức của ông đã đƣợc nhân dân đời đời ghi nhớ, đồng thời cũng chính nhân dân đã tạc lên bức tƣợng đài bất tử về ngƣời anh hùng của họ qua những truyền thuyết và qua lễ hội. Mỗi mua xuân về, khi tiếng trống hội giục giã, nhân dân trong vùng lại rộn ràng, náo nức trở về đền Hả cùng hƣớng về đức thánh với một lòng thành kính và biết ơn.

Và khi các nghi lễ, các trò chơi bắt đầu, trong cõi tâm linh của họ, hình ảnh đức thánh dƣờng nhƣ đang hiện hữu:

Trong đại tế của lễ hội đền Hả, chủ tế là ngƣời thay mặt dân làng đọc văn tế. Qua đó sự tích và truyền thuyết dân gian về Vũ Thành đƣợc nhắc lại một cách trang trọng. Bài văn tế đƣợc những ngƣời có mặt lắng nghe với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Bài văn tế do đó không chỉ là lời cầu khẩn mà còn có ý nghĩa diễn xƣớng ca ngợi công tích ngƣời anh hùng.

Đến với lễ hội đền Hả, du khách thập phƣơng rất có ấn tƣợng với các nghi lễ nhƣ: Lễ kỳ binh nhập trận, lễ đảo cờ, đặc biệt là lễ tế ở bãi dƣợc. Qua đó những lời kể trong truyền thuyết về tài năng của tƣớng quân, về sức mạnh của quân tả hiện lên thật sinh động. Sự tham gia đông đảo của quần chúng không chỉ tạo nên không khí sôi động cho ngày hội mà còn có ý nghĩa biểu dƣơng sức mạnh của quân đội do Vũ Thành chỉ huy năm xƣa. Trong sắc màu của cờ hoa, trong tiếng hò reo của dân chúng, không khí thắng trận lẫy lừng của đội quân nhƣ ùa về trong buổi lễ.

Ngoài ra, với sự tái hiện sự hoàn cung của Đức Thánh sau khi bị thƣơng ở trận đánh thứ 10 cũng tạo đƣợc không khí rất xúc động mang tính bi tráng cho lễ hội. Nó tạo ra trong lòng ngƣời xem những cung bậc cảm xúc đan xen: vừa ngậm ngùi, vừa cảm phục, vừa phẫn uất, căm thù với lũ giặc vừa tự hào, biết ơn với ngƣời anh hùng. Ở đây những câu chuyện dân gian về Vũ Thành một lần nữa đƣợc thể hiện nhƣ một anh hùng, đồng thời cũng là một con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt. Quá khứ lại trở về trong hiện tại, năm nào cũng thế, song cứ mỗi mùa xuân về ngƣời dân lại nô nức trảy hội.

Các trò chơi dân gian nhƣ kéo co, đấu võ cổ truyền, đá cầu chinh... diễn ra trong lễ hội nhƣ là sự tái hiện những buổi tập luyện binh sĩ của tƣớng quân Vũ Thành. Đây là những trò chơi không thể thiếu trong lễ hội đền Hả. Tham gia vào các trò chơi, các vận động viên không chỉ cảm thấy

tinh thần thoải mái mà còn nhƣ sống lại với tinh thần tập luyện hăng say của những ngƣời lính khi xƣa.

Mảnh đất Lục Ngạn đã sinh ra ngƣời con anh hùng Vũ Thành. Và chính Vũ Thành đã viết lên trang sử oai hùng cho quê hƣơng. Với mỗi ngƣời dân nơi đây đức thánh Vũ Thành đã trở thành điểm tựa tinh thần luôn che chở, bảo vệ, soi đƣờng chỉ lối cho hậu thế. Qua truyền thuyết, thêm một lần tính chất anh hùng của ông đƣợc khẳng định và toả sáng nhƣ một “Thiên Thần”. Từ truyền thuyết, cuộc đời, con ngƣời tài năng và đức độ của ngƣời anh hùng ấy lại đƣợc tái hiện một cách sinh động hấp dẫn qua lễ hội. Sự thể hiện của các nghi thức tế lễ hay các trò chơi trong hội là sự tái hiện cuộc đời ngƣời anh hùng. Có thể nói, nhờ lễ hội và thông qua lễ hội, hậu thế đã thể hiện lòng ngƣỡng vọng lòng biết ơn, sự tƣởng nhớ tới công lao của ngƣời anh hùng. Và cũng nhờ lễ hội, hình ảnh ngƣời anh hùng Vũ Thành mãi lung linh toả sáng trong tâm thức ngƣời dân.

Xét từ góc nhìn văn hoá dân gian, thông qua lễ hội đền Hả chúng tôi thấy rằng nhân vật truyền thuyết nói chung, nhân vật Vũ Thành nói riêng khi đã trở thành thần thánh, thành thành hoàng họ cũng bảo vệ che chở cho làng thì có một sức mạnh huyền diệu đƣợc nhân dân hƣớng tới với tất cả niềm tự hào và tôn kính. Mỗi mùa xuân về, ngƣời dân lại trảy hội, họ lại dâng lên đức thánh lễ vật đã đƣợc chuẩn bị chu đáo và họ cũng không quên khấn nguyện nhà thánh phù hộ độ trì cho sự bình an tốt lành đối với quê hƣơng, gia đình, bản thân. Có thể khẳng định rằng, truyền thuyết dân gian đã đƣợc tái hiện bảo lƣu và nuôi dƣỡng một cách hiệu quả nhất trong môi trƣờng lễ hội.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 94 - 96)