Truyền thuyết Vũ Thành là một tổ hợp mẫu kể đa dạng về

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 54 - 57)

1. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TƢ LIỆU

1.2.2.Truyền thuyết Vũ Thành là một tổ hợp mẫu kể đa dạng về

Truyền thuyết là một thể loại lớn bao gồm 3 biến thể (tiểu loại) truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết địa danh gồm những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhau về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy. Truyền thuyết phổ hệ gồm những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xƣởng máy... và các thuỷ tổ cùng những đại biểu tài năng nhất của các ngành nghề, thủ công mỹ nghệ. Truyền thuyết lịch sử là những truyện kể dân gian về cái nhân vật lịch sử có tầm cỡ Quốc gia (nhƣ anh hùng dân tộc) và những sự kiện lịch sử quan trọng có tác động ảnh hƣớng đến đời sống toàn dân (nhƣ kháng chiến chống xâm lƣợc, khởi nghĩa nông dân). Mỗi thể loại truyền thuyết phản ánh những khía cạnh khác nhau về lịch sử dân tộc.

Nghiên cứu hệ thống truyền thuyết Vũ Thành ta nhận thấy đây là một tổ hợp mẫu kể đa dạng về tiểu loại.

Trƣớc hết truyền thuyết Vũ Thành là truyền thuyết lịch sử về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm. Đó là những câu chuyện về ngƣời anh hùng Vũ Thành xuất hiện vào thời Lý (có thuyết cho là thời Trần) có công lớn trong sự nghiệp chống xâm lƣợc phƣơng Bắc bảo vệ biên cƣơng tổ quốc. Với lòng biết ơn và ngƣỡng vọng, nhân dân đã khắc tạc lên ngƣời anh hùng quê hƣơng một vầng hào quang sáng ngời. Trong mỗi câu truyện nhân vật luôn xuất hiện trong

tƣ thế tầm vóc của ngƣời anh hùng lẫm liệt trên chiến tuyến chống giặc ngoại xâm (phần 2 và phần 3 chương III chúng tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này).

Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi còn nhận thấy một số chuyện kể về Vũ Thành mang thuộc tính của truyền thuyết địa danh. Cái tên gọi Cầu Sài, Cầu Chét Biển Động đều liên quan đến hình ảnh ngƣời anh hùng Vũ Thành. Đó đều là các địa danh đã từng in dấu chân Đức Thánh. Theo “Thần tích về Vũ Thành” còn lƣu truyền ở địa phƣơng thì hai tên gọi Cầu Sài Cầu Chét có liên quan đến cuộc rút chạy của tƣớng quân sau khi thất trận. Truyện kể rằng sau khi bị ngƣời vợ đánh tráo kiếm thần để thanh minh với mẹ chồng, Vũ Thành mang kiếm giả ra trận khi giao chiến kiếm thần chỉ vào hàng ngũ địch nhƣng chúng không lùi mà cứ tiến lên do đó Vũ Thành phải cho quân rút chạy.

Ngày mùng 6 tháng giêng năm Ất Dậu, trận chiến ác liệt lại xảy ra, hai bên đánh giáp là cà, quân ta thua lớn. Tƣớng giặc Bắc đã chém một nhát sâu vào cổ Vũ Thành. Ngựa trắng mang tƣớng quân, thoát khỏi vòng vây. Đến giờ Ngọ về đến Nam Sơn, ngƣời ngựa mỏi mệt, dừng lại nghỉ ngơi (Nơi này sau gọi là Cầu Sài) rồi tiếp tục đi đến cầu Chét, ngƣời dừng ngựa, tìm dây băng bó vết thƣơng ở cổ(cầu Chét) thuộc xã Phì Điện - Lục Ngạn). Nhƣ vậy tiếng" Sài, Chét" trong hai tên gọi có nguồn gốc gắn liền với những hoạt động cuối cùng của Đức Thánh. Cách gọi tên nhƣ vậy, một phần có nguyên do từ nếp nghĩ của dân gian lấy tên địa danh gắn liền với sự kiện xảy ra tại đó để dễ nhớ, dễ lƣu truyền. Mặt khác, khi một địa danh có tên gọi liên quan đến một nhân vật lịch sử thì địa danh ấy trở lên linh thiêng có hồn và ngƣợc lại, nhân vật lịch sử sẽ trở thành bất tử khi con ngƣời họ, tên tuổi họ đã đƣợc khắc tạc vào sự vĩnh hằng của đất mẹ.

Ngoài ra, ở Lục ngạn còn một địa danh nữa cũng đƣợc xem nhƣ là minh chứng cho tài năng phi thƣờng, xuất chúng của tƣớng quân Vũ Thành, đó là Biển Động, khi nghe hai tiếng Biển Động ta sẽ liên tƣởng đến một trạng

thái dữ dội, ào ạt, vô cùng mạnh mẽ. Trong câu truyện, chúng tôi ghi đƣợc từ lời kể của cụ Nguyễn Văn Chí ở Hồng Giang thì tên gọi Biển Động liên quan đến tài năng của Vũ Thành. Truyện kể rằng "Trong kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông của quân dân nhà Trần, Vũ Thành có công lao vô cùng to lớn. Có một lần khi Hƣng Đạo Đại Vƣơng chỉ huy quân lính đánh trận Nội Bàng đã bị giặc bao vây. Vũ Thành đã đem quân phá vòng vây, giải cứu cho Hƣng Đạo Đại Vƣơng. Khi biết đƣợc tài năng của vị tƣớng quân tài ba ấy, quân lính đã trào lên thán phục nhƣ biển dậy sóng. Mảnh đất chứng kiến sự kiện ấy đƣợc gọi là Biển Động.

Nhƣ chúng tôi đã từng đề cập, truyền thuyết không phải là sự ghi chép về lịch sử mà là tái tạo lịch sử. Nói một cách khác, truyền thuyết là lịch sử đã đƣợc dân gian hoá, đƣợc soi chiếu qua lăng kính của tƣ duy dân gian. Đây là lý do giải thích vì sao trong truyền thuyết có nhiều chi tiết xuất hiện chỉ nhƣ "cái cớ" để qua đó nhân dân gửi gắm quan điểm về một sự kiện hoặc một nhân vật nào đó. Trong câu chuyện của Cụ Chí có đề cập đến sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc gắn với vị tƣớng tài ba Trần Quốc Tuấn. Trên nền lịch sử ấy, Vũ Thành xuất hiện với tƣ thế của một bậc anh hùng "xả thân cứu chúa". Nếu nhìn nhận lời kể dƣới hệ quy chiếu lịch sử thì còn nhiêu vấn đề cần đƣợc lý giải: Trận đánh ấy diễn ra vào thời gian nào? Vũ Thành có thực sự là tƣớng quân của nhà Trần mang trong mình cốt cách thời đại Đông A?... Song là ngƣời nghiên cứu văn học dân gian chúng tôi nhận thấy, ý nghĩa của câu chuyện không hoàn toàn ở nội dung câu trả lời cho những câu hỏi trên. Giá trị của việc nêu lên một không gian nghệ thuật nhƣ thế là ở sự khẳng định tầm vóc của con ngƣời sẽ xuất hiện. Và nhƣ vậy Vũ Thành hiện lên trong hoàn cảnh ấy là từ cái nhìn nghệ thuật và có lẽ phải soi chiếu dƣới cái nhìn nghệ thuật, nhân dân mới có thể truyền tải một cách sâu sắc quan điểm của mình về đức thánh trong tâm linh họ. Chỉ có lửa đỏ mới thử đƣợc vàng thau.

Xuất hiện trong hoàn cảnh trên, Vũ Thành toả sáng nhƣ một “Thiên thần”. Mảnh đất Biển Động, theo đó nhƣ linh thiêng hơn, ngàn đời mảnh đất ấy sẽ còn mãi nhắc tên ngƣời anh hùng.

Ngoài ba địa danh Cầu Sài, Cầu Chét, Biển Động, Lục ngạn còn có một thôn xóm mà cái tên cũng bắt nguồn từ một sự kiện gắn liền với Vũ Thành. Đó là thôn Hạ Mã (nay thuộc Phƣợng Sơn - Lục Ngạn).

Theo truyền thuyết, Hạ Mã có nghĩa là xuống ngựa nghỉ ngơi. Truyện kể rằng "Khi đi dẹp giặc, Vũ Thành không chỉ có thanh gươm thần với hai chữ Công Thành mà còn có Bạch mã có khả năng chạy ngàn dặm không mệt. Vũ Thành ngày thường đem quân hành trận, xong lại về thôn Hoa Lỗ, xuống ngựa nghỉ ngơi. Từ đấy, thôn Hoa Lỗ đổi thành thôn Hạ Mã. Người đời sau nhớ ơn ông , lập đền thờ ở thôn Hạ Mã để làm kỷ niệm, khách bộ hành qua cửa đền mà không xuống ngựa, xuống xe đều bị thổ huyết. Đền thật linh ứng" [63, tr9].

Nhƣ vậy, từ lịch sử, Vũ Thành đi vào truyền thuyết. Để rồi, từ truyền thuyết, ông trở về với cuộc đời, thật gần gũi mà cũng rất thiêng liêng, vừa đời thƣờng vừa lớn lao, kỳ vĩ. Theo xu hƣớng "địa phƣơng hoá", truyền thuyết đã gắn vào cuộc đời của Vũ Thành những câu chuyện lý giải nguồn gốc của một số địa danh và nhƣ thế, tên tuổi ngƣời anh hùng trở thành bất tử, trƣờng tồn cùng trời đất, cỏ cây. Điều đó cũng tạo nên sức sống mãnh liệt và lâu bền của hệ thống truyền thuyết về Vũ Thành.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang (Trang 54 - 57)